Ngày càng nhiều người lớn tuổi tại Mỹ coi chi phí chăm sóc sức khỏe là gánh nặng tài chính
Một cuộc khảo sát mới của West Health-Gallup được công bố ngày 15/6 chỉ ra ít nhất 2/3 người lớn tuổi ở Mỹ coi chi phí chăm sóc sức khỏe là gánh nặng tài chính.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người cao tuổi tại Los Angeles, bang California, Mỹ ngày 16/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn kết quả cuộc khảo sát trên cho biết, khoảng 24% người Mỹ từ 50- 64 tuổi coi chi phí chăm sóc sức khỏe là một gánh nặng tài chính lớn, so với 48% số người được hỏi cho rằng chi phí này là một gánh nặng nhỏ. Trong số những người Mỹ từ 65 tuổi trở lên, 15% số người được hỏi coi chi phí chăm sóc sức khỏe là gánh nặng lớn và 51% coi là gánh nặng nhỏ.
Theo Cục Điều tra Dân số Mỹ, dân số từ 65 tuổi trở lên tại Mỹ được dự báo sẽ tăng nhanh trong những năm tới, khi có thêm khoảng 10.000 người mỗi ngày bước qua ngưỡng tuổi trên và dự báo đến năm 2030, nước Mỹ sẽ có khoảng 77 triệu người từ 65 tuổi trở lên. Việc có thêm nhiều người Mỹ bước vào độ tuổi trên 65 cũng khiến chi phí chăm sóc sức khỏe dự kiến sẽ tăng lên.
Theo báo cáo của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ (DHHS), chi phí tự chi trả trung bình về chăm sóc sức khỏe cho người Mỹ lớn tuổi là 6.883 USD vào năm 2019, tăng 41% so với năm 2009. Mặc dù hầu hết người Mỹ lớn tuổi được hưởng lợi ích từ chương trình Medicare những họ vẫn phải trả trung bình hơn 1.000 USD so với trung bình các nhóm dân số nói chung vì Medicare không đài thọ tất cả các chi phí, chẳng hạn như các dịch vụ nha khoa, thị lực và thính giác.
Video đang HOT
Việc gia tăng do số lượng người cao tuổi cũng đẩy chi phí chăm sóc sức khỏe lên cao. Cuộc khảo sát của West Health-Gallup cho thấy 37% người Mỹ từ 65 tuổi trở lên cực kỳ lo lắng hoặc lo ngại rằng họ sẽ không thể chi trả cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần thiết trong năm tới. Trong số những người từ 50-64 tuổi, tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn với 45% cực kỳ lo lắng hoặc lo lắng về việc không thể trả chi phí chăm sóc sức khỏe.
Chính quyền Tổng thống Biden đã nỗ lực để mở rộng phạm vi bảo hiểm y tế và giảm chi phí kể từ khi ông lên nhậm chức vào năm ngoái. Đạo luật Kế hoạch Giải cứu nước Mỹ (ARP) được thông qua vào năm 2021 đã giảm 40% phí bảo hiểm và cắt giảm chi phí tự chi trả thông qua các khoản tín dụng thuế. Tổng thống Biden cũng đã ký một sắc lệnh vào tháng 4/2022 nhằm mở rộng phạm vi hưởng bảo hiểm Obamacare. Tổng thống Biden cũng đang thúc đẩy để thông qua đạo luật “Build Back Better” vốn đang bị đình trệ, nhằm mở rộng phạm vi bảo hiểm của Medicare, giảm chi phí thuốc theo toa và gia hạn các khoản tín dụng thuế có trong ARP.
Trong khi đó, cuộc khảo sát của West Health-Gallup cũng cho thấy, khoảng 1/3 số người Mỹ từ 50-64 tuổi đang cắt giảm ít nhất một khoản chi phí cần thiết, chẳng hạn như thực phẩm, quần áo và điện nước, để trang trải chi phí chăm sóc sức khỏe đang gia tăng. Khoảng 24% người lớn từ 65 tuổi trở lên cũng rơi vào tình trạng tương tự.
Quốc gia nhỏ hưởng lợi từ lệnh trừng phạt dầu lửa Nga của Mỹ
Quyết định của Washington cấm nhập khẩu dầu của Nga do cuộc xung đột ở Ukraine đã khiến các nhà máy lọc dầu ở Mỹ phải tranh giành nguồn cung dầu thô nặng mới.
Theo trang tin Oilprice.com ngày 19/4, Ecuador, quốc gia Nam Mỹ đã phải vật lộn trong hơn một thập kỷ để vực dậy ngành công nghiệp dầu mỏ nổi tiếng của mình, có tiềm năng cung cấp loại dầu trên cho Mỹ. Nước này cũng đã bắt đầu cải tổ ngành công nghiệp dầu mỏ, nhưng sẽ cần đầu tư đáng kể để tận dụng cơ hội này.
Quyết định của Washington cấm nhập khẩu năng lượng của Nga sau chiến dịch quân sự ở Ukraine đã mở ra cơ hội cho Ecuador, nước có trữ lượng dầu hơn 8 tỷ thùng, có thể lấp đầy khoảng trống nguồn cung do Moskva để lại. Kể từ năm 2021, các nhà máy lọc dầu của Mỹ đã xem xét liệu Ecuador có thể cung cấp dầu thô nặng mà nhiều cơ sở của họ có thể nhập khẩu hay không.
