Ngày giáp Tết trong chùa có tượng Phật nằm khổng lồ
Những ngày cuối năm các sư trong chùa Som Rong dọn dẹp, tỉa cây, trưng hoa chuẩn bị đón năm mới.
Ngày 26 Âm lịch (7/2/2021), các sư tại chùa Som Rong tập trung dọn dẹp trong khuôn viên chùa, mang đến không khí rộn ràng Tết. Ngôi chùa nằm ở số 367, đường Tôn Đức Thắng, phường 5, TP Sóc Trăng. Đây là điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng của tỉnh Sóc Trăng, với kiến trúc Khmer độc đáo được xây từ năm 1785.
Một góc khuôn viên chùa mang màu xanh mướt của các loại cây thân gỗ và chậu kiểng được tạo hình dáng tỏa tròn.
Các sư tỉa cành, dọn lá thành thạo như những người chuyên chăm sóc hoa kiểng.
Sư Minh (phải) đang tu học tại chùa và hai sư khác tước lá cây mai tứ quý. Mai tứ quý là cây lâu năm đặc trưng chơi Tết ở miền Nam, , trồng càng già, càng cỗi mới càng đẹp và quý.
Phía sau các nhà sư là bảo tháp, một những nơi du khách thích tham quan nhất ở chùa Som Rong. Bảo tháp có bốn hướng và bốn lối đi đại diện của từ, bi, hỷ, xả. Dọc hai bên lối dẫn lên bảo tháp được trang trí hình tượng rắn thần Naga và hoa văn Khmer. Trong tháp là tượng Phật Thích Ca đang ngồi thiền.
Điểm nhấn của ngôi chùa là Tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn ngoài trời có kích thước dài 63 m, cao 22,5 m và nặng 490 tấn, một trong những tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam hiện nay. Tượng được khởi công xây dựng từ tháng 10/2017, đến nay mới hoàn thiện phần sơn.
Những ngày giáp Tết, các phật tử đã mua các chậu hoa vạn thọ để trang trí tại các vị trí khác nhau trong khuôn viên chùa, mang đến sắc xuân và cho bà con, du khách thưởng lãm.
Các chậu hoa vạn thọ đang được trang trí tại lối vào cửa tăng xá.
Video đang HOT
“Hàng ngày các sư đều quét dọn sân chùa, vào những ngày giáp Tết là cao điểm tổng vệ sinh và hầu hết các công việc đều do chính các sư thực hiện. Đây là một nếp sinh hoạt đặc trưng tại chùa Khmer”, đại đức Lâm Bình Thanh, Phó Trụ trì chùa Som Rong cho biết.
Trong chùa có tòa nhà sala, được khánh thành ngày 31/1/2017. Khối triến trúc này mang đậm nét truyền thống chùa Khmer, vừa kết hợp hiện đại và cách phối màu đặc sắc, tạo điểm nhấn độc đáo cho khuôn viên.
Lịch trình 2 ngày khám phá Sóc Trăng
Sóc Trăng nằm phía cửa Nam của sông Hậu, cách TP.HCM khoảng 231 km, là điểm đến thích hợp để du khách tham quan ngắn ngày.
Sóc Trăng có sự giao thoa văn hóa giữa nhiều dân tộc. Vì thế, mảnh đất này có những tín ngưỡng và phong tục độc đáo. Nhắc đến Sóc Trăng, nhiều người nghĩ nay đến những ngôi chùa nổi tiếng. Trung tâm Sóc Trăng đã có trên 20 ngôi chùa, mang đậm kiến trúc Khmer.
Lịch trình
Ngày 1
11h: Có mặt tại bến Xe Sóc Trăng sau đó thuê xe máy
11:45: Ăn trưa quán bún nước lèo Thảo
Tô bún có nước dùng thanh, vị đậm đà. Mình thích mùi rau đắng hòa với nước lèo đọng lại trong cổ họng, để lại hương vị khó quên. Quán khá đông nhưng phong cách phục vụ rất nhiệt tình.
12h30: Check-in khách sạn
Chùa Chén Kiểu hấp dẫn du khách bởi lối kiến trúc độc lạ.
