Ngày mai, giá xăng có thể giảm mạnh
Dù thị trường thế giới đi lên nhưng giá xăng trong nước tại kỳ điều chỉnh 1/4 vẫn có thể giảm mạnh nhờ vào việc giảm 50% thuế bảo vệ môi trường xăng dầu.
Giá xăng dầu thông thường được điều chỉnh vào 15h00 tại mỗi kỳ điều chỉnh. Tuy nhiên với việc Nghị quyết về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn chính thức có hiệu lực bắt đầu từ ngay mai, do đó kỳ điều chỉnh ngày 1/4 có thể sẽ được thực hiện sớm hơn.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã xác nhận điều này trong buổi họp báo thường kỳ vào chiều qua (30/3). Ông Hải nhấn mạnh việc điều chỉnh sớm hơn thông thường nhằm đảm bảo quyền lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp.
Dữ liệu từ Bộ Công Thương cho biết, giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore cập nhật đến ngày 28/3 với RON92 là 128,65 USD một thùng, RON95 là 132,48 USD một thùng, tăng 7-8% so với đợt điều chỉnh trước đó.
Video đang HOT
Tuy nhiên giá xăng trong kỳ điều chỉnh 1/4 vẫn có thể giảm mạnh nhờ việc giảm thuế môi trường xăng dầu. Thuế môi trường với xăng dầu bắt đầu giảm từ 1/4/2022 đến 31/12/2022. Sau giảm thuế này, mỗi lít xăng giảm tương ứng 2.200 đồng (gồm VAT) và giá dầu cũng được điều chỉnh 1.100 đồng.
Kết hợp việc giảm thuế và dữ liệu biến động giá thế giới, giá xăng trong nước tại kỳ điều chỉnh 1/4 được dự báo giảm khoảng hơn 1.000 đồng mỗi lít.
Nếu dự báo trên là chính xác, đây là lần thứ 2 liên tiếp giá xăng được điều chỉnh giảm. Trước đó trong kỳ điều chỉnh hôm 21/3, giá xăng dầu đã đồng loạt giảm: Xăng E5RON92 giảm 655 đồng/lít, xăng RON95-III giảm 632 đồng/lít, dầu diesel 0.05S giảm 1.635 đồng/lít, dầu hỏa giảm 1.673 đồng/lít, dầu mazut 180CST 3.5S giảm 564 đồng/kg.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết sau 3 tháng đầu năm, giá xăng dầu được điều chỉnh 7 đợt, làm cho giá xăng A95 tăng 5.900 đồng/lít; giá xăng E5 tăng 5.780 đồng/lít và giá dầu diezen tăng 6.060 đồng/lít. Bình quân quý I năm 2022, giá xăng dầu trong nước tăng 48,81% so với cùng kỳ năm trước.
Sau ngày 1.4, giá xăng giảm được bao nhiêu?
Thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng chính thức giảm 2.000 đồng/lít từ ngày 1.4, nhưng giá xăng theo tính toán sẽ giảm thấp hơn mức này, còn giá dầu có thể vẫn tăng.
Xăng giảm, dầu tăng?
Theo Bộ Công thương, giá xăng dầu thế giới mấy ngày gần đây có xu hướng tăng mạnh. Đặc biệt, có ngày giá xăng thành phẩm bình quân trên thị trường Singapore đối với xăng RON95 vọt lên 136,26 USD/thùng; xăng RON92 cập nhật đến ngày 25.3 về mức 125,96 USD/thùng, nhưng nguyên tuần trước cũng tăng hơn 4 - 6 USD/thùng. Tương tự, giá dầu diesel trong tuần qua tăng liên tục, có ngày leo lên mốc 148,96 USD/thùng.
Nhiều ý kiến cho rằng cần giảm thêm các loại thuế với xăng dầu để hỗ trợ giá trong nước giảm nữa. Ảnh NGỌC DƯƠNG
Cập nhật đến chiều qua 29.3, một lãnh đạo doanh nghiệp (DN) đầu mối xăng dầu phía nam tính toán, sau được giảm thuế bảo vệ môi trường (BVMT) 2.000 đồng/lít và chưa tính trích quỹ bình ổn, theo giá nhập khẩu, giá bán lẻ xăng tại kỳ điều hành tới (1.4) sẽ giảm khoảng 1.400 đồng/lít. Còn giá bán lẻ dầu diesel sau khi giảm thuế BVMT 1.000 đồng/lít, theo giá nhập khẩu vẫn tăng khoảng 1.000 đồng/lít (chưa trích quỹ bình ổn giá). Vị này phân tích sau khi trích lập quỹ bình ổn, giảm thuế BVMT, mức giảm tối đa các mặt hàng xăng tại kỳ điều hành tới vào khoảng 1.000 đồng/lít. Chiết khấu dành cho đơn vị bán lẻ cũng phải 300 - 500 đồng/lít thì họ mới "sống" được. Còn với dầu diesel, giá bán lẻ sau trích lập quỹ bình ổn giá sẽ tăng khoảng 600 đồng/lít. "Đó là tính toán của nhà kinh doanh. Còn phía Bộ Tài chính chắc chắn sẽ cân nhắc về mức trích và chi quỹ thế nào chưa biết được. Theo tôi, muốn cứu thị trường thì thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) với xăng dầu phải giảm nữa", vị này nói.
