Ngay khi Hiệp định INF mất hiệu lực, Mỹ hồi sinh vũ khí thời Chiến Tranh Lạnh
Văn phòng quản lý các dự án nghiên cứu tiên tiến (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ bắt đầu nghiên cứu khả năng phát triển vũ khí “thông minh”, có thể tiêu diệt hàng loạt lực lượng tấn công của kẻ thù và giành thời gian để quân đội Mỹ điều chuyển lực lượng tiếp viện đến vùng chiến sự thuộc châu Âu hoặc châu Á.
Máy bay ném bom chiến lược B-52H, phương tiện mang của vũ khí mới. Ảnh minh họa: trang web DARPA.
Chương trình vũ khí được đặt tên là Assault Breaker II (nghĩa đen – Bẻ gãy cuộc tấn công II), là sự hồi phục lại dự án vũ khí “thông minh” được phát triển trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh. Lúc đó, Mỹ đã đưa ra khái niệm một loại vũ khí, được sử dụng để ngăn chặn các đơn vị tăng, thiết giáp và bộ binh cơ giới Liên Xô trong trường hợp quốc gia này tiến hành tấn công trên chiến trường châu Âu.
Đặt mục tiêu ngăn chặn các đòn tiến công của trung, sư đoàn tăng thiết giáp, tổ hợp vũ khí là tích hợp hệ thống chỉ thị và xác đinh mục tiêu hiện đại, máy bay ném bom được trang bị tên lửa mang đạn chùm thông minh. Loại đạn này có khả năng phát hiện, xác định và tiêu diệt tăng thiết giáp, xe cơ giới trong đội hình hành quân hoặc chiến đấu của đối phương.
Hệ thống phát hiện, xác định và chỉ thị mục tiêu dự kiến lắp đặt trên máy bay trinh sát, chỉ huy và điều hành tác chiến E-8C JSTARS. Theo kịch bản của nghệ thuật quân sự Mỹ, các quốc gia NATO sẽ triển khai binh lực ngăn chăn thê đội 1 của lực lượng vũ trang Hiệp ước Warsaw, lực lượng không quân và quân đội Mỹ sẽ có thời gian tiếp cận chiến trường và tiêu diệt phần binh lực còn lại của đối phương.
Theo tạp chí hàng tuần Aviation Week & Space Technology (Hàng không & Công nghệ Vũ trụ hàng tuần), Lầu Năm Góc chỉ đạo DARPA nghiên cứu phương án phục sinh chương trình này. Sau những thành công quân sự của Nga và Trung Quốc, Mỹ bắt đầu hình thành chiến lược thúc đẩy NATO chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh khu vực. Lầu Năm Góc cố gắng thuyết phục đồng minh về nguy cơ có thể diễn ra cuộc tấn công quy mô lớn của quân đội Liên bang Nga và Trung Quốc vào những căn cứ quân sự Mỹ và các quốc gia NATO cũng như châu Á.
Video đang HOT
Với những tính toán hết sức khôn ngoan về xuất khẩu vũ khí, DARPA đang nghiên cứu phương án phát triển loại vũ khí từ thời Chiến Tranh Lạnh, nhưng trên cấp độ công nghệ của thế kỷ 21.
Bản chất của tổ hợp vũ khí Assault Breaker II hầu như không thay đổi, các máy bay trinh sát, tình báo và chỉ huy trên không JSTARS có nhiệm vụ phát hiện đội hình chiến đấu, bao gồm tăng thiết giáp và các phương tiện cơ giới khác của đối phương, xác định mục tiêu cần tiêu diệt và đưa vào hệ thống cơ sở dữ liệu chiến thuật data – link.
Sau đó, các máy bay ném bom chiến lược B-52H sẽ tiến hành tấn công các mục tiêu bằng loại tên lửa mang đạn chùm. Trong mỗi chiếc B-52 có 20 tên lửa mẹ, mỗi quả mang theo 40 đạn diệt tăng thông minh. Khi tên lửa, được phóng về hướng mục tiêu, đến khoảng cách nhất định, tên lửa sẽ mở và thả các quả đạn bằng dù. Những quả đạn con này sẽ bay phân tán, kích hoạt đầu dò mục tiêu quang hồng ngoại, săn đuổi tăng, thiết giáp và các phương tiện cơ giới kẻ thù.
