Ngày đi đẻ, đau đớn thì chớ lại còn phải chứng kiến cảnh chồng phăm phăm bế thốc mấy cô bầu nằm cùng phòng mình
Đúng là em có tăng ký thật nhưng có đến mức bị chồng “bỏ bom”, phải tự bò lên xuống giường không?
Em vốn có cơ thể đầy đặn từ trẻ. Hồi đó cứ nghĩ non dại là có chồng, khổ tí rồi tự giảm cân. Ngờ đâu có chồng rồi, sung sướng hơn nên em càng “phì nhiêu”. Bao nhiêu quần áo cũ em đều không mặc được nữa vì quá chật. Đến mức chồng em cứ hay đùa, bảo em giống lợn quá.
Tuy nhiên, chồng em vẫn rất thương và chiều chuộng em. Anh cũng hay nói, “mập chỗ nào, phúc lộc dày chỗ đó” nên cũng không ép em giảm cân.Biết vợ mập mà anh chưa từng khó chịu hay xấu hổ. Đi chơi với bạn, anh cũng dẫn em đi cùng.
Bạn bè em cứ khuyên em giảm cân mà em khó làm quá. Tập thể dục được vài hôm là em lại nản rồi bỏ lửng. Đăng kí tập yoga cũng được vài hôm rồi bỏ vì đau cơ nhức khớp quá. Thế là em mập vẫn cứ hoàn mập.
Có bầu, cơ thể em càng lên ký khủng khiếp. (Ảnh minh họa)
Có bầu, cơ thể em càng lên ký khủng khiếp. Người ta tăng tầm 10-12 ký. Em tăng đến 22 ký. Chồng em cứ mua sữa bầu, pha ngày hai bận ép uống. Chuyện ăn uống cũng lấy lý do ăn cho hai người nên em không kiêng cữ. Hai tháng cuối thai kì, em đi khám, bác sĩ cứ bảo giảm ăn lại chứ con trong bụng lớn quá. Nhưng mà em vẫn không giảm được.
Nói chứ là phụ nữ, em cũng ái ngại với cái cơ thể “phì lũ” của mình lắm. Tăng 22 kí, cả người em cứ tròn trùng trục một khúc. Bụng rạn đến thảm thương. Bắp tay, chân cứ sưng phù lên nhìn chính em còn ghê.
Thôi mấy chuyện đó, phụ nữ mình cũng trải qua hết rồi. Vấn đề chính em muốn nói là thái độ của chồng khi em xuống phòng chờ sinh.
Video đang HOT
Trong khi em đau bụng chết đi sống lại cả ngày vẫn không sinh được thì lão chồng em hì hục chơi game ở bên ngoài. Mẹ em bảo đi mua gì thì lão lại lạch bạch chạy đi. Lên lại cắm mặt vào điện thoại. Mà bực nhất là lão “dài tay” quá.
Mẹ em còn bảo em sinh xong phải giảm cân đi, giảm cân bằng mọi cách chứ mất chồng như chơi. (Ảnh minh họa)
Em đau bụng, són tiểu nên hay ra vào nhà vệ sinh. Mà mỗi lần lên xuống giường cứ như cực hình vì đau. Nhưng chồng em không bế em được lần nào. Em gọi lão dìu, lão cũng chạy vào rồi lóng ngóng như gà mắc tóc. Sau lần dìu làm em suýt ngã dập mặt xuống nền thì lão sợ, mẹ em cũng sợ. Lão cười như mếu bảo em mập quá, nặng quá, lão không dìu nổi. Em nghe mà vừa buồn cười vừa tủi tủi.
Đã thế, lão còn bế mấy cô bầu cùng phòng một cách gọn ghẽ. Chẳng là mấy cô đó, có người không có chồng đi cùng nên mẹ họ nhờ chồng em bế hộ. Lão bế vợ người ta cái xoẹt là xong, còn bế vợ mình không bế nổi. Hỏi các chị có tủi thân không ạ? Mẹ em còn bảo em sinh xong phải giảm cân đi, giảm cân bằng mọi cách chứ mất chồng như chơi.
Giờ em sinh con cũng được hai tháng rồi nhưng cân nặng vẫn giữ nguyên ở mức 85 kg, còn hơn chồng 20 kg đấy ạ. Mỗi lần nhìn cái mặt tròn như cái mâm trong gương, cùng cái bụng bèo nhèo mỡ, rạn chi chít, em lại cảm thán không nên lời. Mà em giảm cân, giảm ăn thì lại ảnh hưởng đến sữa cho con bú. Em oải quá. Các chị em có diệu kế gì thì bày mưu cho em giảm cân với?
Theo afamily.vn
Vợ thích sòng phẳng với nhà chồng
Chồng biết, sòng phẳng là tốt, rất cần thiết trong các mối quan hệ xã hội nhưng trong gia đình, nhiều lúc rạch ròi quá lại làm mất tình cảm vợ à!
Vợ chồng mình sống cách nhà nội chưa đến mười lăm cây số nhưng hiếm khi vợ chịu về chơi. Tuần nào, vợ cũng lấy cớ bận, nào họp hành, làm điểm, soạn bài...để chồng lủi thủi về thăm nhà.