Phải tự chủ nguồn xăng dầu
Để người tiêu dùng có thể "thở phào" với giá xăng dầu, PGS-TS Phạm Thế Anh, Trường ĐH Kinh tế quốc dân (ĐH Quốc gia Hà Nội), cho rằng thuế TTĐB 10% đánh vào giá xăng nên được bỏ để hỗ trợ giá trong nước giảm nữa. Sắc thuế này chỉ nên đánh vào những hàng hóa, dịch vụ không khuyến khích, hàng hóa xa xỉ; trong khi xăng dầu là hàng hóa thiết yếu. Bên cạnh đó, việc giảm thuế GTGT 2% đối với xăng dầu cũng nên xem xét bởi nó nằm trong nhóm hàng hỗ trợ phục hồi kinh tế trong năm 2022. Việc giảm các loại thuế nói trên không ảnh hưởng lớn đến nguồn thu trong dài hạn, song có tác động ngay lập tức cho mức chi tiêu hằng ngày của người dân, từ đó kìm chế nguy cơ lạm phát. "Tỷ trọng thuế trong giá xăng dầu chiếm gần 40% là quá nặng cho người dân có thu nhập thấp", ông Anh nhấn mạnh. Quan điểm giảm thuế TTĐB với xăng cũng được các đại biểu Quốc hội nêu ra tại cuộc họp vừa qua.
PGS-TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) thì cho rằng mức giảm 50% thuế BVMT với mặt hàng xăng dầu trong bối cảnh hiện nay là nỗ lực không nhỏ của Chính phủ. Hiện tại, giá xăng dầu tại các nước đang tăng theo đà tăng giá của thế giới. Mức giảm thuế BVMT 2.000 đồng/lít xăng là mức giảm không thấp, nhưng giá xăng tại kỳ tới không thể giảm bằng mức đó được do giá dầu thế giới đang cao. Khách quan mà nói, việc giảm tiếp các loại thuế liên quan mặt hàng xăng dầu cũng chỉ là giải pháp tình thế nhưng hiệu quả sẽ không như mong đợi. Về thuế suất thuế TTĐB, VN đang đánh vào các mặt hàng hạn chế sử dụng từ 10 - 70%, mặt hàng xăng chịu thuế suất TTĐB thấp nhất là 10%, còn dầu không tính thuế này. "Nên nhớ, trong sản xuất, dầu được sử dụng là chủ yếu. Trong khi tại kỳ điều chỉnh giá lần tới, giá dầu trong nước theo dự báo vẫn tăng cho dù thuế BVMT giảm 1.000 đồng/lít. Như vậy, sản xuất sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng", ông Thịnh lưu ý.
Cũng theo PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, hiện thuế nhập khẩu xăng dầu từ Hàn Quốc là 0%, VN đang nhập khẩu lượng lớn nhiên liệu từ thị trường này. Theo Hiệp định thương mại tự do ASEAN (ATIGA), năm nay thuế nhập khẩu xăng dầu từ khối này là từ 5 - 7%, năm 2023 là dưới 5% và năm 2024 về 0%; còn thuế nhập khẩu dầu diesel trong khối này đã về 0% từ năm 2016. Trong bối cảnh giá dầu thế giới có những biến động khó lường, thuế nhập khẩu đang giảm dần, không nên kỳ vọng giá trong nước giảm sâu nhờ giảm thuế nhập khẩu nữa mà tìm giải pháp ở thế chủ động. Bởi hiện tại, sản phẩm lọc dầu trong nước đang chiếm 75% thị phần. PGS-TS Đinh Trọng Thịnh nói: "Vấn đề ở đây là làm việc với các nhà máy lọc dầu trong nước để tự chủ về giá cho bằng được. Điều hành xăng dầu mà chọn giải pháp giảm nguồn thu cho ngân sách là cách điều hành quá dễ. Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn chúng ta từng thỏa thuận giá bán phải cộng thêm 7% thuế nhập khẩu. Trong khi hiện tại thuế nhập khẩu từ ASEAN đến sang năm đã dưới 5%, còn nhập từ Hàn Quốc không đánh thuế này từ lâu. Đó là mức "cộng thêm bị hớ" mà ngành xăng dầu cần đàm phán lại với nhà đầu tư để bảo đảm giá cung cấp trong nước ổn định bền vững hơn. Chỉ có con đường tự chủ giá xăng dầu mới qua "ải" tăng giá liên tục của thế giới được".
Theo Bộ Công thương, với kịch bản khi giá dầu biến động mạnh lên 130 - 150 USD/thùng thì Bộ sẽ đề xuất tiếp tục giảm các loại thuế đối với xăng dầu như thuế BVMT, TTĐB, GTGT...
Giá xăng dầu hôm 21/3: Liệu có giảm trong kỳ điều chỉnh mới Cập nhật giá xăng dầu trong nước và thế giới mới nhất hôm nay 21/3. Cập nhật giá xăng dầu tại kỳ điều chỉnh mới nhất của Bộ Công Thương ngày 21/3 . Giá xăng dầu thế giới hôm nay 21/3 Các nước thành viên EU vẫn phải gấp rút tìm nguồn cung thay thế cho các sản phẩm năng lượng của Nga....