“Ngày hội văn hóa Làng cốm Mễ Trì 2012″
Diễn ra vào ngày 6-10 tại đình làng Mễ Trì Hạ, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm Ngày hội văn hóa Làng cốm Mễ Trì 2012 với nhiều hoạt động văn hóa như Hội chợ ẩm thực Hà Nội, Triển lãm Cốm Mễ Trì, Trò chơi dân gian…
Ngày hội góp phần tái hiện hình nh của một làng nghề truyền thống cùng với sự phát triển của Thủ đô. Đến với ngày hội, những thực khách sành ăn còn được thưởng thức sản phẩm chế biến từ cốm (bánh cốm, chè cốm, xôi cốm) và một số đặc sản khác của đất Hà thành. Đặc biệt, quy trình làm cốm thủ công cũng sẽ được trình diễn một cách chân thực nhất giúp du khách tham quan hiểu rõ hơn và có cái nhìn đúng đắn về chất lượng cốm được sản xuất tại Mễ Trì.
Theo ANTD
Trung thu sớm tưng bừng mọi xóm làng, góc phố
Qua 2 ngày mưa dầm dề, đêm trung thu trời tạnh ráo như muốn chiều lòng con trẻ. Các công viên, nhà văn hóa, cung thiếu nhi... trên địa bàn thành phố đầy ắp nụ cười trẻ thơ trẩy hội đêm rằm. Đình làng, xóm nhỏ cũng rạo rực tiếng trống ếch...
TPHCM tối 29/9 (đêm mười tư), đường phố ngập tràn sắc màu trung thu, nô nức tiếng cười con trẻ.
Các tuyến đường khu vực trung tâm thành phố đã chật ních (ảnh: Hồng Nhung).
Anh Trần Đình Hợi (nhà ở Thủ Đức) chở con đi vui Trung thu vui vẻ kể: "Mới đầu chiều, cơm nước vừa xong là cháu nó đã hối thúc đi chơi trung thu rồi... Tết trung thu không chỉ là dịp vui chơi của trẻ em mà cũng làm cho người lớn vui lây khi nhớ lại ký ức tuổi thơ..." .
Video đang HOT
Vừa được nhận quà, vừa được chơi thú nhún, xe điện và các trò chơi do Hội cha mẹ Nhân Ái tổ chức, các bé đã có được một buổi tối thật vui là đầy ắp tiếng cười (ảnh: Hồng Nhung).
Tại TP. Thanh Hóa, các đoàn rước đèn ông sao, đèn lồng, lân rồng... làm sôi động nhiều tuyến phố, thu hút hàng nghìn người đổ ra đường chen chân xem rước đèn. Dọc các đường lớn như Lê Hoàn, Lê Lợi, Trần Phú, Quang Trung... đều được treo nhiều đèn ông sao lộng lẫy. Từ 19h tối, dòng người đổ ra đường đưa con em đi chơi trung thu đông nghịt khiến cho nhiều tuyến phố giao thông bị tắc nghẽn. Trên phố Lê Hoàn giao thông bị tê liệt hoàn toàn kéo dài hàng kilômét khi đoàn rước đèn trung thu đi qua đây.
Hàng nghìn người dân đổ ra xem rước đèn trung thu (ảnh: Duy Tuyên).
Hàng nghìn người chen chân nhau đứng xem đèn ông sao và đèn lồng khổng lồ được rước đi trên phố. Lồng đèn làm hình con rồng dài hơn 20m khiến cho nhiều trẻ em và nhiều người lớn vô cùng thích thú. Đoàn rước đèn đi tới đâu người dân đổ ra xem tới đó. Ai ai cũng vui mừng thích thú. Anh Bùi Văn Phan đưa con đi chơi trung thu chia sẻ: "Năm nay tiết trời trung thu mát mẻ nên mọi người ra đường đi chơi rất đông. Gia đình tôi cũng đưa con em đi chơi để cho các cháu hòa niềm vui trung thu với trẻ em trên khắp cả nước".
Một chiếc đèn ông sao trung thu khổng lồ trên phố Phú Sơn (ảnh: Duy Tuyên).
