Ngày hè làm trẻ nhà quê
Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, nguyên Giám đốc Trung tâm truyền thông – giáo dục sức khỏe TP.HCM trong một bài viết, đã đặt ra câu hỏi:
“Tại sao gần đây có một số người ở nước ngoài rất giàu có, thành đạt nhưng họ lại bỏ hết, mùa hè về VN để cùng con mình cưỡi trâu, trồng lúa, trồng rau…?”. Bạn có câu trả lời không?
Vợ chồng chị Thanh Nhàn đều gốc gác nhà quê, mỗi năm vào dịp hè về chị đều đưa hai con mình về ở nhà ông bà nội. Hai nhóc tỳ nhà chị đứa mười hai, đứa lên tám mới về cứ trắng nhễ trắng nhại, nhưng chỉ dăm hôm tắm sông, lội ruộng mò cua bắt cá với các anh chị em họ ở quê, cứ là mặn mòi, rắn rỏi ngay.
Bọn trẻ nhà chị rất chăm ngoan, chúng thường giúp ông bà tưới rau, băm bèo, nấu cám. Chúng còn bảo, các bạn ở quê “giàu có” hơn chúng cháu ở thành phố rất nhiều, các bạn có cả một dòng sông, một cánh đồng để chạy nhảy, vui chơi. Ban đêm các bạn có cả một ông trăng to thật to, một bầu trời đầy sao mà chúng cháu ở thành phố hầu như không bao giờ nhìn thấy bởi quanh năm ngày tháng tối đến chỉ ở trong nhà.
Thật vậy, vốn liếng của bọn trẻ nhà quê chẳng nhiều nhặn gì ngoài những buổi chăn trâu, thả diều ngoài triền đê, cả tuổi thơ lăn lóc bên ruộng đồng, ao chuôm lao động cùng ông bà cha mẹ. Nhưng chắc chắn nó sẽ góp phần rất lớn làm đầy đặn hơn vốn sống cần thiết khi con trẻ vào đời.
Trẻ con nhà quê, thiên nhiên hòa tận vào trong gan trong ruột
Cũng có thể những công việc vất vả lam lũ ngay từ tấm bé như vậy đã hình thành trong cơ thể chúng những kháng thể tự miễn dịch với bùn đất, bụi bặm, nóng, lạnh của thời tiết và các vi sinh vật khác nên trẻ nhà quê thường khỏe mạnh, không hay đau ốm.
Con trai chị Mai ở Hà Nội học lớp 6, cháu thường bị dị ứng với thời tiết và khói bụi. Cơ thể cháu mẫn cảm đến mức thời tiết chỉ hơi thay đổi hoặc cháu đi ngoài đường khói bụi nhiều về cũng nổi mề đay. Vì hoàn cảnh chị phải đưa cháu về quê ở với ông bà nội ở Tiên Lãng, Hải phòng. Ông bà nội chăm cháu theo kiểu người nhà quê, cho cậu tha hồ chơi đùa, tắm sông, bắt cáy bắt cùng bọn trẻ hàng xóm… Căn bệnh dị ứng biến mất tự lúc nào, không biết.
Trong khi trẻ em thành phố ngày hè phải đi học các lớp kỹ năng, tập khám phá cuộc sống trên những cái ao, con mương, cây cầu khỉ… giả thì trẻ con nhà quê, thiên nhiên hòa tận vào trong gan trong ruột, cứ từ từ, nhẹ nhàng thấm dần dần vào tâm hồn con trẻ, kể cả cách sống giản dị, chất phát, thật thà từ ông bà, bố mẹ cùng những người xung quanh vốn là dân quê từ bao đời.
Tình làng nghĩa xóm, chia nhau từ bát gạo củ khoai, trẻ con nhà quê thương yêu và đùm túm san sẻ mớ rau, con cá kiếm được, chia nhau từng món đồ chơi mới vừa làm xong tháo cả mồ hôi. Những thứ đó, trẻ con nhà quê không cần học. Nó thấm vào máu như một lẽ tự nhiên.
Video đang HOT
Kí ức hè về của trẻ nhà quê là những buổi chiều thả diều trên đồng
Trẻ con nhà quê đơn giản, dễ sống, dễ nuôi, dễ thích nghi, và thích khám phá học hỏi.
Trẻ con nhà quê có thể hạnh phúc hơn trẻ con nhiều nơi giàu sang khác ở chỗ gia đình, bố mẹ và cả những người quanh chúng đều sống đơn giản, không phức tạp hóa mọi vấn đề, không kì vọng những điều to tát tạo áp lực cho con.
