Ngày đoàn viên đầy bất ngờ của em bé babylift sau 40 năm
Một cô bé được không vận sang Mỹ sau 40 năm đã gặp lại cha mẹ ruột nhờ một lần thử tình cờ thử ADN. Cô đã vô cùng ngạc nhiên khi biết mình có bố mẹ đều là người Việt Nam thay vì là con lai như cô vẫn nghĩ suốt hàng chục năm.
Nguyễn Ngọc Như (Tricia Houston) khi còn nhỏ . (Ảnh: Operation Reunite)
Tricia Houston là thư ký của tổ chức thiện nguyện mang tên Chiến dịch Hội ngộ (Operation Reunite) nhằm giúp những đứa trẻ trong Chiến dịch không vận (Babylift) năm 1975 tìm lại nguồn cội bằng phương pháp thử ADN.
Năm 2013, Tricia tham gia chương trình thử ADN của Chiến dịch Hội ngộ chỉ vì muốn biết rõ chủng tộc của mình. Thay vì mang dòng máu lai như vẫn được kể, kết quả xét nghiệm ADN chỉ ra cả cha và mẹ của Tricia đều là người Việt Nam. Cô vô cùng ngạc nhiên bởi không nghĩ điều đó có thể xảy ra.
Nguyễn Ngọc Như và cha mẹ ruột tại Việt Nam. (Ảnh của gia đình)
Nhịp cầu kết nối tìm lại người thân Theo đề nghị của bạn đọc, báoDân Trí sẽ làm cầu nối để đăng tải thông tin nhằm giúp những người con Việt Nam trong “chiến dịch không vận trẻ em” năm 1975 tìm lại thân nhân. Độc giả trong và ngoài nước quan tâm, có những thông tin hay câu chuyện về chiến dịch này, hãy chia sẻ với chúng tôi. Thư xin gửi về địa chỉthegioi@dantri.com.vn. Chân thanh cam ơn! (Thư có thể viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh).
Video đang HOT
Theo ABC, cuộc chiến tranh tàn khốc tại Việt Nam đã khiến cha mẹ Tricia (Ngọc Như) bị mất liên lạc với nhau sau khi cô ra đời. Do cuộc sống khó khăn thiếu thốn, mẹ đã phải gửi cô đến tổ chức trẻ mồ côi Đức Anh. Sau đó, Như được nuôi tại trại trẻ mô côi của nhà thờ Giáo xứ Hàng Xanh, Gia Định.
Tháng 4/1975, Tricia và nhiều đứa trẻ khác được đưa tới Mỹ theo chiến dịch Không vận Trẻ em.
Ngày 30/4/1974, đất nước thống nhất, cha cô, ông Phạm Minh Triết, quay lại Sài Gòn để tìm con gái, nhưng mọi cố gắng của ông đều thất bại. Ngoại trừ cái tên Ngọc Như, ông không có bất cứ bức ảnh hay thông tin nào khác về con gái. Nhưng ông vẫn không ngừng tìm kiếm trong suốt 38 năm trời.
“Ông ấy thực sự sống trong buồn phiền và dường như cả cuộc đời ông đã dành để tìm kiếm con gái”, Tricia nói.
Ông Phạm Minh Triết đăng thông báo tìm con trên Facebook. (Ảnh: Supplied)
Và thật may mắn, một người bạn Mỹ của Tricia đã tìm thấy thông báo của ông Triết đăng trên Facebook về việc tìm kiếm đứa con gái thất lạc. Năm 2013, Tricia bất ngờ thử ADN phát hiện ADN của mình trùng khớp với ông Triết.
Lúc này, Tricia đã rất ngạc nhiên, bởi cô luôn tin mình có mẹ là người Việt Nam và cha là người Mỹ. Hơn nữa, suốt 38 năm sống hạnh phúc cùng cha mẹ nuôi tại Mỹ, cô chưa bao giờ chuẩn bị tâm lý để gặp lại cha mẹ ruột. Vì thế mãi đến năm 2015, cô mới quyết định trở về Thành phố Hồ Chí Minh để gặp lại cha mẹ ruột.
“Tôi mong rằng câu chuyện này sẽ là một tia hy vọng cho những người đang tìm kiếm gia đình ruột thịt của mình”, cô chia sẻ. Tại Mỹ, dữ liệu ADN đã giúp hàng chục đứa trẻ mồ côi tìm được cha mẹ ruột của mình.