Khi thiết bị đầu thu quang hồng ngoại khóa mục tiêu, thông tin sẽ được gửi về cơ sở dữ liệu chiến thuật để không xảy ra tình trạng nhiều đầu đạn cùng tấn công một mục tiêu. Đạn hiệu ứng nổ lõm hoặc hiệu ứng “hạt nhân xuyên phá” sẽ bay vào không trung và tấn công tăng, thiết giáp, xe cơ giới từ trên xuống.
Đến thời điểm này, các chuyên gia quân sự Mỹ xác định tỷ lệ tiêu diệt mục tiêu là 50%. Trong tình huống này, một quả tên lửa của tổ hợp vũ khí Assault Breaker II có thể tiêu diệt đến 20 phương tiện chiến đấu.
Phương án phát triển vũ khí này nhằm mục đích tấn công không chỉ xe tăng, xe thiết giáp Nga, mà còn phát triển ở cấp độ cao hơn nhằm tấn công căn cứ quân sự, không quân và hải quân Trung Quốc. Đầu tự dẫn sẽ liên kết trực tiếp với hệ thống điều khiển vũ khí trên máy bay, trên đầu đạn sẽ có hệ thống nhận biết mục tiêu quang điện tử để tiêu diệt cả chiến hạm các loại và máy bay chiến đấu trên sân bay.
Theo tuyên bố của đại diện DARPA vũ khí thuần túy mang tính phòng ngự, nhưng phương án khai thác sử dụng cho thấy, đây chính là vũ khí tiến công do các tên lửa, bom lượn hiện nay có thể bay vào sâu trong chiến tuyến đối phương đến hàng 100km và đánh phá trực tiếp căn cứ quân sự khi bắt đầu cuộc chiến tranh. DARPA cũng cho biết, thời gian nghiên cứu và phát triển tổ hợp vũ khí thông minh Assault Breaker II khoảng 10 năm.
Theo VietTimes
Loại tên lửa "điên rồ" của Nga khiến Mỹ "sốt rét"
Tên lửa hành trình sử dụng năng lượng hạt nhân làm nguồn động năng của Nga, một ý tưởng từng được xem là điên rồ trong thời Chiến tranh lạnh, đang quay trở lại. Tuy nhiên, chuyên gia nói cuối cùng nó có phát huy tác dụng hay không lại là vấn đề khác.
The Burevestnik (chim bão bão) được thiết kế để vượt qua lưới phòng không của Mỹ, có thể bay nhiều giờ hay thậm chí nhiều ngày nhằm tìm ra lỗ hổng trong mạng lưới phòng không của đối phương, năng lực mà hầu hết các loại vũ khí khác không có. Cuối tháng 1 năm nay, Nga được nói là đã thử nghiệm loại tên lửa độc đáo, hay theo cách nói của phương Tây là điên rồ này.
Tạp chí The Diplomat nói vụ thử nghiệm diễn ra ngày 29/1 tại Kapustin Yar, một trong những bãi thử vũ khí quan trọng của Nga. Tờ tạp chí có trụ sở ở Tokyo trích dẫn một số nguồn tin trong chính phủ Mỹ biết thông tin về chương trình vũ khí này. Giới tình báo Mỹ gọi loại tên lửa mới này là KY 30 (KY có thể là viết tắt tên bãi thử vũ khí Kapustin Yar) , hay tên lửa SSC-X-9 "Skyfall".
Tháng 11/2017, một cuộc thử nghiệm tên lửa Skyfall "tương đối thành công" đã diễn ra tại Pan'kovo, bãi thử nghiệm trên đảo Novaya Zemlya thuộc vùng Bắc cực. Các nguồn tin của The Diplomat mô tả cuộc thử nghiệm mới nhất là "thành công một phần".
