Ngày lịch sử 1 tỷ USD, Việt Nam ghi kỷ lục chưa từng có
Lần đầu tiên trong lịch sử, thị trường chứng khoán Việt Nam ghi nhận một phiên giao dịch có giá trị 1 tỷ USD. Dòng vốn ngoại vẫn đổ vào thị trường và là điểm tựa cho các cổ phiếu có triển vọng dài hạn tốt.
Ngày lịch sử: 1 tỷ USD
Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam chứng kiến một phiên giao dịch chưa từng có, lần đầu tiên trong lịch sử giá trị giao dịch vượt ngưỡng 1 tỷ USD.
Thanh khoản trong phiên giao dịch 15/6/2020 tăng đột biến, với tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường đạt hơn 24 ngàn tỷ đồng (hơn 1 tỷ USD). Trong đó, cổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes của tỷ phú Phạm Nhật Vượng ghi nhận gần 202 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 15 ngàn tỷ đồng được chuyển nhượng trong phiên.
Trước đó, thị trường cũng từng ghi nhận phiên giao dịch ngày 7/11/2017 đạt gần 20,5 ngàn tỷ đồng, trong đó có giao dịch thỏa thuận 16 ngàn tỷ đồng cổ phiếu Vincom Retail (VRE). Dòng tiền quốc tế tham gia tích cực trong phiên này.
Trong phiên 15/6/2020, giao dịch đột biến cổ phiếu Vinhomes là từ thỏa thuận của khối ngoại vào cuối phiên giao dịch, bắt đầu từ sau 14h40 cho tới 14h45, với mức giá bằng với giá tham chiếu: 75.000 đồng/cp.
Trên thị trường, cổ phiếu Vinhomes khớp lệnh ở mức giảm 5.000 đồng/cp, xuống 70.000 đồng/cp. Cú giao dịch vào phút chót khiến nhiều nhà đầu tư cảm thấy tiếc khi đã bán ra cổ phiếu này.
Mặc dù giao dịch đạt kỷ lục mới, nhưng thị trường đóng cửa giảm mạnh. Chỉ số VN-Index mất hơn 31 điểm trong phiên đầu tuần với hàng loạt các mã blue-chips giảm mạnh như Vingroup, Vinhomes, Bảo Việt, Vinamilk, Masan, Vietinbannk, VPBank, MBBank…
Cổ phiếu Việt Nam giảm mạnh nhưng khối ngoại tăng mạnh giao dịch.
Nhiều mã midcap như Coteccons, SSI, HCM, VCI,… giảm sàn, không còn dư mua. TTCK Việt Nam tiếp tục chịu áp lực bán ra sau khi hồi phục nhẹ cuối tuần trước.
Theo ông Lê Quang Trí – Giám đốc khối kinh doanh của CTCP Chứng khoán Trí Việt (TVB), thị trường giảm mạnh sau một chu kỳ tăng dài (tăng khoảng 20%) là bình thường. Giao dịch lớn trong phiên chủ yếu là thông qua thỏa thuận, nhưng nếu trừ giao dịch thỏa thuận ra, thì giá trị giao dịch trên sàn qua khớp lệnh vẫn đạt khoảng 7,5 ngàn tỷ đồng, một con số khá lớn.
Ông Huỳnh Minh Tuấn, Giám đốc môi giới CTCK Mirae Asset, cũng cho rằng, thị trường lên rồi xuống là dễ hiểu. Bên cạnh đó, TTCK Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường thế giới, với nỗi lo về một làn sóng dịch Covid-19 thứ hai và sự e ngại về kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp có thể tiêu cực.
Tuy nhiên, ông Lê Quang Trí nhìn nhận, sự gia tăng về giá trị giao dịch gần đây cho thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tới TTCK. Số lượng tài khoản mở mới tăng vọt trong vài tháng qua.
Các nhà đầu tư ngoại gia tăng mua vào ở nhiều cổ phiếu chủ chốt trên sàn. Giao dịch 15 ngàn tỷ đồng cổ phiếu Vinhomes cho thấy điều này.