Chồng biết, vợ chẳng bận đến mức ấy nhưng vợ không thoải mái khi về quê, vừa gò bó vừa mất đi ngày cuối tuần để xả hơi, thư giãn. Biết tính vợ thế nên chồng chẳng ép nhưng nhìn cách vợ đối xử với những món quà từ quê, chồng thấy buồn trong lòng.
Vợ không muốn nhận quà quê vì sợ mắc nợ nhà chồng. (Ảnh minh họa)
Lần nào cũng vậy, mẹ thấy chồng về một mình đều hỏi, sao vợ không về. Câu trả lời của chồng lúc nào cũng giống nhau nên lâu dần mẹ chẳng hỏi nữa. Chỉ thấy mẹ lẳng lặng gói ghém một thứ một ít gửi lên cho vợ.
Khi thì chục trứng gà ta, nải chuối nhà, con bồ câu non lúc thì ít đậu phộng rang, chục cân gạo, trái bí, ít rau trong vườn...Lần đầu, chồng háo hứng xách về nhưng nhìn ánh mắt ơ hờ, cái thở dài đánh sượt của vợ làm chồng mất hứng.
Nhưng rồi, không thể từ chối món quà của mẹ, lúc nào cũng được gói cẩn thận treo sẵn ở giỏ xe trước lúc đi nên chồng lẳng lặng mang về. Đến lần thứ tư, vợ bắt đầu lên tiếng phản đối: "Lần sau anh đừng có lấy của mẹ nữa, có ai ăn đâu mà". Chồng cự cãi: "Mẹ cho, không lấy sao được, vả lại, mẹ bảo, em đang có bầu, ăn rau nhà trồng và trứng gà ta tốt hơn mua ngoài chợ".
Hình ảnh minh họa
Vợ lên giọng: "Chỉ giỏi vẽ chuyện thôi, của biếu là của lo, của cho là của nợ, tính em không thích lấy không của ai cái gì". Chồng tiếp tục thanh minh: "Ơ kìa, có ai bắt em phải trả đâu, mẹ thương mẹ mới cho mà". Vợ dấm dẳng: "Thôi, không nói nhiều nữa, lần sau anh đừng có đem về nữa, giờ cần gì ra siêu thị là có ngay, đừng có đùm đề lắm thứ, phức tạp".
Có lần, vợ về quê chơi, khen gạo ở quê nấu cơm ngon. Vậy là, thu hoạch xong, mẹ sai chú út chở lên cho vợ chồng mình một tạ. Vợ nằng nặc gửi tiền trả mẹ còn nói mát mẻ với chồng: "Mẹ định buôn gạo chắc".
Chồng hiểu, vợ chẳng phải chê quà của mẹ nhưng tính vợ không thích nợ nần. Mỗi lần mẹ gửi đồ lên thì hôm sau, vợ cũng phải gửi đáp lại ngay. Bằng cách này hay cách khác, vợ đều tìm cách "trả" cho bằng được. Nếu không mua sữa, bánh, hoa quả thì vợ trả bằng tiền. Nhưng nhiều lúc, mẹ buồn vì mới gửi đồ lên, vợ đã chuyển tiền trả ngay. Người ta bảo: "Của cho không bằng cách cho" là vậy.
Trong gia đình, nhiều lúc rạch ròi sòng phẳng quá lại mất tình cảm. (Ảnh minh họa)
Nhưng vợ à, mẹ gửi quà cho vợ vì thương con và cách sống ở quê vốn như vậy chứ không phải muốn được đáp trả đâu. Vợ có biết, giữa trưa nắng, mẹ đi khắp xóm, tìm mua cho đủ chục trứng gà để gửi lên, nải chuối nào ngon, mẹ đều để dành cho vợ.
Mẹ bảo, "Rau quả ngoài chợ bây giờ toàn phun thuốc, ăn hại người lắm, chịu khó mang lên cho vợ con, đang bầu bì phải cẩn thận". Chồng biết mẹ không phải người đưa đãi, có gì nói vậy nên vợ đừng suy nghĩ nhiều. Trong thâm tâm mẹ, nhà chồng không giàu có gì, không giúp đỡ được vợ chồng mình nhiều nên có gì mẹ cho nấy.
Chồng biết, sòng phẳng là tốt, rất cần thiết trong các mối quan hệ xã hội nhưng trong gia đình, nhiều lúc rạch ròi quá lại làm mất tình cảm vợ à!. Có những thứ mình cho đi mà không nghĩ đến chuyện nhận lại, có những thứ mình nhận nhưng không thể nào trả hết được.
Theo phunuonline.com.vn
Những điều vợ không chịu thay đổi, sớm muộn chồng cũng đi tìm người khác Nếu vợ không chịu thay đổi những điều này, chẳng mấy chốc chồng sẽ chán nản và bỏ đi lúc nào không hay Không chỉ có đàn ông, phụ nữ cũng có vô số tật xấu khiến chồng cảm thấy khó chịu, áp lực và bực bội khi ở bên cạnh. Nếu không chịu thay đổi những điều này, vợ sẽ vô tình...