Ngày định mệnh của hai chị em ruột bán báo dạo
Trên miền quê Tịnh Thiện ( huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi), cảnh tang thương ngập đầy nước mắt, khi thi thể của hai chị em ruột Đặng Thị Kim Hoa (47 tuổi) và Đặng Thị Thơm (38 tuổi) vừa đưa về nhà lúc 6h15 sáng nay.
Làng quê bao trùm cờ tang
Vụ tai nạn kinh hoàng xảy ra vào ngày 8/3, trong đó có 9 người dân Quảng Ngãi ly hương vào TPHCM mưu sinh bị tử vong. Ngày vui của phụ nữ cũng chính là ngày đau thương của hai chị em gái Hoa và Thơm.
Thi thể nạn nhân Đặng Thị Thơm vừa đưa về sáng nay, hậu sự vẫn còn đang chuẩn bị
Ngay từ đầu làng, những giọt nước mắt thương xót, tiếng trống tiễn đưa và cờ tang đã bao trùm cả miền quê nghèo, bởi hai đám tang nằm cách nhau chỉ vỏn vẹn 100m.
Nhấc từng bước chân nặng trĩu quanh quan tài con, ông Đặng Quang Long (74 tuổi), cha ruột hai chị em Hoa và Thơm, òa khóc tâm sự: “ Sao các con ra đi sớm quá, hãy để ba đi trước chứ, thật khó tin đây là sự thật khi đầu bạc tiễn đầu xanh xuống suối vàng. Hai đứa nó rất chăm chỉ, làm lụm vất vả nhưng cái nghèo mãi đeo bám gia đình chúng. Rồi giờ đây các cháu tôi biết làm sao đây ông trời ơi….”.
Hơn 10 năm qua, chị Đặng Thị Kim Hoa và Đặng Thị Thơm vào TPHCM làm đủ thứ nghề mưu sinh, buổi sáng thì bán báo và vé số, còn buổi chiều thì bán nem, chả, đậu phụng ở các quán nhậu. Với thu nhập mỗi ngày khoảng từ 100 – 200 ngàn đồng, hai chị em phải tiết kiệm chi tiêu, ăn uống tiết kiệm để tích cóp tiền gửi về quê nuôi con.
Ban an toàn giao thông tỉnh Quảng Ngãi động viên cha của nạn nhân Nguyễn Ngọc Bình (giữa) cố gắng vượt qua nỗi đau mất con
Phờ phạt bên quan tài vợ, anh Võ Ngọc Ảnh (45 tuổi) – chồng chị Đặng Thị Kim Hoa cho biết: “Ở miền quê này, ngoài cây lúa ra thì chẳng biết lấy gì để ăn. Tôi làm thêm nghề thợ hồ, kiếm ba cọc ba đồng hàng ngày nuôi con, còn vợ tôi tích cóp lo mua sách vở, quần áo và các đồ dùng trong gia đình. Giờ này vợ tôi đã ra đi, một mình tôi khó lo cho 3 đứa con ăn học đến nơi đến chốn, đặc biệt vào mùa mưa, hầu như tôi thất nghiệp dài ngày”.
Chị Đặng Thị Kim Hoa ra đi để lạ 3 người con, trong đó con gái đầu đang học cao đẳng, con gái thứ hai học lớp 12 và con trai út học lớp 9. Cùng với tình cảnh như chồng chị gái Kim Hoa, chồng nạn nhân Thơm cũng hành nghề thợ hồ, hai vợ chồng có 2 người con trai đang tuổi ăn học.
Ngược dòng sông Trà Khúc, PV Dân trí tìm đến gia đình nạn nhân Nguyễn Ngọc Bình (27 tuổi, ngụ xã Nghĩa Hà, huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi). Cái chết đột ngột của chàng trai chưa vợ, khiến cả làng quê yên bình chan đầy nước mắt.