Video đang HOT
Trong tháng 5, Masan Group được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với giá trị 2.367 tỷ đồng. Vinamilk cũng được khối ngoại mua ròng hơn 820 tỷ đồng; Vietcombank gần 700 tỷ đồng; VPBank hơn 400 tỷ đồng; Petrolimex hơn 115 tỷ đồng…
Triển vọng tươi sáng
Ông Lê Quang Trí nhận định, triển vọng ngắn và trung hạn của thị trường khá tốt, hơn thế thị trường chứng khoán luôn có cơ hội cho các nhà đầu tư.
Thị trường có thể chứng kiến thêm một vài phiên điều chỉnh trước khi tăng trở lại nửa cuối tháng 6, dù mức tăng không mạnh như giai đoạn từ cuối tháng 3 tới gần cuối tháng 5. Thị trường có thể tăng dần đi lên trước khi chịu áp lực giảm trong tháng 7.
Thế giới đánh cược kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục nhanh.
Gần đây, CTCK Yuanta Việt Nam dự báo, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục và chỉ số VN-Index ở kịch bản tốt đẹp có cơ hội hướng thẳng lên vùng 990 điểm. Dòng vốn ngoại vẫn đang vào Việt Nam. Tình hình sản xuất các doanh nghiệp trên sàn khó để tăng trưởng mạnh nhưng sẽ hồi phục dần trong những tháng tiếp theo.
Yuanta đánh giá làn sóng cơ cấu lại chuỗi cung ứng toàn cầu với xu hướng dịch chuyển các nhà máy sản xuất khỏi Trung Quốc và Việt Nam là một trong những điểm đến nổi bật. Chính phủ Việt Nam cũng đã chuẩn bị nhiều cơ chế, chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam.
Việc đẩy mạnh đầu tư công, chuẩn bị những cơ sở vật chất về đường xá, khu công nghiệp, sân bay,… không chỉ là động lực giúp tăng trưởng kinh tế mà còn là yếu tố giúp thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tới Việt Nam.
Việt Nam gần đây đã có Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị về định hướng thu hút vốn FDI. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập Tổ công tác đặc biệt để đón làn sóng đầu tư nước ngoài mới theo hướng hút dòng vốn FDI có công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghệ tiên tiến theo xu thế cuộc cách mạng 4.0.
Trên thế giới, giới đầu tư lo ngại một làn sóng dịch Covid thứ 2. Nếu điều này xảy ra, sự suy giảm của kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam. Tuy nhiên, triển vọng kinh tế Việt Nam không u ám như đa phần các nền kinh tế khác.
Dòng vốn ngoại vẫn đổ mạnh vào Việt Nam.
Theo Financial Times, sau đại dịch, du lịch đến các quốc gia an toàn sẽ tăng trưởng. Bangkok, Hà Nội và TP.HCM đang dần sôi động trở lại sau khi dỡ bỏ các biện pháp giãn cách xã hội.
Việt Nam thậm chí có lợi thế hơn Thái Lan trong việc phát triển kinh tế. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm nay, trong khi Thái Lan dự báo suy giảm từ 5-6%.
Việt Nam cũng được đánh giá là hình mẫu đi đầu trong phòng chống dịch và vẫn nổi lên là nước dẫn đầu về tốc độ phát triển kinh tế.
Tờ Times of India của Ấn Độ vừa có bài viết cho rằng, Việt Nam như một ngôi sao đang lên và thế giới đang đánh cược vào triển vọng tốt đẹp của nền kinh tế Việt Nam. Các tập đoàn đa quốc gia xem Việt Nam là một điểm đến trong kế hoạch tái sắp xếp lại chuỗi cung ứng toàn cầu đặt tại Trung Quốc. Ấn Độ cũng tập trung thu hút các tập đoàn này nhưng kém lợi thế do chưa thực sự kiểm soát được dịch Covid-19 khi số ca nhiễm vẫn đứng thứ 4 thế giới. Việt Nam không có trường hợp nào tử vong trong đại dịch, điều này thực sự làm vững tâm các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo Times of India, Việt Nam đang tăng tốc guồng máy kinh tế và đã tái khởi động du lịch nội địa. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ đạt 2,7% trong khi dự báo của Ngân hàng Thế giới (WB) lên tới 4,9%, cao hơn nhiều so với các nước khác trong khu vực.
