Ngày Hen toàn cầu (5-5): Hiểu đúng về bệnh hen
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, ước tính có hơn 339 triệu người trên toàn cầu mắc bệnh hen và có gần 418 ngàn trường hợp tử vong do bệnh hen (số liệu năm 2016). Ở Việt Nam, hiện có khoảng 5 triệu người mắc bệnh hen với hơn 3 ngàn người tử vong mỗi năm.
Một bệnh nhân bị bệnh hen đăng ký tham gia CLB hen – phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành. Ảnh: Hạnh Dung
Chủ đề của Ngày Hen toàn cầu năm 2021 là “Khám phá những quan niệm sai lầm về bệnh hen”. Chủ đề này đưa ra lời kêu gọi hành động nhằm giải quyết những lời truyền miệng và quan niệm sai lầm phổ biến liên quan đến bệnh hen, cản trở người bệnh hen được hưởng lợi ích tối ưu từ những tiến bộ lớn trong việc kiểm soát tình trạng này.
Theo đó, từ trước đến nay, nhiều người nghĩ rằng hen là bệnh chỉ gặp ở trẻ em, sẽ khỏi dần khi lớn lên; hen là bệnh truyền nhiễm; người bị bệnh hen không thể tập thể dục hay bệnh hen chỉ có thể được kiểm soát bằng corticoid liều cao.
Video đang HOT
Các bác sĩ cho biết, những quan niệm trên về bệnh hen hoàn toàn không đúng, bởi lẽ, bệnh hen có thể xảy ra với tất cả các lứa tuổi, không riêng gì trẻ em. Ở trẻ em, bệnh hen thường liên quan đến dị ứng, nhưng bệnh hen khởi phát ở tuổi trưởng thành thì ít liên quan đến dị ứng hơn.
Bệnh hen không phải là bệnh lây nhiễm nhưng nhiễm trùng đường hô hấp do siêu vi có thể gây ra cơn hen. Khi bệnh hen được kiểm soát tốt, người bệnh hen có thể tập thể dục, thậm chí là hoạt động thể thao đỉnh cao. Hen thường có thể được kiểm soát bằng corticoid dạng hít liều thấp.
BS-CKII Nguyễn Ngọc Khánh, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phổi Đồng Nai chia sẻ, người dân cần đến cơ sở y tế có bác sĩ chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán, điều trị bệnh hen nếu có một trong các dấu hiệu sau: các đợt khò khè tái phát; ho về đêm; thức giấc do ho và khó thở; ho và khò khè sau khi vận động mạnh, gắng sức; ho, khò khè, nặng ngực khi hít phải chất kích thích trong không khí; bị cảm hơn 10 ngày mới hết; ho vào một mùa nhất định trong năm; dùng thuốc hen thì hết triệu chứng.
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh gồm: người có cơ địa dị ứng viêm da cơ địa (chàm), mề đay, viêm mũi xoang dị ứng, các bệnh dị ứng khác như dị ứng thức ăn, dị ứng mỹ phẩm; trẻ có cha mẹ mắc hen; trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá khi còn nhỏ; trẻ sinh non hoặc cân nặng sơ sinh thấp; người thừa cân, béo phì; người sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi và hóa chất.
BS Khánh khuyến cáo, bệnh hen không có loại thuốc uống, thuốc chích một lần, vài ngày hay một vài tuần là khỏi. Thuốc cơ bản để điều trị hen là thuốc ngừa hen dạng hít. Người bệnh cần tuân thủ điều trị dùng thuốc ngừa cơn đều đặn, đúng liều, đúng cách; tái khám định kỳ để bác sĩ điều chỉnh bậc điều trị; tránh các yếu tố nguy cơ kích phát cơn hen.
Thuốc hen nếu dùng quá liều hoặc không đúng sẽ gây ra nhiều nguy hiểm như: viêm loét dạ dày, mụn trứng cá, tăng đường máu, tăng độ nặng bệnh đái tháo đường, gây đục thủy tinh thể, loãng xương, suy tuyến thượng thận, thậm chí tử vong.
Nhận diện chứng mề đay
Dị ứng là tình trạng xảy ra khi cơ thể phản ứng với tác nhân nào đó mà nó mẫn cảm. Phản ứng dị ứng trên da cũng rất hay gặp, phổ biến nhất là mề đay.
Ảnh minh họa
Thỉnh thoảng trên da mặt, da cánh tay tôi thường bị nổi đỏ, nề, ngứa rất khó chịu. Khi thay đổi thời tiết thì biểu hiện rõ hơn. Có phải tôi bị mề đay dị ứng? Tôi nên làm gì để hạn chế bệnh?
Đỗ Hồng (Nam Định)
Dị ứng là tình trạng xảy ra khi cơ thể phản ứng với tác nhân nào đó mà nó mẫn cảm. Phản ứng dị ứng trên da cũng rất hay gặp, phổ biến nhất là mề đay. Mề đay là tình trạng trên da nổi lên từng đám sẩn mụn nhiều hoặc ít, không đều, màu hồng hoặc xanh trắng và rất ngứa.
Nó thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng với nhiệt độ (dị ứng thời tiết), thức ăn, do nhiễm virus hoặc một số tác nhân khác. Những ai có cơ địa dị ứng, đang có sẵn các bệnh lý hen, viêm mũi dị ứng... rất dễ bị mề đay.
Y học chia mề đay làm 2 loại cấp và mạn tính: Mề đay cấp tính xảy ra đột ngột và biến mất nhanh sau vài giờ hoặc vài ngày, hay gặp ở người trẻ và nguyên nhân thường gặp là do thức ăn hoặc thuốc.
Trường hợp nặng, người nổi mề đay cấp tính có thể bị choáng váng, ngất xỉu do huyết áp xuống thấp. Mề đay mạn tính là một bệnh lý khá phức tạp với rất nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau: kháng nguyên hô hấp (phấn hoa, bụi, men mốc...), mày đay do bệnh nội tiết...
Để tư vấn chính xác, cần biết rõ tình trạng mề đay của bạn xuất hiện trong bao lâu thì hết, tái phát thường xuyên không, nhưng trong thư không thấy bạn nói rõ. Vì vậy, bạn nên đi khám chuyên khoa da liễu hoặc dị ứng để được chẩn đoán và tư vấn điều trị cụ thể.
Nên bổ sung chất gì trong mùa dịch COVID-19 để tăng đề kháng? Chúng ta nên bổ sung vitamin C, vitamin D,.. để tăng cường khả năng miễn dịch. Tăng cường khả năng miễn dịch là cách để bảo vệ sức khỏe hiệu quả, đặc biệt là trong mùa dịch COVID-19. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung một số vitamin, khoáng chất có thể giúp cải thiện khả năng miễn dịch để chống...