Video đang HOT
Giám đốc Sở GTVT Quảng Ngãi (bìa trái) hỗ trợ cho gia đình nạn nhân Đặng Thị Kim Hoa
“Khi nhận tin từ Công an tỉnh Khánh Hòa, cả gia đình như chết lặng rồi lặng lẽ òa khóc, chỉ mong con tôi không phải trong những nạn nhân xấu số kia. Giờ cháu nó đi rồi, cả gia đình chắc sẽ lâm vào cảnh túng thiếu, vì cháu Bình là lao động chính trong gia đình. Hai vợ chồng tôi thì tuổi già, sức yếu nên chỉ làm nông và xẻ lốp xe để kiếm cơm qua ngày”, ông Nguyễn Văn Em – cha ruột nạn nhân giải bày.
Nạn nhân Nguyễn Văn Bình hiện đang hành nghề nhôm kính, là người con thứ 3 trong gia đình có 5 người con (4 gái và 1 trai).
Trao đổi với PV Dân trí sáng hôm nay (9/3), ông Đặng Văn Minh – Giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Chúng tôi cử một Phó Giám đốc Sở vào TP.Cam Ranh để hỗ trợ và phối hợp với cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân. Qua xác minh, vụ tai nạn làm 9 người dân Quảng Ngãi chết tại chỗ, 34 người bị thương (trong đó có 24 người bị thương nặng) và có khả năng cứu sống hoàn toàn số nạn nhân bị thương”.
Ngày ly hương vào mùng 8-3 là ngày định mệnh đối với chị Kim Hoa
Trong sáng cùng ngày (9/3), Sở GTVT đã đến thăm viếng gia đình 9 nạn nhân bị tử nạn và hỗ trợ mỗi gia đình 3 triệu đồng. Đối với nạn nhân bị thương, Sở GTVT hỗ trợ người bị thương nặng 2 triệu đồng và 1 triệu đồng đối với người bị thương nhẹ.
Đối xe gây tai nạn, hãng xe Chín Nghĩa hỗ trợ mỗi người tử vong 2 triệu đồng, đồng thời hỗ trợ chi phí mai táng, vận chuyển và điều trị nạn nhân từ 3 – 10 triệu tùy trường hợp.
Ông Bạch Ngọc Lâm – Hiệu trưởng trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Sơn Tịnh) cho biết: “Chị Đặng Kim Hoa có con gái học trong trường, với mất mát này, nhà trường quyết định miễn tất cả các khoản nộp đối với con nạn nhân. Bên cạnh đó, nhà trường cùng thầy cô giáo, học sinh và ngành đã hỗ trợ nhiều nguồn kinh phí khác giúp gia đình lo hậu sự”.
Người dân Tịnh Thiện khóc tiếc thương hai chị em lam lũ
Mặc dù nhiều đơn vị, tổ chức và cá nhân hỗ trợ tiền nhưng nỗi đau mất đi người thân vô cùng lớn. Đòi hỏi mỗi người tài xế cần có tinh thần, trách nhiệm bảo vệ mạng sống của mình cũng như hành khách bình an.
Theo Dantri
40 năm quẩn quanh thèm... ăn phở!
"Tôi chỉ ước ao trước khi chết được một lần ăn phở. Nhiều đêm nằm mơ thấy được ăn bát phở nóng, húp sì soạt, chao ôi là ngon. Tỉnh dậy tiếc quá, giá như giấc mơ dài thêm" - Đã 40 năm nay, cụ Hữu Lý quẩn quanh với nỗi thèm ăn phở như thế.
Trung tâm Bảo trợ xã hội Hải Phòng nằm giấu mình dưới chân cầu Nguyệt là nơi các cụ già không gia đình, không nhà, không thu nhập có thể vào trú chân những ngày cuối đời. Những người già ở đây không được ăn sáng, nhiều đêm nằm mơ thấy mình được ăn phở...
96 cụ già ở đây chẳng khác nào những "ngọn đèn dầu" đang dần tắt.
40 năm quẩn quanh thèm phở
Đến Trung tâm Bảo trợ xã hội Hải Phòng, bước chân tôi chùng lại trước một người đàn ông có vẻ ngoài tiều tụy, nhếch nhác như thể cả tháng nay cụ chưa được tắm rửa. Ông vội vã, ngấu nghiến ăn những miếng bánh cuốn ít ỏi không rõ ai cho.