Các dự báo trong nước cũng khá lạc quan. Theo một nghiên cứu của Đại học Kinh tế Quốc dân, tăng trưởng kinh tế Việt Nam ước đạt 4,8%, nếu nỗ lực có thể đạt 5,2% như mục tiêu Chính phủ đề ra.
Thu hút và giải ngân vốn FDI lập "đỉnh" mới
Một điểm sáng của nền kinh tế trong năm 2019, đó là cả thu hút và giải ngân vốn đầu tư nước ngoài đều rất tích cực. Vốn đăng ký đạt đỉnh trong vòng 10 năm trở lại đây - đạt 38 tỷ USD, còn vốn giải ngân thiết lập kỷ lục mới, với 20,38 tỷ USD.
Thu hút đầu tư nước ngoài chính là một điểm sáng của nền kinh tế trong năm 2019. Trong ảnh: Nhà máy của USM (Nhật Bản) tại Hà Nam. Ảnh: Đức Thanh
"Đỉnh" mới được thiết lập
Một điều chắc chắn, thu hút đầu tư nước ngoài chính là một điểm sáng của nền kinh tế trong năm 2019. Báo cáo vừa được Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) công bố, năm 2019, vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 38,02 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm ngoái. Trong đó, vốn đăng ký mới là 16,75 tỷ USD, vốn tăng thêm là 5,8 tỷ USD, còn vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần là 15,47 tỷ USD.
Nhìn lại tình hình thu hút đầu tư nước ngoài thời gian qua, có thể nói, con số trên 38 tỷ USD là rất đáng ghi nhận. Năm 2008, sau 1 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng vọt, đạt 72 tỷ USD. Đây là kỷ lục rất khó để "xô đổ".
Năm đó, rất nhiều dự án tỷ USD được cấp chứng nhận đầu tư. Chẳng hạn, Dự án Thép Vinashin - Lion (Malaysia), 9,8 tỷ USD; Liên hợp Thép Formosa, 7,9 tỷ USD; Lọc dầu Nghi Sơn, 6,2 tỷ USD; Dự án New City 4,3 tỷ USD... Nhưng không ít dự án trong số này là dự án ảo, sau đó không lâu thì "đứt gánh giữa đường". Bởi thế, sau này, ngay cả cơ quan quản lý về đầu tư nước ngoài cũng rất ít nhắc đến kỷ lục của năm 2008 như một thành tựu rất đáng ghi nhận.
Nếu bỏ kỷ lục 72 tỷ USD của năm 2008 sang một bên, thì con số 38 tỷ USD chính là "đỉnh" mới. Đây là con số cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Hơn nữa, xu hướng đầu tư những năm gần đây cho thấy, đây đều là các dự án "thật", ít có chuyện đăng ký dự án "ảo" như những năm trước đây.
Nhưng quan trọng hơn cả, theo Cục Đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giải ngân năm 2019 đạt 20,38 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm 2018. Đây là con số kỷ lục, mà trong hơn 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam mới có thể có được. Nếu như khoảng 10 năm trước, giải ngân vốn FDI chỉ quay quanh con số khoảng 10 tỷ USD, thì nay lần đầu tiên, đã chạm ngưỡng 20 tỷ USD.
"Đây là khoản tiền vào túi thật của nền kinh tế, nên rất có ý nghĩa", ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài nói và khẳng định, đây chính là một điểm sáng của thu hút đầu tư nước ngoài trong năm nay.
"Trong bối cảnh suy giảm chung của dòng FDI toàn cầu, việc Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng vốn thực hiện là thành quả đáng khích lệ", Cục Đầu tư nước ngoài khẳng định.
Định hình xu hướng mới
Nhìn lại tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2019, có thể thấy, xu hướng đầu tư mới được định hình khá rõ. Đó là đầu tư qua góp vốn, mua cổ phần đang tăng rất mạnh.