Tại nhiều khu phố cũng tổ chức "phá cỗ trung thu" thu cho các em thiếu nhi tại nhà văn hóa, hay khu tập thể. Các bậc phụ huynh ai cũng phấn khởi vui vẻ, cố gắng hết mình để lo cho con em mình đước có một cái tết trung thu ấp áp sum vầy cùng bạn bè và gia đình. Thời tiết những ngày gần đây tại Thanh Hóa rất mát mẻ, đây là điều kiện tốt để trẻ vui tết trung thu.
Tại Hội An (Quảng Nam), tháng Tám - Tết Trung thu, khi khắp các tuyến đường chạy quanh thành phố náo động với trống lân, thì trong một không gian khác - khu phố dành cho người đi bộ ở phố cổ đêm trung thu đằm mình trong ánh đèn lồng, ánh trăng và những đóa hoa đăng.
Ông lân, ông địa hoạt náo ở phố cổ Hội An thu hút mọi người lớn, trẻ nhỏ, khách Ta, khách Tây (ảnh: Khánh Hiền).
Tối 29/9, nhằm 14 tháng 8 âm lịch, chưa phải đêm chính của Hội Tết trung thu, song các tuyến đường ở Hội An, người xe đã đỗ ra đường chật như nêm trong âm thanh rộn rã, náo động của tiếng trống lân. Có đến hàng chục đoàn lân thi nhau biểu diễn ở các khu vực trung tâm thành phố, và ghé từng nhà dân mang đến may mắn theo phong tục truyền thống của ngày Tết trung thu ở đây.
Thời tiết ở Hội An không mấy thuận lợi với những cơn mưa đầu mùa cứ bất chợt trút ào xuống phố phường, nhưng ai cũng náo nức dõi theo những ông lân, ông địa diễn trò quên cả mưa. Anh Trần Văn Thành, cùng nhóm bạn từ Đà Nẵng vào Hội An chơi trung thu hào hứng: "Biết là cỡ ni trời hay mưa, nhưng nhóm bọn tôi vẫn rủ nhau vào Hội An chơi. Các đoàn lân ở Hội An dù chuyên nghiệp hay tay ngang vẫn có tiếng là biểu diễn đẹp". Ở đâu có tiếng trống lân, ở đó có kẹt xe cục bộ, những hầu như không mấy ai để tâm đến điều hiếm thấy thường ngày ở phố cổ này để thưởng thức các manh trình diễn đầy ngoạn mục của các đoàn lân.
Nhiều nhà dân ở phố cổ vẫn giữ lệ mở cửa đón lân vào nhà để mang lại may mắn và xua đi những điều không may. Ở nhiều cửa hàng, quán ăn, sự hiện diện của các lân rồng, lân sư tử thay nhau biểu diễn hấp dẫn đông đảo du khách nước ngoài. Nhiều du khách sau khi tìm hiểu phong tục còn làm theo chủ nhà mở hầu bao lì xì cho lân. Để lấy được những phong bao lì xì đong đưa tít trên cao, các lân phải làm mọi cách, di chuyển khéo léo, tài tình cho đến khi tiếng vỗ tay tán thưởng vỡ òa xung quanh.
(Ảnh: Khánh Hiền).
Trong khi các tuyến đường ngoài chạy quanh thành phố ồn ào, náo động tiếng trống lân, thì trong một không gian khác ở khu phố dành cho người đi bộ ở Hội An trong đêm rằm tháng Tám vẫn yên tĩnh với đèn lồng, ánh trăng và những đóa hoa đăng trên sông Hoài. Khu phố dành cho người đi bộ cấm xe cơ giới lưu thông và hạn chế cả các đoàn lân lớn vào bên trong. Trên những tuyến đường, người đi bộ cũng chật như nêm, nhưng hầu như mọi người trầm lắng hơn trong không gian phố cổ đêm rằm. Đèn điện được hạn chế sử dụng, thắp sáng cho những dãy nhà cổ kính là đèn lồng, ánh trăng và những đóa hoa đăng lung linh đôi bên bờ sông Hoài. Chỉ cách nhau một vài con phố, song người chơi đêm trung thu ở Hội An như bước từ thế giới này sang thế giới khác với nhiều cung bậc cảm xúc.
