Ngày mai, bão số 13 đổ bộ Nam Trung bộ và Nam bộ
Áp thấp nhiệt đới đã vào biển Đông trở thành cơn bão số 13, dự báo đổ bộ Nam Trung bộ và Nam bộ; bão Haiyan (Hải Âu) dự báo đêm 8/11 sẽ vào biển Đông.
Bão số 13 di chuyển rất nhanh (Nguồn: TTDBKTTV)
Bão Haiyan mạnh cấp 11 nối tiếp bão số 13
Sáng nay 5/11, áp thấp nhiệt đới hoạt động ngoài khơi Thái Bình Dương đã vượt qua Philippines đi vào biển Đông. Trong ngày hôm nay, áp thấp này sẽ mạnh lên thành bão, trở thành cơn bão số 13hoạt động trong vùng biển Đông.
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương cho hay, lúc 13h, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,7 độ Vĩ Bắc; 116,8 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 290km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là từ 50 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển nhanh theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 km – 30km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 13h ngày 6/11, vị trí tâm bão ở khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 110,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển các tỉnh Phú Yên đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển nhanh theo hướng giữa Tây và Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được khoảng 25 – 30 km, đi vào đất liền các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ rồi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới sau mạnh lên thành bão, vùng biển quần đảo Trường Sa có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11.
Từ sáng mai (6/11), vùng biển các tỉnh từPhú Yên đến Bà Rịa – Vũng Tàu gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, sau tăng lên cấp 8, cấp 9, giật cấp 10, cấp 11. Biển động rất mạnh.
Từ chiều mai, khu vực các tỉnhnam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Ngoài ra, hiện nay trên khu vực biển Thái Bình Dương một cơn bão mạnh đang hoạt động và có tên quốc tế là Haiyan (tên do Trung Quốc đề cử có nghĩa là Hải Âu). Hồi 13h, bão ở khoảng 6,5 độ Vĩ Bắc; 144,6 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Dự báo bão Haiyan sẽ di chuyển nhanh theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 25km một giờ và còn tiếp tục mạnh thêm. Khoảng chiều và đêm 8/11, cơn bão này có khả năng đi vào Biển Đông.
Video đang HOT
Tình huống nguy hiểm: bão vào Nam Trung bộ và Nam bộ
Tình huống bão đi vào khu vực các tỉnh Nam Trung bộ và Nam bộ như dự báo về đường đi của cơn bão số 13 như trên là rất hiếm gặp và nguy hiểm.
Ông Vũ Anh Tuấn, Trưởng phòng Dự báo hạn ngắn, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương nhận định: “Hiện, bão di chuyển rất nhanh, khoảng 30km/hm. Khi bão di chuyển nhanh thông thường đường đi không phức tạp lắm. Song, do bão đi chếch xuống phía Nam, khu vực biển này rất khó để dự báo cường độ bão, phức tạp do đường dẫn bão không ổn định”.
Ông Tuấn bày tỏ: “Những người làm công tác dự báo, phòng chống thiên tai như chúng tôi cũng rất sợ bão vào khu vực phía Nam”. Khu vực Nam trung bộ và Nam bộ có mật độ dân cư lớn, nhà cửa không kiên cố như miền Bắc, miền Trung nên bão vào rất nguy hiểm.
Sức gió của bão số 13 có thể giật không mạnh như bão số 10 hay 11 vừa qua nhưng dự báo, bão sẽ quét qua một vùng rộng, gây mưa ở khu vực Nam bộ, Tây Nguyên và thậm chí ra đến Quảng Ngãi.
Ngoài ra, sau khi sang Vịnh Thái Lan ra Ấn Độ Dương, nhiều khả năng bão sẽ lại mạnh trở lại. Vì vậy, tàu thuyền hoạt động ở khu vực quần đảo Trường Sa nên di chuyển vào bờ hoặc nhích ra Bắc, không nên di chuyển về phía Vịnh Thái Lan.
Ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn trung ương cũng lo ngại, vì hai cơn bão dồn dập (bão số 13 và bão Haiyan), nên Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương phải hết sức lưu ý về việc hướng dẫn tàu thuyền di chuyển tránh bão bởi nếu mải tránh bão số 13 mà di chuyển ngược ra Bắc thì không khác nào ngồi đợi bão số 14 đổ bộ.
Đã kêu gọi gần 80.000 tàu thuyền tránh bão
Cơ quan thường trực Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho hay, tính đến sáng nay (5/11) đã thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho gần 80.000 phương tiện với hơn 352.000 người biết diễn biến của bão để chủ động di chuyển phòng tránh.
Cụ thể, hoạt động ở khu vực giữa biển Đông và quần đảo Trường Sa (từ Bắc vĩ tuyến 8 đến Nam vĩ tuyến 15) có hơn 1.000 phương tiện với 13.205 lao động thuộc các tỉnnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận. Trong đó có 127 tàu với 1.379 người của Bình Định xin được vào trú tránh bão ở vùng biển đảo Malaysia.
Hoạt động ven bờ và neo đậu tại các bến từ Đà Nẵng đến Bà Rịa – Vũng Tàu có hơn 52.400 phương tiện với 241.568 người. Còn lại là các tàu hoạt động ở khu vực khác và neo đậu tại các bến.
Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão trung ương cũng cho hay, ngay sau khi nhận được thông tin của Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Bình Định về đề nghị cho 127 tàu của Bình Định xin tránh trú ở vùng biển Malaysia vào tối ngày 4/11/2013, Văn phòng Ban chỉ đạo đã liên lạc và fax chuyển kèm theo danh sách cụ thể của các tàu thuyền cho Thường trực Phòng chống lụt bão của Bộ Ngoại giao. Bộ Ngoại giao đã liên hệ trực tiếp với phía Malaysia và đề nghị tạo điều kiện cho tàu thuyền của Việt Nam tránh trú bão.
Theo Xahoi
Bão dồn dập, phá vỡ kỷ lục 49 năm qua
Năm 1964, có 16 cơn bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trong vùng biển Đông, nhưng chưa hết năm 2013 đã có 17 cơn bão và ATNĐ, phá vỡ kỷ lục trong 49 năm qua.
Năm 2013, người dân hứng chịu nhiều cơn bão có sức tàn phá mạnh - Ảnh: Trương Quang Nam
Ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư nhận định như trên tại cuộc gặp gỡ và cung cấp thông tin về bão số 13 vào trưa 5.11.
Bão dồn dập vào biển Đông
Ông Hải cho biết, sáng nay 5.11, ATNĐ hoạt động ngoài khơi Thái Bình Dương đã vượt qua vùng biển Philippines đi vào biển Đông, đang mạnh lên thành cơn bão số 13.
Ngay sau cơn bão này, các cơ quan khí tượng quốc tế đã ghi nhận bão Haiyan - Hải Âu (do Trung Quốc đề xuất - PV) đang di chuyển với tốc độ nhanh. Dự báo đến ngày 9.11, cơn bão này sẽ vào biển Đông và hình thành cơn bão số 14.
Ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư
Ngay sau cơn bão này, các cơ quan khí tượng quốc tế đã ghi nhận bão Haiyan - Hải Âu (do Trung Quốc đề xuất - PV) đang di chuyển với tốc độ nhanh. Dự báo đến ngày 9.11, cơn bão này sẽ vào biển Đông và hình thành cơn bão số 14.
Ông Hải bày tỏ lo ngại, 2 cơn bão dồn dập sẽ gây không ít khó khăn cho công tác hướng dẫn tàu thuyền.
Theo ông Hải, thông thường một năm biển Đông chỉ có từ 10-11 cơn bão, nhưng năm nay đã có 13 cơn bão và 4 ATNĐ.
Kỷ lục số cơn bão và ATNĐ vào biển Đông được xác lập vào năm 1964. Ngành khí tượng khi đó ghi nhận có tất cả 16 cơn bão và ATNĐ. Thời điểm ấy, dự báo của Việt Nam chưa phân biệt được bão hay ATNĐ nên gọi chung là bão.
Đến nay, dù chưa hết năm 2013 nhưng đã ghi nhận 17 cơn bão và ATNĐ, chưa kể bão Haiyan sẽ vào biển Đông trong những ngày tới. Con số này đã phá vỡ kỷ lục trong 49 năm qua.
Ngoài ra, số cơn bão mạnh với cấp 12 trở lên đi vào nước ta thông thường chỉ có 1 cơn/năm nhưng năm nay đã có 2 cơn, bão số 10 và 11.
Ông Lê Thanh Hải cũng cho biết, khu vực biển tây bắc Thái Bình Dương năm nay cũng có kỷ lục mới với 31 cơn bão và ATNĐ (còn 2 tháng nữa mới hết năm) trong khi trung bình mọi năm chỉ khoảng 28 cơn bão và ATNĐ.
Lo ngại bão đi vào phía nam
Thông tin về cơn bão số 13 đang hình thành từ ATNĐ, Trưởng phòng Dự báo hạn ngắn, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, ông Vũ Anh Tuấn, cho biết bão có tốc độ di chuyển nhanh khoảng 30 km/giờ.
Thông thường bão di chuyển nhanh thì đường đi không phức tạp. Hiện tại, bão đang có xu hướng chếch về phía nam. Biển trong khu vực này có đường dẫn không ổn định nên rất khó dự báo cường độ, sự phức tạp của bão.
Theo dự báo, nhiều khả năng bão số 13 đi vào nam Trung bộ và Nam bộ. Đây là khu vực có dân cư đông, nhà cửa không kiên cố như ở miền Trung nên bão vào sẽ rất nguy hiểm.
Theo ông Tuấn, sức gió giật trong bão số 13 có thể không mạnh bằng bão số 10, 11 nhưng nó sẽ quét qua vùng địa hình rộng, gây mưa cục bộ ở khu vực Nam bộ, Tây nguyên, thậm chí kéo ra đến Quảng Ngãi.
Không loại trừ khả năng, bão số 13 sau khi sang vịnh Thái Lan ra Ấn Độ Dương sẽ mạnh trở lại. Tàu thuyền trong khu vực quần đảo Trường Sa nên di chuyển vào bờ hoặc nhích ra phía bắc, không nên di chuyển vào vịnh Thái Lan.
Theo TNO
Lượng bão, áp thấp vượt kỷ lục trong năm 2013 Nếu năm 1964 có 16 cơn bão, áp thấp nhiệt đới thì năm nay con số này có thể lên tới 18. Biển Đông được dự báo sẽ đón bão kép trong những ngày tới. "Mùa bão năm nay thật đặc biệt", ông Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương nói. Theo ông...