13h: Thăm chùa Chén Kiểu
Chùa Sà Lôn hay tên thường gọi là chùa Chén Kiểu, được xây dựng từ năm 1815 ở Sóc Trăng. Ngôi chùa tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 12 km. Chùa có niên đại 200 tuổi và sở hữu lối kiến trúc độc lạ. Trong quá trình xây dựng, do thiếu vật liệu nên các vị sư đã nảy ra sáng kiến là quyên góp chén, dĩa từ bà con trong phum, sóc để ốp lên tường. Ý tưởng này vừa tiết kiệm kinh phí xây dựng, vừa tạo nên những họa tiết trang trí ấn tượng.
14h30: Thăm chùa Dơi
Chùa Dơi còn gọi chùa Mã Tộc hay chùa Mahatúp nằm bên đường Văn Ngọc Chính thuộc phường 3, thành phố Sóc Trăng. Sở dĩ có cái tên đặc biệt này vì chùa là ngôi nhà của những bầy dơi đông đúc.
Chùa Dơi mang nét đẹp yên bình, trầm mặc.
16h: Chùa Ông Bổn
Chùa Ông Bổn tọa lạc tại số 9 Nguyễn Văn Trỗi. Ngôi chùa mang những nét văn hóa đặc trưng của người Hoa từ đầu thế kỷ 20. Chùa khá nhỏ, mình chỉ tham quan và check-in vài tấm hình.
17h15: Chùa Khleág
Đây là một ngôi chùa cổ trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ. Chùa có kiến trúc cổ kính, được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia.
19h: Đi ăn lẩu mắm quán Cây Dừa
Mình tới quán ăn lúc đông khách. Đây là quán lẩu mắm nổi tiếng ở Sóc Trăng. Một phần lẩu khá đầy đặn, hương vị đậm đà, kèm các loại rau đặc trưng miền Tây. Sau khi ăn lẩu mắm, mình đi dạo quanh và về khách sạn sớm.
Ngày 2
5h30: Chùa Som Rong
Chùa có tên đầy đủ là chùa Botum Vongsa Som Rong. Đây là ngôi chùa thu hút nhiều du khách chụp hình check-in. Ngôi chùa có nhiều góc "sống ảo" cho bạn lựa chọn khác nhau để bạn có thể lựa chọn cho mình một tấm ảnh đẹp. Mình tới đây vào buổi sáng trời mưa nên không ngắm được bình minh ở chùa.
Chùa Som Rong có nhiều góc check-in bắt mắt.
10h: Trả phòng khách sạn
Lưu ý chung
Di chuyển
- Xe máy: Sóc Trăng cách TP.HCM 240 km, bạn có thể đi từ TP.HCM đến cầu Cần Thơ, qua cầu Cần Thơ rẽ trái, chạy thêm 67 km nữa là tới Sóc Trăng.
- Xe khách: bạn ra bến xe miền Tây hoặc liên hệ những nhà xe chuyên chạy tuyến TP.HCM - Sóc Trăng để mua vé. Từ TP.HCM đến Sóc Trăng mất khoảng 4-5 tiếng.
Bạn nên dành 2 ngày 1 đêm để khám phá Sóc Trăng.
Ăn gì ở Sóc Trăng?
Bún nước lèo.
Bún gỏi dà
Bún vịt nấu tiêu
Hủ tiếu cà ri
Cháo cá lóc rau đắng
Bò nướng ngói
Bánh cống
Bánh pía Sóc Trăng
Sóc Trăng có 2 mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô, ít khi có bão lũ. Bạn có thể đến du lịch Sóc Trăng vào bất cứ thời điểm nào. Tháng 10 là thời điểm lý tưởng nhất vì có nhiều lễ hội đặc sắc diễn ra.
Trăng lên trên chùa Som Rong Ngôi chùa Khmer với điểm nhấn tượng Phật nằm khổng lồ là điểm đến yêu thích của du khách và các nhiếp ảnh gia. Bôtum Vong Sa Som Rong thường gọi là chùa Som Rong, ở số 367, đường Tôn Đức Thắng, Phường 5, TP Sóc Trăng. Chùa có từ khoảng năm 1785, ban đầu được dựng lên bằng tre, gỗ và lợp...