Ngày đầu TP Hà Nội siết chặt kiểm tra giấy đi đường, nhiều chốt ùn nhẹ
Sáng 9/8, các chốt kiểm dịch ở Hà Nội yêu cầu người dân ra đường ngoài giấy đi đường phải xuất trình kèm lịch trực, công tác của cơ quan. Người còn thiếu được nhắc nhở, đề nghị bổ sung trong ngày.
Hà Nội: Siết chặt kiểm tra giấy đi đường kèm theo lịch trực, lịch công tác
Sáng 9/8, các chốt kiểm soát dịch Covid-19 trên địa bàn TP Hà Nội thực hiện nghiêm việc kiểm tra giấy đi đường của người dân, kèm theo lịch trực, lịch công tác và giấy xác nhận của cơ quan theo tinh thần chỉ đạo của công văn hỏa tốc được ban hành ngày 8/8. Theo công văn này, trong thời gian cách ly xã hội vừa qua, Hà Nội đã làm tốt việc kiểm soát người dân ra khỏi nhà không có lý do chính đáng. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp sử dụng giấy đi đường sai mục đích hoặc không đúng đối tượng. Do đó, việc siết chặt kiểm tra giấy đi đường và các giấy tờ kèm theo cần được thực hiện ngay.
Sáng 9/8, các trường hợp có giấy đi đường không hợp lệ hoặc không có giấy đi đường đã bị lực lượng chức năng lập biên bản xử lý lỗi ra đường không có lý do chính đáng.
Hơn 30 trường hợp không có giấy đi đường hoặc giấy đi đường không hợp lệ đã bị lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính tại chốt kiểm soát phường Láng Hạ, Hà Nội.
“Em làm ở siêu thị bán các mặt hàng thiết yếu. Tuần vừa rồi siêu thị tạm nghỉ 1 tuần để rà soát, truy vết các trường hợp F1, F2 nên sáng nay đi làm em chưa kịp xin lại giấy tờ theo quy định mới. Cơ quan nói cứ đi đi nên em cũng đi lên cơ quan làm việc nhưng bị tạm giữ tại chốt để xử phạt”, chị Hồng Xuyến, một nhân viên siêu thị chia sẻ.
Ngoài giấy đi đường, người dân phải bổ sung thêm giấy lịch trực, lịch công tác, phân công nhiệm vụ hoặc giấy xác nhận của cơ quan đơn vị nơi công tác.
“Trong sáng 9/8, chúng tôi đã dừng hơn 30 trường hợp không có giấy đi đường hoặc giấy không hợp lệ để lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Với các trường hợp chưa có giấy lịch trực, lịch phân công nhiệm vụ theo tinh thần công văn hỏa tốc mới của Hà Nội thì chúng tôi sẽ nhắc nhở phải bổ sung ngay, nếu còn tiếp tục vi phạm, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm theo quy định”, thiếu tá Vũ Như Quỳnh, công an phường Láng Hạ cho biết.
Những trường hợp người dân có giấy đi đường nhưng chưa đủ theo công văn mới của Hà Nội sẽ phải bổ sung ngay trong ngày 9/8.
Dù thực hiện theo quy định phòng dịch mới, sáng 9/8, phóng viên vẫn ghi nhận tình trạng đông đúc các phương tiện ra đường.
Hàng dài ôtô chờ kiểm tra giấy tờ qua chốt kiểm soát đường Liễu Giai gây ùn nhẹ.
Lực lượng kiểm tra tại chốt dùng loa thông báo từ xa, kiểm soát chặt phương tiện qua chốt.
Nhân viên giao hàng, shipper trình báo giấy phép qua smartphone để qua chốt kiểm soát.
Theo công văn hỏa tốc được UBND TP Hà Nội ban hành ngày 8/8, người đi đường xuất trình kèm theo căn cước công dân hoặc chứng minh thư nhân dân, lịch trực, lịch làm việc, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Trường hợp thiếu giấy tờ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định từ trưa ngày 9/8.
Hơn 64.000 người được giảm đóng vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Tính đến ngày 4/8, 64.800 người lao động của gần 4.450 đơn vị trên địa bàn quận Long Biên (Hà Nội) đã được giảm mức đóng và quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với kinh phí gần 2,3 tỷ đồng.
Chuyển kinh phí chi hỗ trợ cho người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động.
Theo bà Trần Thị Hoài Hương, Trưởng phòng LĐ-TB&XH (UBND Quận Long Biên, Hà Nội), ngay sau khi nhận được Quyết định số 3642/QĐ-UBND ngày 21/7/2021 của UBND Thành phố Hà Nội, lãnh đạo UBND quận Long Biên đã khẩn trương chủ trì cuộc họp, phân công nhiệm vụ cho các phòng, ban, ngành quận, UBND các phường, chỉ đạo rà soát sơ bộ số lượng đối tượng, dự toán kinh phí hỗ trợ, ban hành các văn bản thực hiện, thành lập Tổ chỉ đạo, Tổ thẩm định xét duyệt cấp quận.
UBND Quận cũng chỉ đạo các ngành LĐ-TB&XH, Y tế, GD&ĐT, Chi cục thuế, BHXH, LĐLĐ, Ngân hàng CSXH chuyển văn bản đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức công đoàn, cơ sở giáo dục, hộ kinh doanh theo lĩnh vực quản lý, chỉ đạo 14/14 phường thành lập Hội đồng xét duyệt do Chủ tịch UBND phường làm chủ tịch Hội đồng, khẩn trương hướng dẫn người lao động thực hiện.
Riêng trong ngày 4/8, Phòng LĐ-TB&XH Quận đã chuyển qua Kho bạc hơn 92 triệu đồng kinh phí cho 38 người lao động, gồm: 20 người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, một người lao động đang mang thai, 17 người lao động nuôi con dưới 6 tuổi.
Cũng theo bà Trần Thị Hoài Hương, BHXH quận cũng hỗ trợ 298 người lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí tử tuất, kinh phí trên 368 triệu đồng; ban hành quyết định chi trả và đang thẩm định hồ sơ cho 96 người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, 67 trường hợp F1, kinh phí 340 triệu đồng.
Lao động tự do đăng ký thủ tục nhận hỗ trợ ở Phường Thạch Bàn (Quận Long Biên, TP Hà Nội).
Ngân hàng Chính sách xã hội quận cũng đã hướng dẫn doanh nghiệp đang hoàn thiện hồ sơ dự kiến sẽ vay vốn trả lương 389 người lao động, kinh phí 1,5 tỷ đồng, vay vốn phục hồi sản xuất cho 2.018 người lao động với kinh phí gần 27 tỷ đồng.
Với nhóm lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do), UBND Quận Long Biên đã chỉ đạo UBND các phường tiếp nhận, hướng dẫn hồ sơ, đang thực hiện quy trình giải quyết cho 204 người, dự kiến việc chi trả cho nhóm này bắt đầu từ ngày 10/8.
Đường phố Hà Nội đông xe cộ ngày đầu tuần Sau khi vấn đề giấy thông hành được thống nhất, lượng người và xe lưu thông trên đường phố Hà Nội tăng trở lại. Tại một số chốt kiểm soát đã xảy ra tình trạng ùn ứ. 7h tại chốt kiểm soát trên đường Đào Tấn (Ba Đình) xảy ra tình trạng ùn ứ do số lượng người đi đường quá đông. Lực...