Kí ức hè về của trẻ nhà quê là những buổi trưa trốn ngủ bắt ve. Ngõ vắng, râm ran tiếng ve. Trưa hè những tay tre lộc ngộc chiu chít những chú ve cánh mỏng tang cong veo lưng tôm cố gắng hết sức để tiếng kêu mình to hơn tiếng kêu chúng bạn. Loài ve cũng bon chen lắm đấy. Ban mai tinh sương, chỉ cần tiếng một chú ve dạo đầu là lập tức cả dàn đồng ca bắt nhịp vào.
Sự vất vả, lam lũ, lao động sớm giúp đỡ gia đình tạo cho trẻ con sức bền và ý chí không ngại khó sợ khổ.
Biết là không thể so sánh vì mỗi nơi mỗi khác, thành thị có những điều mà nhà quê mơ cũng không bao giờ chạm tay tới được. Nhưng có lẽ, điều mà trẻ con nhà quê được nhiều nhất là chúng được hòa mình cùng với thiên nhiên. Sự vất vả, lam lũ, lao động sớm giúp đỡ gia đình tạo cho trẻ con sức bền và ý chí không ngại khó sợ khổ. Trẻ nhà quê vì thế vượt khó dễ dàng hơn trẻ thành thị rất nhiều lần.
Mùa hè này, các bậc cha mẹ ở thành phố thử một lần cho con mình làm trẻ nhà quê đi. Chắc chắn đấy sẽ là một phần đời không dễ nhạt phai của con.
Theo thegioitiepthi.vn
Nghe lời chồng nịnh 'cứ ở nhà anh nuôi', vợ trẻ hối hận tột cùng và cái kết bên mâm cơm tung tóe dưới sàn nhà
Cũng là người có ngoại hình, có học thức, Hạnh lại nghe lời chồng nghỉ việc ở nhà chăm con để rồi dẫn đến cái kết đau lòng.
Hạnh là một cô gái khá xinh xắn và dễ nhìn. Cô lớn lên trong một gia đình tri thức nên từ nhỏ, bố mẹ cô rất chú trọng chuyện học hành của con cái. Hạnh học không quá xuất sắc nhưng vì chăm chỉ trau dồi nên đường học vấn của cô cũng rất đáng ngưỡng mộ. Sau khi tốt nghiệp Đại học, Hạnh được chính công ty mà cô từng thực tập mời về làm việc với mức lương đáng ngưỡng mộ.
Từ ngày vào công ty, Hạnh được nhiều đồng nghiệp theo đuổi lắm. Nhưng tiếc rằng "hoa đã có chủ", Hạnh đã có bạn trai là Hưng. Cả hai cùng học Đại học với nhau và chỉ đợi ra trường thì sẽ cưới.
Hưng là người đàn ông mà theo Hạnh đánh giá lá khá tốt bụng. Nhưng con người thì làm gì có ai hoàn hảo, điểm yếu của Hưng là rất gia trưởng và bủn xỉn.
Kết hôn được hơn 1 năm thì Hạnh sinh con. Bản thân cô sức khỏe yếu, sinh xong người cứ gầy sọp, thêm em bé khó nết, ngủ ngày thức đêm nên Hạnh càng mệt mỏi. Ông bà nội ngoại đều bận việc riêng, không ai giúp Hạnh trông con được. Thuê giúp việc thì chẳng yên tâm vì con khó nết, Hạnh sợ con bị người ta bạo hành. Đang lăn tăn suy nghĩ thì Hưng bảo vợ: " Em không phải đắn đo nhiều làm gì, cứ ở nhà chăm con, anh thừa sức nuôi hai mẹ con".
Hạnh đã mắc một sai lầm khi tin lời chồng, nghỉ việc ở nhà chăm con. (Ảnh minh họa)
Nghe chồng nói, Hạnh càng suy nghĩ nhiều hơn. Mất bao năm ăn học, giờ chẳng lẽ lại ở nhà chơi. Nhưng giờ đi làm cũng khổ, con thì nhỏ, cứ khóc ngặt thế này cũng chẳng yên tâm giao cho người lạ. Cuối cùng mất mấy đêm suy nghĩ, Hạnh cũng quyết định tin tưởng nghe theo ý kiến của chồng.