Năm 2019, trong tổng vốn đầu tư trên 38 tỷ USD, vốn FDI chỉ là 22,55 tỷ USD. Phần còn lại là của vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần, qua mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A). Thực tế, ngoài vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần tăng 56,4% so với năm 2018, thì cả vốn cấp mới và tăng thêm đều thấp hơn so với năm trước. Chính sự gia tăng mạnh mẽ của đầu tư qua góp vốn, mua cổ phần đã "kéo" đầu tư nước ngoài tăng 7,2% so với năm trước.
Thừa nhận xu hướng này, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần đang tăng mạnh trong những năm gần đây và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, năm 2017, đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần chiếm 17,2% tổng vốn đăng ký; năm 2018 chiếm 27,9% tổng vốn đăng ký; còn năm nay, đã tăng lên 40,7%.
Xu hướng lớn đến nỗi, ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài cho rằng, đã đến lúc cần có chính sách "nắn dòng" vốn ngoại, theo hình thức FDI hay M&A.
"Cần đánh giá toàn diện kết quả thu hút đầu tư nước ngoài năm 2019, nhất là qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, xem xét các thương vụ M&A lớn để thấy rõ mặt được, chưa được, từ đó rút ra bài học về quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài giai đoạn tới", ông Phan Hữu Thắng bày tỏ quan điểm.
Thu hút và cả giải ngân vốn đầu tư nước ngoài là rất tích cực trong năm 2019. Tuy nhiên, báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho thấy, vẫn còn nhiều điều đáng chú ý. Chẳng hạn, quy mô dự án FDI đăng ký mới đang có xu hướng giảm xuống, chỉ còn 4,3 triệu USD, so với mức 5,9 triệu USD của năm ngoái.
Ngay cả các dự án tăng thêm cũng vậy. Trong năm 2019, quy mô điều chỉnh vốn của các dự án khá nhỏ, bình quân chỉ 4,2 triệu USD/lượt điều chỉnh, nhỏ hơn mức bình quân của năm 2018 là 6,5 triệu USD/lượt điều chỉnh.
Và một điểm khác, dù vốn FDI giải ngân là kỷ lục, song theo Cục Đầu tư nước ngoài, đã xuất hiện xu hướng giảm tốc. Năm 2017, vốn FDI thực hiện tăng 10,7% so với năm 2016, năm 2018 tăng 9,1% so với năm 2017, nhưng năm nay chỉ còn tăng 6,7% so với năm ngoái. Đây là xu hướng rất đáng chú ý.
Một số dự án FDI quy mô lớn được cấp chứng nhận đầu tư và điều chỉnh năm 2019
Dự án góp vốn, mua cổ phần của Beerco Limited (Hồng Kông) vào Công ty TNHH Vietnam Beverage, giá trị vốn góp 3,85 tỷ USD.
Dự án Công ty TNHH Techtronic Tools (Hồng Kông), tổng vốn đầu tư đăng ký 650 triệu USD, tại TP.HCM.
Dự án Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng -Trường đua ngựa (Hàn Quốc), tổng vốn đầu tư đăng ký 420 triệu USD tại Hà Nội.
Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 410 triệu USD.
Dự án Công ty TNHH Wanna Explore Travel (Ai Cập), tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD tại TP.HCM, để thực hiện dịch vụ lữ hành.
Nguyên Đức
Theo baodautu.vn
VHM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng giao dịch 'khủng', thanh khoản thị trường chạm mốc 1 tỷ USD Thanh khoản thị trường đạt kỷ lục đến hơn 1 tỷ USD ngay trong phiên đầu tuần trong khi thị trường giảm hơn 31 điểm. Kết phiên giao dịch 15/6, chỉ số VN-Index giảm hơn 31 điểm (-3,6%) xuống 832,47 điểm; HNX-Index giảm 2,64% về còn 113,82 điểm và UPCoM-Index cũng giảm 0,73% về 55,94 điểm. Đáng chú ý, thanh khoản trên sàn...