Tháng 3/2018, tổng thống Nga Vladimir Putin chính thức thông báo về sự tồn tại của tên lửa Chim báo bão. Ông Putin lúc đó đã nói "việc phóng thử nghiệm và một loạt các thử nghiệm mặt đất cho phép Nga tiến gần đến việc tạo ra một loại vũ khí mới mang tính nhảy vọt- một tổ hợp vũ khí hạt nhân chiến lược với một loại tên lửa trang bị động cơ hạt nhân". Ông tiếp tục mô tả loại tên lửa, sau này được đặt tên là Burevestnik sau một cuộc thăm dò trong công chúng Nga, rằng nó có "tầm bắn và năng lực cơ động không giới hạn".
Hải quân Nga phóng tên lửa hành trình trên chiến trường Syria
Công nghệ này như đã nói ở trên, có lịch sử nhiều thập kỷ. Đầu những năm 1960, Mỹ đã tìm cách xây dựng một lên lửa sử dụng nhiên liệu hạt nhân tương tự. Được biết đến với tên gọi Dự án Pluto, chương trình này được thiết lập với mục tiêu chế tạo một loại vũ khí có tên Tên lửa độ cao thấp siêu âm (SLAM). Nó được cho là bay với tốc độ Mach 3.5 (4.174km/h) ở độ cao thấp và phóng ra các bom khinh khí (bom H) trên các mục tiêu của đối phương sau một hành trình bay dài. Nhưng dự án Pluto rồi chết yểu, do sự ra đời của các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và một thực tế rằng không có cách nào thử nghiệm trong thực tế loại tên lửa này mà tránh khỏi việc phát tán phóng xạ khắp nơi.
Tên lửa của Nga, theo chuyên gia Kyle Mizokami, có thể không bay ở tốc độ Mach 3.5 và rải bom khinh khí (như ý tưởng của người Mỹ), nhưng nó có thể có một lợi thế lớn so với dự án Pluto: Đây là vật thể bay có động cơ nhưng không xác định tầm bay. Các tên lửa hành trình hiện đại sử dụng động cơ turbo phản lực (như máy bay tiêm kích) hoặc turbo cánh quạt (như các máy bay thương mại) và thường là có tầm bắn 1.500-1.600km, một giới hạn do lượng nhiên liệu tên lửa mang theo đề ra. Một tên lửa hành trình sử dụng nhiên liệu hạt nhân có thể bay lâu hơn rất nhiều, có thể ở trong không trung nhiều ngày, với đường bay phức tạp để khai thác lỗ hổng trong hệ thống phòng không của đối phương.
Nếu tên lửa Burevestnik đi vào hoạt động, và điều này là sự kiện lớn bởi Nga có thể phóng tên lửa hành trình từ phần đất châu Á của họ, lên chương trình để nó bay qua Thái Bình Dương, đi vòng quanh Nam Mỹ và thâm nhập không phận Mỹ từ vịnh Mexico. Hành trình siêu dài, sơ đồ bay chưa từng có nay trở thành thực tế. Chỉ việc này thôi đã khiến Mỹ buộc phải chi ra rất nhiều tiền để nâng cấp hệ thống phòng không vốn luôn chỉ đề phòng các hướngbắc, tây, đông, trừ phía nam.
Tuy nhiên, tên lửa Burevestnik còn xa mới có khả năng bay như thế. Với 13 cuộc thử nghiệm và chỉ hai trong số đó thu được thành công phần nào, tên lửu này vẫn còn phải mất nhiều thời gian để hoàn thiện. Nó có thể sẽ không bao giờ đi vào phục vụ và thậm chí có thể được mang ra mặc cả trong một hiệp ước kiểm soát vũ khí trong tương lai.
Theo DNVN
'Phi hạt nhân hóa': Lời giải duy nhất cho 'bài toán' Triều Tiên? Liêu xây dưng môt khu vưc không co vu khi hat nhân (NWFZ) co phai la môt giai phap tôt hơn, thay vì "phi hat nhân hoa"? Sau môt loat hôi nghi thương đinh liên Triêu va My - Triêu, không nghi ngơ gi nưa, vân đê trong tâm la "phi hat nhân hoa". Nhưng tai sao khi ta noi đên vu khi...