Ngày mai (4/4), Tòa Hà Nội xin lỗi người bị kết án oan
Bị TAND TP Hà Nội kết án oan, sau đó được TAND Tối cao tuyên vô tội nhưng phải mất đến hơn 10 năm chờ đợi, ngày mai (4/4), ông Phạm Đức Bình mới chính thức được công khai xin lỗi.
(ảnh minh họa).
“Bị án oan” – ông Phạm Đức Bình (SN 1956, ở phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm) được TAND TP Hà Nội xin lỗi công khai theo tinh thần Nghị quyết 388 của Ủy ban thường vụ Quốc Hội về những người bị các cơ quan tố tụng “gây” oan sai.
Trước đó, năm 1992, ông Bình được lãnh đạo cty bổ nhiệm Cửa hàng trưởng Cửa hàng dịch vụ tổng hợp và tiêu thụ sản phẩm, thuộc Cty cơ giới và xây lắp. Đến năm 1997, Cty cho dừng hoạt động kinh doanh của cửa hàng, do phát hiện làm ăn thua lỗ.
Đến tháng 11/1997, công ty tiến hành thanh tra hoạt động kinh doanh của Cửa hàng dịch vụ tổng hợp và tiêu thụ sản phẩm. Sau đó, đại diện công ty kết luận, ông Bình đã nhiều lần nhận tiền tạm ứng của Xí nghiệp Sản xuất vật liệu xây dựng với số tiền là 71 triệu đồng nhưng chỉ chứng minh sử dụng hợp lệ 30 triệu đồng.
Ngoài ra, theo kết quả điều tra, cũng trong năm 1997, cửa hàng do ông Bình quản lý đã mua hàng của 3 đơn vị, số tiền hơn 220 triệu đồng, mới thanh toán được 41 triệu, còn lại hơn 179 triệu chưa thanh toán, ông Bình không hiểu vì sao thất thoát.
Bản án sơ thẩm khẳng định tài liệu điều tra không thể hiện ông Bình chiếm đoạt, cũng không chứng minh ai đã chiếm đoạt số tiền đó, như vậy chỉ có thể ông Bình đã sử dụng số tiền nói trên vào việc khác mà không trả cho các đơn vị đã bán hàng cho ông Bình.
Video đang HOT
Trên cơ sở đó, ông Bình đã bị Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 30 tháng tù cho cả 2 tội danh “Tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa” và “Sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa.”
Quá trình xét xử, ông Bình luôn kêu oan và cho rằng mình vô tội. Sau phiên tòa sơ thẩm, ông Bình đã làm đơn kháng án lên cấp phúc thẩm. Ngày 5/1/2001, Tòa phúc thẩm, Tòa án Nhân dân Tối cao tại Hà Nội đã xem xét toàn bộ bản án sơ thẩm.
Với những chứng cứ thuyết phục, HĐXX phúc thẩm TAND Tối cao đã quyết định tuyên hủy bản án sơ thẩm do Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội xét xử ngày 16/3/2000, tuyên bố ông Phạm Đức Bình không phạm tội “Tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa” và “Sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa” đồng thời Tòa cấp phúc thẩm cũng ra quyết định đình chỉ vụ án hình sự đối với ông Bình.
Tuấn Hợp
Theo Dantri
Bộ trưởng Thăng: Loại ngay nhà đầu tư "tay không bắt giặc"
"Những nhà thầu, nhà đầu tư không đủ năng lực, chỉ tham gia xí phần và "tay không bắt giặc" phải kiên quyết loại bỏ ngay khỏi dự án. Các Ban QLDA được toàn quyền quyết định. Bộ GTVT sẽ không can thiệp. Chỉ có như vậy công trình mới có thể đảm bảo tiến độ và chất lượng".
Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng tại hội nghị giao ban quý I, triển khai nhiệm vụ quý II ngành GTVT hôm qua (2/4).
Xử lý nghiêm nhà thầu, chủ đầu tư yếu kém
Báo cáo về tình hình thực hiện các dự án BOT, BT, và PPP, ông Nguyễn Danh Huy, Vụ trưởng - Trưởng ban PPP (Bộ GTVT) cho biết: Theo kế hoạch, năm 2014 sẽ huy động ngoài ngân sách dự kiến là 32 nghìn tỷ cho phát triển kết cấu hạ tầng. Đến nay, số vốn huy động là 14.786 tỷ đồng, đạt 46,2%. Tuy nhiên, hiện vẫn có một số dự án giải ngân chậm. Lý do chủ yếu do chậm ký hợp đồng tín dụng, năng lực tổ chức triển khai dự án kém, chưa phối hợp tốt với địa phương trong công tác GPMB".
Nói về những tồn tại dẫn đến tốc độ giải ngân chậm ông Huy cho rằng, việc giải ngân Quý I/2014 chỉ mới đạt 13,9% so với yêu cầu 25% do một số nguyên nhân khách quan như: Chậm ký hợp đồng tín dụng, điều kiện thời tiết trong những tháng qua không thuận lợi. Tuy nhiên, trong số những nguyên nhân còn lại chủ yếu do chủ quan như: Năng lực tổ chức triển khai dự án kém, chưa phối hợp tốt với địa phương trong công tác GPMB.
