Ngày đầu Q.7, TP.HCM thí điểm mở cửa trở lại: Khách chưa nhiều nhưng quán vẫn vui
Ngày đầu Q.7, TP.HCM thí điểm cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh mở cửa trở lại có kiểm soát, nhiều hàng quán đã mở bán.
Dù lượng khách chưa nhiều như trước dịch nhưng các chủ quán vẫn vui vẻ vì có đồng ra đồng vào trang trải.
Đợi người của quán cơm chuẩn bị xong các phần khách đặt, shipper mới vào bên trong để lấy đi giao. Ảnh KHẢ HÒA
Hôm nay, 15.9 là ngày đầu Q.7, TP.HCM thí điểm cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh mở cửa trở lại có kiểm soát. Nhiều hàng quán bán cơm, phở, cà phê… đủ điều kiện kinh doanh đã được phép mở bán. Mặc dù đơn hàng không nhiều như trước khi có dịch, nhưng hầu hết chủ quán đều vui mừng khi từng bước được buôn bán trở lại, có đồng ra đồng vào trang trải.
Anh Nguyễn Nam Hoàng Tuấn (chủ quán cơm tấm Tý Mập trên đường Lê Văn Lương, P. Tân Phong, Q.7) cho biết khi hay tin UBND TP.HCM cho mở thí điểm một số dịch vụ thiết yếu trên địa bàn Q.7 nên anh chủ động liên hệ với địa phương và làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Quán cơm của anh được UBND P. Tân Phong chấp thuận cho phép mở cửa kinh doanh.
Anh Tuấn đã thu xếp chỗ ở lại cho những nhân viên phục vụ nhằm đáp ứng yêu cầu “3 tại chỗ” và xét nghiệm tầm soát dịch Covid-19 theo quy định.
Cơm tấm Tý Mập trên đường Lê Văn Lương, P.Tân Phong, Q.7 được phép mở bán trở lại sau khi đủ điều kiện theo yêu cầu phòng dịch . Ảnh KHẢ HÒA
Anh Hoàng Tuấn, chủ quán cơm tấm Tý Mập, cho biết anh đã sắp xếp chỗ ở lại cho nhân viên để đảm bảo “3 tại chỗ” . Ảnh KHẢ HÒA
Số lượng quán anh Tuấn bán ra chỉ khoảng 50 – 60 phần/ngày. Trước khi bùng dịch, quán cơm của anh hoạt động từ sáng đến chiều tối, còn bây giờ chỉ bán đến khoảng 14 giờ là nghỉ.
Theo Anh Tuấn, do phải vận chuyển nguyên liệu bằng xe tải nên chi phí có đội lên chút ít. “Nhưng được mở cửa hàng bán lại là vui rồi. Mình vừa có tiền trả lương cho nhân viên, vừa có tiền trả chi phí thuê mặt bằng”, anh Tuấn nói.
Mặc dù việc buôn bán chưa thể trở lại giống như khi chưa có dịch Covid-19 nhưng anh Tuấn ủng hộ chủ trương chung về phòng dịch của chính quyền và mong muốn dịch Covid-19 sớm được kiểm soát.
Quán bún Sài Gòn hiếm hoi mở bán online: Vài tiếng đã hết sạch hàng
Tại bàn giao – nhận cơm có nước sát khuẩn để shipper sử dụng khi vào lấy hàng . Ảnh KHẢ HÒA
Số lượng bán ra của quán Tý Mập chỉ khoảng 50 – 60 phần/ngày, ít hơn trước kia . Ảnh KHẢ HÒA
Shipper chờ “nổ” đơn trước quán cà phê Phúc Long trên đường Nguyễn Hữu Thọ, Q.7 . Ảnh KHẢ HÒA
Nhiều shipper tất bật mùa dịch bởi người dân hiện đặt mua hàng online là chủ yếu . Ảnh KHẢ HÒA
Nhân viên quán cà phê Phúc Long chuẩn bị các phần nước uống theo đơn hàng… . Ảnh KHẢ HÒA
… sau đó vào trong để shipper vào nhận hàng . Ảnh KHẢ HÒA
Nữ shipper kiểm tra lại đơn hàng nước uống trước khi rời quán . Ảnh KHẢ HÒA
Công việc của shipper khá bận rộn trong ngày đầu Q.7 thí điểm cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh mở cửa trở lại có kiểm soát . Ảnh KHẢ HÒA
Quán phở Việt Nam trên đường Bùi Bằng Đoàn, Q.7, cũng mở bán đợt này . Ảnh KHẢ HÒA
Phở là món được người dân đặt mua khá nhiều sau thời gian ở nhà phòng dịch, tự nấu ăn . Ảnh KHẢ HÒA
Nhiều shipper cho biết nhận đơn đồ ăn, thức uống sẽ mất thời gian chờ đợi hơn so với các đơn hàng khác nhưng vẫn cố gắng nhận đơn vì người dân đang rất cần . Ảnh KHẢ HÒA
Hỗ trợ doanh nghiệp để nuôi dưỡng nguồn thu cuối năm khi COVID-19 kéo dài
Nhiều tỉnh, thành phố phải giãn cách xã hội kéo dài theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ do dịch bệnh bùng phát khiến nguồn thu ngân sách những tháng cuối năm được dự báo rất khó khăn.
Gỡ khó cho doanh nghiệp để hồi phục sản xuất. Ảnh: TTXVN.
Ông Cao Anh Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết: Cơ quan thuế sẽ phối hợp với các vụ, đơn vị của Bộ Tài chính theo dõi sát tình hình dịch bệnh để có giải pháp thu ngân sách phù hợp.