Nghi Phương
Theo Dantri/ABC, OR
Nỗi khắc khoải mang tên Việt Nam của một em bé babylift
Là một trong những đứa trẻ đầu tiên di tản khỏi Việt Nam trong chiến dịch "không vận trẻ em" năm 1975, Sophie English luôn trăn trở với câu hỏi mình là ai, mình thuộc về nơi đâu.
Sophie English (phải) cùng một người bạn cùng được đưa sang Úc trong chiến dịch không vận năm xưa. (Ảnh: Daily Mail)
Có thể một lúc nào đó Sophie English, một trong những đứa trẻ được đưa khỏi Việt Nam sang Úc trong chiến dịch babylift (không vận trẻ em) năm 1975, vô tình lướt qua mẹ mình trên những con phố Sài Gòn mà không hề hay biết.
Được sinh ra ngay giữa thời kỳ chiến tranh ác liệt nên cô hầu như không biết thông tin gì về gia đình mình, về lý do họ bỏ rơi mình. Mối liên kết giữa cô với người mẹ ruột, với vùng đất quê hương dường như đã bị xóa bỏ khi cô mới chỉ 10 tháng tuổi.
Nhịp cầu kết nối tìm lại người thân
Theo đề nghị của bạn đọc, báoDân Trí sẽ làm cầu nối để đăng tải thông tin nhằm giúp những người con Việt Nam trong "chiến dịch không vận trẻ em" năm 1975 tìm lại thân nhân. Độc giả trong và ngoài nước quan tâm, có những thông tin hay câu chuyện về chiến dịch này, hãy chia sẻ với chúng tôi. Thư xin gửi về địa chỉthegioi@dantri.com.vn. Chân thanh cam ơn! (Thư có thể viết bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh).
"Nếu bạn cứ mãi đắm chìm trong những suy nghĩ đó thì chỉ khiến bạn bật khóc mà thôi. Thật khó để diễn tả cảm xúc đó thành lời", Sophie tâm sự.
Nỗi đau khổ khi không hề biết mình là ai hay nơi mình thuộc về đã hằn sâu trong Sophie, và trở thành nỗi ảm ảnh thường trực đối với Sophie.
Dù hạnh phúc khi được trưởng thành tại Úc nhưng đôi khi cô vẫn cảm thấy lạc lõng. Cô thường tự hỏi liệu cuộc sống của mình sẽ như thế nào nếu được lớn lên bên cạnh cha mẹ ruột.
"Có thể nếu ở lại Việt Nam, tôi sẽ lớn lên trên những con thuyền đánh cá và sống cuộc sống mưu sinh như một ngư dân thực thụ, nhưng lúc đó trong tôi sẽ luôn tràn đầy cảm giác hạnh phúc của gia đình. Như vậy, có khi giờ tôi đã có cháu rồi cũng nên và có lẽ sự lạc lõng trong tôi cũng sẽ được lấp đầy", Sophie tâm sự.
Gần 40 năm kể từ khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ, Sophie cùng với bạn mình mới có cơ hội trở về quê hương Việt Nam để gặp một người mẹ đã từ bỏ con mình do những điều kiện khó khăn trong chiến tranh. Cô đã phải chờ đợi rất nhiều năm để được nói chuyện với người mẹ ấy.
"Tôi mong người mẹ ấy có thể hiểu rằng đó không phải là lỗi của bà... Đó là điều tốt nhất mà bà có thể làm giữa lúc chiến tranh căng thẳng. Chúng tôi, những người con trong chiến dịch không vận năm xưa, sẽ cố gắng sống thật ý nghĩa để cha mẹ ruột của chúng tôi sẽ cảm thấy tự hào", Sophie nói.
Hiếu Nguyễn
Theo Dantri/ABC News
Khoảng trống ký ức của những đứa trẻ babylift tại Anh Nicolaus Cleeve được đưa đến Anh trong chiến dịch babylifft (không vận trẻ em) năm 1975 khi mới 6 tháng tuổi. Hàng năm, vào ngày sinh mà bố mẹ nuôi chọn cho anh, Nic thường thả một bó hoa lớn xuống biển như một cách để kết nối với cội nguồn của mình nơi phương xa. Anh Nicolaus Cleeve là một trong 99...