Cũng nói về những vướng mắc khi triển khai dự án, ông Lê Ngọc Hoa - Tổng Giám đốc Tổng công ty XDCTGT4 (Cienco4) cho biết: "Hiện Cienco4 tham gia 6 gói thầu và một dự án BOT mở rộng QL1. Các dự án đều thuận lợi trong GPMB nhưng chỉ có 2 gói thầu 7 và 9 qua xã Quảng Chính, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa). Nếu không có sự tháo gỡ, làm việc của Ban QLDA với chính quyền thì khó hoàn thành theo đúng tiến độ".
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng, năm 2014, ngành GTVT phải giải ngân một lượng vốn khổng lồ lên đến gần 80.000 tỷ đồng. Quý I dù có tháng nghỉ Tết và điều kiện thời tiết bất lợi nhưng toàn ngành đã giải ngân được 21%. Chính phủ và nhân dân đánh giá cao về những công trình mà ngành GTVT đã đưa vào khai thác.
Mặc dù vậy, bên cạnh nhiều dự án triển khai tốt vẫn còn không ít công trình trì trệ, nhà thầu yếu kém, GPMB chậm. Bộ trưởng thẳng thắn phê bình các nhà đầu tư, ban QLDA, nhà thầu chưa triển khai tích cực. "Những nhà thầu, nhà đầu tư không đủ năng lực, chỉ tham gia xí phần và "tay không bắt giặc" phải kiên quyết loại bỏ ngay khỏi dự án. Các Ban QLDA được toàn quyền quyết định. Bộ GTVT sẽ không can thiệp. Chỉ có như vậy công trình mới có thể đảm bảo tiến độ và chất lượng" - Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng yêu cầu: Trong Quý II/2014, công tác phối hợp giữa chủ đầu tư - ban QLDA - nhà thầu - địa phương phải vào cuộc tích cực trong công tác GPMB. Dù GPMB giao cho các địa phương nhưng tất cả cùng phải xắn tay vào làm vì mục tiêu chung của dự án. Nếu các Ban QLDA, các nhà thầu trực tiếp cùng địa phương vào cuộc chắc chắn tiến độ GPMB sẽ khác.
Đêm cũng phải cân xe
Báo cáo về chiến dịch kiểm soát tải trọng xe đang được thực hiện trên phạm vi cả nước, ông Khuất Việt Hùng - Vụ trưởng Vụ Vận tải cho biết: Với sự ra quân của 53 địa phương và 8 đoàn kiểm tra của Tổng cục Đường bộ VN, tâm lý của nhiều lái xe tải là nằm im nghe ngóng.
"Vấn đề hiện nay là liệu chúng ta có quyết tâm làm hay không, có làm đến cùng hay không hay cũng chỉ ra quân một vài ngày rồi thôi. Nếu quyết tâm thì phải kết nối bằng một loạt các phương thức khác một cách đồng bộ nếu không giá cước vận tải sẽ đồng loạt tăng lên" - ông Hùng nói.
Nhận định về chiến dịch kiểm soát tải trọng xe, Bộ trưởng cho biết, kiểm soát tải trọng xe chưa đạt hiệu quả, xe quá tải vẫn nhơn nhơn dù chúng ta làm rất quyết liệt. Nguyên nhân là do việc xử phạt chưa nghiêm. Bên cạnh đó, phải tập trung chủ đề siết chặt quản lý vận tải, giám sát tải trọng xe. Phải làm thường xuyên liên tục, thậm chí trực 3 ca, không thể để đêm không có trạm cân nên xe quá tải lại đua nhau ùn ùn chạy.
"Chúng ta rất xót ruột về xe quá tải trọng. Một xe chở mấy chục tấn đi vào cầu 18 tấn làm gì chẳng sập. Phải làm nghiêm, đặc biệt lưu ý chuyện tiêu cực đối với các trạm cân. Tôi đi trên đường Nội Bài - Lào Cai vẫn thấy đầy xe quá tải chạy. Gắn trách nhiệm Tổng cục ĐBVN với địa phương để xử lý việc này" - Bộ trưởng yêu cầu và chỉ đạo: "Phải kiểm soát tải trọng xe 24/24h, không thể chỉ làm một vài ngày mà phải liên tục trong nhiều tháng xem lái xe còn nghe ngóng và thi gan được không. Bằng mọi cách không được để xe quá tải và xe vua lọt qua trạm cân...".
Không đột phá, giao thông sao đi trước được
Cũng tại hội nghị giao ban, nhiều vấn đề nóng của ngành GTVT cũng được Bộ trưởng chỉ đạo sát sao. Nói về công tác xây dựng thể chế chính sách, người đứng đầu ngành GTVT cho rằng, việc làm này xuất phát từ yêu cầu cuộc sống của người dân. Bộ đã kịp thời xây dựng, bổ sung nhiều văn bản quy phạm pháp luật đạt chất lượng tốt, hiệu lực cao. Tuy nhiên, việc làm này vẫn rất thụ động.
"Giao thông phải đi trước một bước, nhưng không có sự đột phá trong xây dựng thể chế chính sách thì làm sao đi trước mở đường để đất nước phát triển được" - Bộ trưởng nói.
Theo Đức Thắng - Tiến Mạnh
Báo GTVT
Liên tiếp cháy nhà do... nắng nóng Chỉ trong vòng ba ngày cuối tháng 3, trên địa bàn TPHCM liên tục xảy ra 5 vụ cháy lớn gây thiệt hại về người và tài sản. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng như hiện nay, chỉ cần một bất cẩn nhỏ cũng dễ gây ra các vụ cháy lớn. Hiện TPHCM bước vào mùa khô hanh với nhiều ngày liền...