Trước đây, vợ chồng Hạnh tuy kết hôn nhưng tài chính phân minh, tiền ai người đấy tiêu và có việc chung thì chia đôi. Bây giờ Hạnh nghỉ không có thu nhập, mọi thứ Hưng chi cả. Vài tháng đầu tiền tiết kiệm của Hạnh vẫn còn, lại thêm mọi người đến thăm cũng cho nên cô dùng tiện đó để chi tiêu cho gia đình. Đến khi hết tiền thì cô nói với Hưng, anh cũng vui vẻ bảo mai sẽ đưa tiền sinh hoạt phí cho vợ.
Sáng hôm sau trước khi đi làm, Hưng đưa Hạnh 2 triệu bảo chi tiêu tiền ăn cả tháng. Anh còn không quên dặn vợ nhớ tiết kiệm đừng phung phí. Hạnh hơi sốc, nghĩ bụng 2 triệu làm sao đủ nhưng cô bảo thôi cứ cầm đã, tiêu hết lại hỏi chồng sau.
Những ngày đầu bữa cơm nhà vẫn đầy đủ một món nhẹ, một món mặn, canh hoặc rau, hoa quả tráng miệng. Nhưng rồi, ai đi chợ cũng biết, giờ cái gì cũng đắt đỏ, số tiền Hưng đưa làm sao chi đủ.
Chưa hết tháng đã gần hết tiền, Hạnh hỏi chồng nhưng nhận lại cái lừ mắt của anh: " Em tiêu gì mà hoang vậy Hạnh? Suốt ngày hỏi tiền".
Đúng là hôm trước Hạnh có xin chồng tiền mua bỉm và sữa cho con, còn hôm nay là hỏi tiền ăn, 2 khoản khác nhau hoàn toàn. Nói thế với chồng nhưng Hưng không nghe, còn lớn giọng với vợ: " Em đã không đi làm, không có tiền thì phải biết vun vén cho khéo, tiền chứ có phải vỏ hến đâu. Anh không phải cái máy ATM mà em muốn rút bao nhiêu thì rút đâu".
Nói vậy rồi Hưng bỏ đi, cũng không đưa thêm vợ đồng nào. Hạnh uất nghẹn, hóa ra mọi người vẫn khuyên không nên chấp nhận ở nhà để chồng nuôi là đúng. Hạnh hối hận lắm, nhưng giờ cô bất lực, phải đợi con lớn thêm chút nữa rồi có đi làm thì mới đi được.
Những lời lẽ cay đắng của Hưng khiến Hạnh quyết định không sống ăn bám như vậy nữa. (Ảnh minh họa)
Tiền hết nên hôm sau bữa cơm nhà Hạnh cũng đạm bạc hẳn, chỉ có đậu sốt cà chua và rau luộc. Hưng đi làm về, hỏi Hạnh chỏng lỏn: " Cơm nước kiểu gì đây?".
- " Tiền sắp hết, em chỉ nấu được như vậy thôi".
- " Cơm thế này thì tôi không ăn đâu, vợ với chẳng con chẳng được tích sự gì".
Hai vợ chồng lớn tiếng, Hưng hất văng mâm cơm xuống đất, thức ăn vương vãi tứ tung.
Không chấp nhận nổi hành động của chồng, Hạnh móc túi còn đúng gần 40 nghìn rồi ném về phía Hưng: " Đấy anh cầm tiền mà ra ngoài ăn. Tiền anh đưa tôi chia ra mỗi bữa chỉ có được bằng vậy mà anh còn đòi hỏi gì? Còn anh không ăn thì để tôi ăn, đừng có ném đồ ăn thức uống đi phung phí như vậy".
Nói rồi Hạnh lại gắp chỗ đậu dưới sàn nhà lên định ngồi ăn, cô khóc nấc thành tiếng trong uất ức. Nhìn hành động của vợ, nhìn mấy đồng tiền lẻ quá nhỏ bé, Hưng biết mình sai. Anh kéo vợ đứng dậy rồi xin lỗi Hạnh.
Từ tháng sau, Hưng bảo đưa Hạnh 3 triệu tiền ăn. Nhưng cô quyết định rồi, cả hai sẽ góp tiền thuê giúp việc chăm con, đến đâu hay đến đó, còn cô không chấp nhận sống cảnh ăn bám này nữa.
Theo docbao.vn
Bảo vệ con, người mẹ trẻ cảnh giác bố chồng Câu chuyện của N.T là lời cảnh tỉnh về việc bảo vệ chính mình và bảo vệ các bé gái khỏi sự xâm hại trong cuộc sống. Đặc biệt sự nguy hiểm đó lại đến từ chính những người thân trong nhà. Xưa nay mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu vốn nhiều phức tạp, bởi sự va vấp giữa hai thế hệ...