Theo Tổng cục Thuế, thu ngân sách Nhà nước (NSNN) tháng 8/2021 do ngành Thuế quản lý chỉ đạt 68.852 tỷ đồng, bằng 91,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, số thu của tháng 8/2021 so với tháng 5 và tháng 6/2021 (là các tháng có cùng điều kiện thu - không phải kỳ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp) chỉ bằng 78,2% và 84%, tương ứng số thu khoảng 19.200 tỷ đồng và 13.100 tỷ đồng.
Số thu giảm mạnh ở hầu hết các sắc thuế như: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) chỉ đạt 57% số thu bình quân 7 tháng đầu năm; thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đạt 59,5%; thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đạt 60%; thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đạt 3.800 tỷ đồng, bằng 72% số thu bình quân 7 tháng đầu năm. Đặc biệt, số thu lệ phí trước bạ tháng 8/2021 chỉ đạt 970 tỷ đồng, thấp đột biến kể từ tháng 1/2020, thấp hơn mức bình quân 7 tháng đầu năm 2021 đến trên 2.300 tỷ đồng.
Riêng đối với 23 địa phương đang giãn cách, tháng 8/2021 số thu chỉ đạt 55,6%, giảm trên 10%. "Số thu của tháng 8/2021 đạt thấp là do tác động của dịch COVID-19 đến hầu hết hoạt động của nền kinh tế. Để chống lại sự lây lan của dịch bệnh, nhiều tỉnh, thành đã phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, nhiều doanh nghiệp đã phải tạm dừng hoạt động nên ảnh hưởng đến tình hình nộp NSNN", ông Cao Anh Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết.
Ông Cao Anh Tuấn dự báo: Số thu ngân sách từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Trước tình hình này, Tổng cục Thuế yêu cầu cơ quan thuế các cấp tiếp tục theo dõi sát tình hình dịch COVID-19, bám sát tiến độ thu trên từng địa bàn để kịp thời có đánh giá, phân tích cụ thể, đề xuất các giải pháp thu từ nay đến cuối năm.
"Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục phối hợp với Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính để đánh giá tác động về thu ngân sách, qua đó báo cáo cấp có thẩm quyền có chính sách hỗ trợ, miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp gặp khó khăn do COVID-19; đồng thời có giải pháp để quản lý thu, đảm bảo hoàn thành dự toán được giao", ông Cao Anh Tuấn cho biết.
Theo Cục Thuế thành phố Hà Nội, tính đến ngày 29/8, cơ quan này đã thực hiện gia hạn cho tổng số 29.744 người nộp thuế với tổng số thuế, tiền thuê đất được gia hạn là hơn 21.335 tỷ đồng. Một trong các chính sách đáng chú ý là Nghị định số 52/2021/NĐ-CP về tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2021 cho các đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Để tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người nộp thuế, Cục Thuế Thành phố Hà Nội tiếp tục theo dõi sát thực tế, thường xuyên rà soát, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị... để báo cáo Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính nghiên cứu, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, đề xuất ban hành các giải pháp phù hợp hơn nữa nhằm tháo gỡ khó khăn hoạt động sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường.
Chính sách tháo gỡ khó khăn vừa qua được Bộ Tài chính quyết liệt triển khai đã hỗ trợ các hoạt động kinh tế, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp, nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng mất thanh khoản, phá sản, giải thể doanh nghiệp, tạo điều kiện doanh nghiệp phục hồi nhanh khi kiểm soát tốt dịch bệnh; thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế phù hợp với những thay đổi trên thế giới sau đại dịch, kích thích tiêu dùng trong nước, bảo đảm an sinh xã hội.
Để đảm bảo thu đúng, thu đủ vào NSNN, Tổng cục Thuế đang hoàn thiện Đề án quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trên cơ sở kết nối với các sàn kinh doanh thương mại điện tử theo lộ trình; có giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng số đối với giao dịch xuyên biên giới.
Đồng thời, Tổng cục Thuế cũng đã chỉ đạo các vụ, đơn vị, các cục thuế tăng cường triển khai các giải pháp quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng, tập trung những ngành nghề có rủi ro cao về thuế. Thực hiện đôn đốc thu nộp ngân sách theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ về công tác hoàn thuế, gia hạn, miễn giảm thuế năm 2020.
Mới đây, Chính phủ đã yêu cầu các cơ quan chức năng tập trung hỗ trợ giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Các giải pháp theo đó tập trung vào miễn, giảm, giãn đóng bảo hiểm xã hội, chi phí công đoàn (năm 2021-2022); hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động từ kết dư bảo hiểm xã hội trong ngắn hạn; xem xét lại giá cước vận tải biển, giảm giá điện, giãn, giảm thuế, lệ phí, tiền thuê đất, miễn tiền phạt chậm nộp bảo hiểm xã hội phát sinh trong năm 2020 và 2021; cơ cấu thời hạn trả nợ ngân hàng, giảm lãi phí với các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh theo hướng mở rộng đối tượng, phạm vi, thời gian áp dụng...
Việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết năm 2021 và giảm lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước... sẽ được Chính phủ xem xét.
Nợ thuế gia tăng do doanh nghiệp khó khăn chồng chất
Theo Tổng cục Thuế, trong 8 tháng năm 2021 toàn ngành thu hồi được 20.900 tỷ đồng, đạt 69,4% chỉ tiêu thu nợ. Tuy nhiên tổng số nợ vẫn cao, chiếm 10,2% tổng thu ngân sách, tăng 20% so với thời điểm 31/12/2020, đặc biệt là các khoản thu liên quan đến thuế bảo vệ môi trường, tiền sử dụng đất.
Tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp hoạt động trở lại trong đại dịch Hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch COVID-19. Liên đoàn Lao động Tân Bình (TP Hồ Chí Minh) trao quà hỗ trợ cho...