Ngày đầu tiên đến chơi nhà, mẹ anh ấy đã đưa cho 1 tỷ đồng và yêu cầu tôi chia tay
Không hiểu sao chúng tôi lại chọn ngày ông Công ông Táo để ra mắt và rồi có cái kết quá đau.
Chào mọi người, mấy ngày qua đau đớn quá khiến tôi không tha thiết Tết nhất. Giờ tôi mới dám viết tâm sự của mình mong được mọi người chia sẻ.
Tôi không phải là người con gái tham tiền của, đến với anh đơn giản là vì thích nhau thôi. Lúc mới quen nhau được 4 tháng tôi hoàn toàn không biết gia cảnh anh giàu hay nghèo, chỉ thấy ngày nào anh đến chơi cũng đi chiếc xe tay ga như mọi người thôi.
Cho đến một ngày có người bạn nói nhà anh ấy rất giàu, bố mẹ anh sở hữu nhiều cửa hàng thời trang trong thành phố. Lúc đầu tôi không tin nên đã hỏi trực tiếp người yêu và anh đã công nhận là đúng.
Từ khi biết anh giàu có, tình yêu của chúng tôi vẫn không đổi, có chăng tôi cảm thấy hãnh diện vì yêu được con cá vàng thôi. Sau khi tình yêu đã chín muồi, anh đưa tôi về ra mắt bố mẹ. Mẹ anh đón tiếp rất niềm nở, bác ấy hỏi tôi rất nhiều chuyện về bố mẹ tôi và công việc của tôi.
Tình yêu của chúng tôi vẫn không đổi. (Ảnh minh họa)
Nhìn thái độ bác ấy thật thà dễ gần gũi nên tôi cũng nói rõ để cho bác ấy hiểu hơn về gia đình mình. Tôi tâm sự với bác ấy: “Cháu là đứa con gái duy nhất trong gia đình, sau khi sinh cháu được vài tháng thì mẹ cháu bị mất trí nhớ.
Do không có tiền chạy chữa nên giờ đây mẹ cháu không được thật tính lắm, nhiều lúc cứ như người điên ấy. Một mình bố cháu vất vả kiếm tiền nuôi hai mẹ con. Cháu thương bố mẹ lắm nên cố gắng học thật tốt để giúp họ bớt khổ và cháu đã làm được điều đó bác ạ”.
Video đang HOT
Bác nghe xong tỏ ra rất thông cảm và khen ngợi tôi là người con có hiếu. Bác ấy còn hứa Tết Nguyên Đán này đi họp lớp ở quê và sẽ ghé vào thăm bố mẹ tôi. Cách nói chuyện của bác ấy nhẹ nhàng không tỏ vẻ bề trên hay giàu có, khiến tôi rất vui vì sắp có mẹ chồng tâm lý.
Ngày ra mắt đó lại trùng với ngày ông Công ông Táo nên gia đình anh họp mặt đông đủ các anh chị và các cháu. Suốt bữa ăn, tôi cảm giác mình như đã là dâu con trong nhà, mọi người nói chuyện rất thoải mái thân thiện.
Có lẽ vui quá nên người yêu tôi đã uống quá chén, trong khi chờ anh tỉnh dậy để chở tôi về thì mẹ người yêu gọi tôi ra để nói chuyện.
Nụ cười trên môi tôi vụt tắt khi bác ấy đưa ra một xấp tiền toàn tờ năm trăm nghìn. Bác ấy bảo: “Đây là 1 tỷ đồng, cháu hãy cầm lấy và chia tay con trai bác đi. Hãy đi thật xa đừng bao giờ để cho con trai bác tìm ra.
Cháu là người con gái rất tốt, nhưng bác không thể cưới một cô dâu có người mẹ bị tâm thần về làm vợ được. Bởi bác sợ căn bệnh đó có tính di truyền, bác cần người con dâu khỏe mạnh và không có mầm mống bệnh tật gì”.
Từng lời của bác ấy nói ra khiến tôi rất đau khổ, chẳng nhẽ chỉ vì mẹ bị bệnh mà tình yêu của người con bị dang dở sao. Tôi cố thuyết phục bác bằng những kết quả y tế rằng tình hình sức khỏe của mình rất tốt. Nhưng bác ấy chỉ có lắc đầu từ chối.