Ông là Nguyễn Văn Sang, năm nay mới ngoài tuổi 60 nhưng đã có thâm niên ở đây 20 năm. Bố mẹ chết trẻ, ông Sang và anh trai là Nguyễn Văn Hà trở thành 2 đứa trẻ mồ côi, sống bằng nghề xin ăn từ năm lên 10. Mãi đến năm 1996, cả hai anh em ông được đưa về đây. Sáu năm sau người anh bệnh nặng qua đời, bỏ ông lại một mình và từ đấy ông trở nên ngẩn ngơ. Ông bảo lúc nào ông cũng thèm ăn.
Cụ bà Bùi Thị Lý (quê gốc Hải Dương, lấy chồng về Hải Phòng) kể lại sự bất hạnh của đời mình: "Chồng con bà chết hết, anh em ruột thịt cũng lần lượt qua đời, bà được đưa về đây ăn cơm nhà nước cho. Nói thật với cháu, 18 năm rồi bà chả biết đến ăn sáng là gì nữa. Ban đầu cũng thấy bụng cồn cào khó chịu, lâu rồi cũng quen, quên luôn là người ta cần phải ăn sáng cháu ạ".
Dường như thấy chuyện cụ Lý chưa khổ bằng mình, cụ ông Nguyễn Hữu Lý (90 tuổi, quê ở Hàng Kênh, Hải Phòng) đang nằm trên giường cố bò dậy nói: "Tôi chả dám ước ngày nào cũng được ăn sáng đâu, như thế là xa xỉ, tôi chỉ ước ao trước khi chết được một lần ăn phở. Có nhiều đêm tôi nằm mơ thấy được ăn bát phở nóng, cứ thế húp sì soạt, chao ôi là ngon. Tỉnh dậy tôi tiếc quá, giá như giấc mơ cứ kéo dài thêm nữa".
Rồi cụ hỏi đầy háo hức: "Ở ngoài đời bây giờ người ta nấu phở có ngon như ngày xưa không cháu, có cho thêm vị gì không, có bớt đi vị gì không?".
Chị Phạm Thị Thu Hà, Phó Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội Hải Phòng giải thích: "Cụ Lý vào đây từ những ngày đầu trung tâm mới thành lập. Lần cuối cùng vào cuối thập niên 70, cụ được ăn một bát phở tại cửa hàng ăn uống mậu dịch quốc doanh ngay ngã năm Kiến An, bán kèm phiếu tíc kê. Cho nên gần 40 năm nay cụ cứ quẩn quanh với ý nghĩ thèm phở".
Cũng theo chị Hà, có cụ thèm những thức ăn ngoài đời quá đã xung phong trình với lãnh đạo trung tâm cho phép được ra ngoài... xin ăn cải thiện. Khổ nỗi, hàng năm các ngành chức năng phải mất bao công sức để thu gom, giờ lại "thả" ra sao được? Vì thế, ước mơ trước khi chết được một lần ăn phở của cụ Lý có lẽ không bao giờ thành hiện thực.
Những cụ già không tên
Ông Vũ Huy Quang, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội Hải Phòng cho biết, trong những lần thu gom người lang thang cơ nhỡ về trung tâm có cả những người bị câm, không nói được tiếng Việt, không biết chữ và cũng không giấy tờ tùy thân,... Vì thế khi vào trung tâm họ như người không tên. Các nhân viên đặt tên cho họ theo năm thu gom về để làm hồ sơ, dễ chia phần cơm.
Cụ ông ôm cặp lồng chờ đến giờ ăn
Một người đàn ông nhìn tôi háo hức, ông được đặt tên là Đinh Tỵ (tức vào trung tâm năm 1977). Hỏi nếu nhiều cụ như thế vào cùng một năm, trung tâm phải đặt tên thế nào? Có một cụ ông mang cái tên Ơ Líp. Cụ này nói chả ai hiểu gì nhưng cuối câu bao giờ cũng "Ơ Líp".