Trong một không gian khác, ở khu phố đi bộ, đêm trung thu trầm tĩnh hơn (ảnh: Khánh Hiền).
Và không khỏi chạnh lòng khi nhìn thấy những em nhỏ theo bà, theo mẹ đi bán hoa đăng mưu sinh trong ngày Tết trung thu (ảnh: Khánh Hiền).
Tại Huế, trong 2 đêm 13 và 14 tháng 8 âm lịch vừa qua, nhiều tuyến đường chính trong thành phố, nơi có nhiều cửa hàng buôn bán lớn đã bị tắc nghẽn nặng vì múa lân và người xem múa lân đứng chật cả đường không chịu dịch chuyển. Không khó để thấy những cảnh đường phố Huế bỗng nhiên đông cứng lạ thường, y như cảnh kẹt xe hàng giờ liền tại Hà Nội hay TP HCM lúc cao điểm. Mỗi đoàn lân lớn múa ở đâu là người dân đổ xô đến đó xem. Các vỉa hè thì chật kín xe, người xem không còn cách nào khác là phải đậu xe máy, xe đạp ngay giữa đường và nhìn vào chỗ múa, mặc sức cho các bảo vệ dân phố phường la hét, dẹp lối đi nhưng vẫn vô ích.
Điểm qua từ lúc 17h có đường Phan Đăng Lưu, Trần Hưng Đạo. Đến từ 18h là đường Mai Thúc Loan. 19h là ở các đường phố Tây như Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An. 20h là đường Lê Lợi, Võ Thị Sáu. 22h lân lại kéo về múa nốt những cửa hàng còn lại trên đường Trần Hưng Đạo.
Đường Trần Hưng Đạo tối 14 âm lịch (ảnh: Đại Dương).
Tuy bị kẹt đường nhưng vì nét "văn hóa" xem lân đã trở nên quá quen thuộc với người dân Huế nên ngoài một số ít người bực tức, la hét inh ỏi để tìm đường đi, thì phần lớn còn lại khi gặp đám múa lân kẹt kín đường rất háo hức "a lê hấp" tấp xe vào nhập hội, thành thử đã kẹt còn kẹt nặng hơn.
Đoàn lân múa trước siêu thị Coop Mart được khoảng hơn 500 người dân vây quanh tán thưởng (ảnh: Đại Dương).
Tại Hà Nội, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và nhiều thứ hoa quả. Với trẻ em ở các làng quê, Tết Trung Thu là dịp được mong chờ nhất, được mặc quần áo đẹp và ăn những thức bánh kẹo đặc trưng.
Tối 28/9, tại chùa Kim Long - thôn Phú Đa - Cần Kiệm - Thạch Thất (Hà Nội), Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Trụ trì chùa Bằng cùng tăng ni phật tử đã kết hợp cùng chính quyền địa phương tổ chức đêm trung thu, tặng quà, trao học bổng cho các em nhỏ. Năm nay đội múa lân chùa Bằng đã kết hợp cùng Đoàn thanh niên địa phương tổ chức rước kiệu quanh làng, với sự tham gia của đông đảo các bạn sinh viên, thanh niên. Buổi rước trước giờ khai mạc đêm văn nghệ đã thu hút được mọi người dân trong làng, tạo nên một không khí rộn ràng, tưng bừng, với tiếng trống tùng rinh và những nụ cười giòn hòa vang chốn làng quê.
Không khí Trung thu rộn rã xóm làng (Ảnh: Thế Cường).
Những màn múa lân khiến nhiều trẻ em ở quê vô cùng háo hức (ảnh: Thế Cường).
Theo Dantri
"Rõ chú hoa man khéo vẽ trò" Có lẽ, giờ bọn trẻ ít biết đến những hình ảnh "ông tiến sỹ giấy, hay ông nghè, ông đánh gậy" trong đồ chơi trung thu dân gian xưa Đó là món quà trung thu ý nghĩa đối với những em học sinh của một thời đã xa. Khi xưa, với nguyện ước con cái đỗ đạt, người lớn trân trọng tặng cho...