Tôi lẻ bóng đau khổ nhớ nhung người yêu da diết. (Ảnh minh họa)
Trước khi ra về tôi đã từ chối khoản tiền bác ấy đưa cho, để chứng minh rằng tôi yêu anh ấy không phải vì tiền. Suốt quãng đường đi bộ về nhà tôi rút ra được bài học nhớ đời là sẽ không bao giờ nói sự thật về gia cảnh nhà mình cho mẹ người yêu biết.
Chỉ vì giữ lời hứa với bà ta mà tôi đã phải nghỉ phép sớm để chạy trốn người mình yêu. Tết đến rồi nhìn người ta có đôi có cặp còn tôi lẻ bóng đau khổ nhớ nhung người yêu da diết mà chẳng biết phải làm sao.
Những cuộc điện thoại, tin nhắn thậm chí cả facebook của tôi cũng tràn ngập lời lẽ yêu thương của anh.
Mọi người ơi tôi phải làm gì đây khi cả hai vẫn còn rất yêu nhau nhưng bà mẹ anh lại không muốn chúng tôi tiếp tục liên lạc với nhau?
Theo afamily.vn
Đón Tết phố xa thương rưng rức quê già
Một năm bộn bề công việc cứ thế cuốn ta trôi đi. Vèo cái, ngẩng mặt lên đã hết năm. Đúng rằm tháng Chạp thì nhận được tin trực Tết.
Nghĩa là đón Tết xa quê. Nghĩa là thôi không chộn rộn bon chen xe đông phố hẹp. Nghĩa là có quyền tạm ngưng những tất bật ngược xuôi chợ búa dưa hành cỗ bàn ba ngày Tết. Ấy vậy mà lòng không hề cảm thấy thảnh thơi. Ngược lại, người bỗng cứ nôn nao, bung biêng, chênh vênh như hụt hao, thiếu thốn đi điều gì to lớn lắm...
Ngày ông Công ông Táo về trời, chạy xe ngang qua cây cầu cũ bắt gặp hình ảnh mọi người ra bờ sông thả cá, chợt thấy thương thắt lòng quê kiểng ở nơi xa...
Ảnh: IT.
Như một lẽ tự nhiên, ta tắt máy, dừng xe thả trôi nỗi nhớ về phía hạ nguồn, nơi quê ta nương náu. Nghe bên mình hương phù sa mặn mòi bám quyện gió đông mỗi khi mở cống lấy nước vào đồng xuống mạ. Phù sa nồng lên quyện chặt bàn chân, ngón tay người nông dân, theo họ về nhà. Mùi phù sa theo người nông dân trên khắp nẻo đường đón Tết. Mùi phù sa lựa hoa. Mùi phù sa mua thịt. Gói giò. Ngào mứt. Nấu bánh chưng xanh... Để rồi đúng vào thời khắc xuân sang ấm áp, lúa non đã đan kín khắp mọi cánh đồng. Mùi lúa non thơm nhưng nhức tinh khôi hoà cùng mùi củi khét lẹt, mùi bánh chưng ngậy bùi, mùi dưa hành chưa dịu, mùi miếng giò ngọt thanh... Tất cả bừng lên niềm tin và mơ ước về một cánh đồng rực vàng, một năm mới đủ đầy, no ấm.
Lái xe lang thang khắp phố phường hoa lệ, con đường nào cũng rải nhựa trơn tru, khô láng, trong hồn ta bỗng ùa về bề bộn mùi của đường làng ấm đất chân quê. Con đường đất mịn chạy chân trần sao mà thích thú, sao mà thân thương đến vậy. Ven đường từng luống hoa mười giờ nở bung khoe sắc thắm. Hương của đất ẩm, hương của cỏ xanh, hương của muôn hoa rực rỡ làm ấm lại lòng người trong cơn gió bấc hanh hao... Bởi thế mà bất cứ người con xa quê nào khi đặt chân về với quê già ngày Tết đều thích cởi bỏ những đôi giày bóng nhoáng để chạm da thịt mình vào da thịt quê hương. Hồn chạm hồn. Da diết...