Vì không tên, không tuổi nên khi các cụ nằm xuống, trên tấm bia mộ cũng chẳng có gì để ghi ngoài một cái tên giả. Có lẽ chính vì vậy mà những người này luôn sống trong cảm giác cô độc, khép mình hơn, âu sầu hơn...
Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ xã hội Hải Phòng
Ông Vũ Huy Quang cho biết, mỗi năm trung tâm tiếp nhận khoảng 30 cụ, số mới vào không kịp bù cho số người chết đi. Đến thời điểm này trung tâm có 96 cụ già đang được nhà nước trợ cấp nuôi dưỡng. Chuyện ở đã ổn định nhưng cái ăn còn rất chật vật. Hiện suất trợ cấp cho mỗi cụ là 600 nghìn đồng/tháng, tương đương 20.000 đồng/ngày. Trong thời điểm bão giá, con số đó quả thật chẳng thấm vào đâu. Chính vì vậy mà các cụ không thể có bữa ăn sáng. Nếu không tận mắt chứng kiến, tôi khó hình dung được giữa thành phố sầm uất ấy lại có những phận già bất hạnh luôn sống trong cảnh đói khát, chờ ăn.
Người già yêu và ghen
Ở Trung tâm Bảo trợ xã hội Hải Phòng, các cụ không chỉ có những nỗi buồn mà có cả niềm vui rất đời. Ông Vũ Huy Quang, Giám đốc Trung tâm, chia sẻ: "Các cụ hẹn nhau ra sân ban đầu là kể chuyện đời, rồi kể chuyện mình, cuối cùng là nói luôn chuyện tình. Các cụ cũng nắm tay, dựa vai và có cả những yêu thương âu yếm chẳng khác gì thanh niên. Lâu dần nhiều đôi mạnh dạn dắt nhau lên phòng lãnh đạo đề nghị trung tâm bố trí phòng để ở chung". Đến nay đã có đến 5 đôi tình già trong 5 căn phòng riêng biệt như những gia đình nhỏ, mang đến cho nhau chút hơi ấm hiếm hoi.
Ông Nguyễn Văn Khuê và bà Phạm Thị Chín, suốt 30 năm nương tựa vào nhau
Cụ ông Trần Trung Hậu, 79 tuổi và bà Đỗ Thị Hòe, 55 tuổi là một minh chứng cho mối tình già ở trung tâm này. Bà Hòe mồ côi từ bé. Ông Hậu vốn là lái xe cho một công ty nhà nước nhưng vì sức khỏe yếu nên nghỉ việc trước khi được hưởng chế độ hưu. Thương ông, bà tự nguyên bên ông săn sóc. Bà đã không ngại vất vả xin làm thêm ở khu bếp và lau dọn các phòng để mỗi tháng có thêm 100 nghìn đồng mua mì tôm cho ông ăn sáng. Bà bảo một thùng mì giá 98 nghìn, còn dư 2 nghìn cất đi, sau này nếu ai đi trước thì người còn lại lấy đó mà mua hương thắp cho đỡ lạnh lẽo.
Tình già khi ghen cũng chẳng khác những đôi trẻ. Cũng nước mắt, cũng giận hờn, cũng bỏ ăn bỏ ngủ... Nhiều khi lãnh đạo trung tâm phải can thiệp, hòa giải cho những cụ già đang hừng hực lửa ghen.
Theo Dantri
Lời kể nhân chứng vụ Giám đốc bệnh viện Thanh Nhàn bị truy sát "Chúng tôi xuống xe một lát rồi quay trở lại. Khi anh Minh bước gần đến cửa xe, bất ngờ một nam giới dáng cao lớn đội mũ bảo hiểm, bịt khẩu trang, cầm dao xông đến chém tới tấp anh Minh" - Phó Giám đốc BV Thanh Nhàn Hoàng Thị Ngọc Trâm kể lại. Như Dân trí đã đưa tin, vụ truy...