Đón Tết phố xa ta còn nhớ cồn cào từng con đường, từng ngõ xóm nơi quê nhà xa ngái. Nhớ đến nao lòng mùi của rong rêu xanh rợn chân tường gạch ẩm ướt hăng hăng tựa hương rượu say nồng. Từng mảng tường cũ già nua bong mảng vôi vữa như xa lạ, như cằn cỗi giữa hào nhoáng bê tông gạch lát thơm tho. Ấy vậy mà tay ta vẫn muốn chạm vào, cảm nhận hơi thở của bao ngày xưa cũ trước khi bong ra, tan biến như lớp vữa buồn.
Ở phố xa làm sao mà cảm nhận được sâu sắc mùi vị của cội mai gốc đào già nua nằm im lìm góc sân, đầu ngõ. Thứ mùi tỏa ra sau lớp vỏ nâu sần chai sạm. Như làn da quê mùa gánh bao nắng gió, gồng chở bão giông. Như dáng mẹ ta lưng còng tựa cửa ngóng trông từng đứa con tha hương tất tưởi trở về dăm ba ngày vội vã. Mà ấm lòng. Mà thương thắt ruột gan.
Tết ở lại phố xa thèm nôn thèm nao dăm ba lời hỏi thăm suồng sã: lương tháng bao nhiêu? Khi nào cưới chồng? Có em bé chưa? Biếu bố mẹ được nhiều không?... Đã có khi ta miệt thị, hắt hủi những ân tình suồng sã ấy, coi nó như một sự tọc mạch kém duyên. Nhưng cô đơn ở phố xa, ta bỗng nhận ra đằng sau những lời hỏi han có phần xóc óc ấy là sự quan tâm mộc mạc, chân chất quê mùa. Không màu sắc. Không làm hàng. Chỉ là, có lẽ, ta đã đặt tự ái của bản thân lên cao quá, để rồi tự mình huyễn hoặc làm tổn thương chính mình và người khác nữa.
Nằm bẹp trong phòng, ta thèm nghe có cô bác lảnh lót ghe đưa: "Chưa đẻ hả bây? Làm giàu gì nhiều cho cực. Sinh con đã không có lại tịt bây giờ!". Khi ấy ta sẽ cười lúng liếng mà chả treo cho vui xôm xóm ngõ: "Dăm bảy năm nữa cô bác ơi! Nhà cháu còn bận vỗ béo để lấy sức sau này phân giải anh chị em chúng nó đánh cãi chòng ghẹo nhau cô bác ạ". Mãi mới về được đến quê, ai lại nỡ lấy lòng eo hẹp mà so đo nhau làm gì cho buồn thiu buồn thối? Cứ rộng lòng rộng bụng mà đối đãi, hạnh phúc và yên an chắc chắn nở bung ngay tại tim mình.
Có điều năm nay ta đón Tết phố xa. Mọi câu hỏi sẽ đều hướng về phía mẹ. Mẹ ta sẽ mỉm cười thật hiền hậu, sẽ chậm rãi phân bua dăm câu ba điều trước thềm năm mới. Mắt mẹ sẽ nhòa đi vì củ hành cay xè hay vì mùi hạt tiêu góc bếp. Còn lòng mẹ thì chẳng còn ở lại quê già vì bận hướng lên phố xa thương đứa con côi cút.
Ta mở rộng cửa phòng. Nghe mùi khói bếp bữa cơm chiều Ba mươi ùa vào phòng đầy ắp. Bụng dạ bỗng cồn cào. Ở quê già, có mẹ ngóng thương ta...
HƯỜNG TRƯƠNG
Theo thegioitiepthi.vn
Tết của hồi ức Co nhưng chiêu mang nôi nhơ ra ngong chơ giưa phô thi, chi đê đơi chuyên xe cuôi ngay tư nui xuông tranh thu hit ha nhưng phăng phât cua gio trơi quê hương. Cuôn lich treo tương đang mong dân, thang Giêng đa rât gân. Như môt đưa tre thơ tôi vân mong đên Têt đê trơ vê, vê tim lai via...