Theo Bloomberg, các nhà lọc dầu Mỹ Valero và Marathon, cũng như Shell đã tổ chức cuộc họp với công ty dầu khí quốc gia của Ecuador là Petroecuador, chịu trách nhiệm hơn 75% sản lượng dầu mỏ của quốc gia Mỹ Latinh này, để đảm bảo nguồn cung dầu thô cho hoạt động của họ. Những sự kiện này mang đến sự lạc quan cho Chính phủ Ecuador rằng cuối cùng họ sẽ có thể thu hút được nguồn vốn nước ngoài cần thiết để hồi sinh ngành công nghiệp dầu khí đang ốm yếu của mình. Đây là một bước đi quan trọng để tái thiết nền kinh tế đang nợ nần chồng chất của Ecuador, vốn bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.
Trước đây, sự can thiệp quá sâu của chính phủ và tình trạng tham nhũng, đặc biệt là trong thập kỷ cầm quyền của cựu Tổng thống Rafael Correa, cùng với môi trường pháp lý không thuận lợi là những yếu tố cản trở đầu tư nước ngoài tại Ecuador. Điều đó dẫn đến việc các hoạt động thăm dò và phát triển cũng như bảo trì và tân trang cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng không được đầu tư trong một thời gian dài, do đó tác động mạnh đến các hoạt động sản xuất dầu khí. Sự suy giảm liên tục trong lĩnh vực năng lượng của Ecuador đã ảnh hưởng đến nền kinh tế nghèo nàn vốn phụ thuộc vào dầu mỏ của quốc gia Nam Mỹ này.
Tuy nhiên, giá dầu thô tăng cao gần đây cùng với cải cách ngành đang diễn ra và nhu cầu ngày càng tăng đối với xăng dầu đang tạo điều kiện cho Ecuador. Kể từ năm 2018, Chính quyền Ecuador đã bắt tay vào thực hiện một loạt cải cách ngành đầy tham vọng nhằm xây dựng lại ngành công nghiệp dầu mỏ nước này sau một thập kỷ bị lãng quên. Điều này bao gồm những thay đổi quan trọng đối với một số quy định để các nhà đầu tư tư nhân có thể tham gia vào lĩnh vực công nghiệp dầu mỏ.
Một cải cách quan trọng khác là sự ra đời của các thỏa thuận chia sẻ sản xuất, được gọi là PSA, thay cho các hợp đồng dịch vụ phí cố định được đưa ra một thập kỷ trước đó. Các thỏa thuận dịch vụ phí cố định là một rào cản lớn đối với các công ty dầu mỏ muốn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng, vì chúng buộc họ phải chịu mọi rủi ro về thăm dò và sản xuất để đổi lấy một khoản phí cố định mà Quito trả cho mỗi thùng dầu thô được sản xuất.
Ngoài ra, các hợp đồng đó ngăn cản các nhà tìm kiếm, khai thác tiếp cận các khoản cho vay dựa trên trữ lượng, hạn chế cơ hội của họ để có được nguồn vốn đáng kể cần thiết cho các hoạt động thăm dò và phát triển. Tình hình vốn đã nghiêm trọng, đã trở nên trầm trọng hơn do giá dầu thô lao dốc mạnh vào cuối năm 2014 và bắt đáy xuống dưới 30 USD/thùng vào đầu năm 2016.
Do đó, các khoản thanh toán từ các thỏa thuận dịch vụ phí đã trở thành gánh nặng tài chính đáng kể vì chúng bị chậm hoặc thậm chí không thực hiện được. Những khoản thanh toán quá hạn đó khiến Quito gánh khoản nợ ước tính từ 300 triệu đến 1 tỷ USD hàng năm, tiếp tục đè nặng lên một quốc gia vốn đã mắc nợ nặng nề, nơi nợ chính phủ đã hơn 45% GDP vào cuối năm 2018 và tiếp tục tăng lên sau đó.
Vì vậy, việc đưa ra PSA là một bước quan trọng giúp ngành công nghiệp dầu mỏ của Ecuador có thể tái đầu tư. PSA cũng giảm bớt gánh nặng tài chính cho Chính phủ Ecuador vào thời điểm quan trọng khi Quito đang chìm trong nợ nần do chính phủ buộc phải đảm bảo các khoản vay bổ sung do thiệt hại kinh tế vì đại dịch COVID-19. Một biện pháp quan trọng khác là Ecuador đã rút khỏi OPEC vào đầu năm 2020, do đó quốc gia Nam Mỹ giàu dầu mỏ này không phải tuân thủ hạn ngạch sản xuất của OPEC.
Theo Ngân hàng Thế giới, lợi nhuận do sản xuất xăng dầu tạo ra chiếm 6,7% GDP của Ecuador năm 2019. Dầu thô cũng là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Ecuador, chiếm gần 1/4 tổng giá trị xuất khẩu trong cùng năm. Những con số đó nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành dầu khí, khi giá tăng cao hơn đáng kể, như một nguồn thu quan trọng của Chính phủ Ecuador vốn đang thiếu tiền mặt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đã buộc Quito phải đảm bảo hơn 7 tỷ USD cho các khoản vay của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đồng thời khiến nền kinh tế suy giảm 7,8% trong năm 2020, làm tăng thêm gánh nặng tài chính của Ecuador.
Tóm lại, việc thiếu cơ sở hạ tầng và nguồn vốn đầu tư vào các hoạt động của ngành đang đè nặng lên khả năng của Ecuador trong việc tăng cường sản xuất và xuất khẩu dầu để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của Mỹ. Do đó, để đạt mục tiêu sản xuất dầu 1 triệu thùng/ngày vào năm 2025 và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu hiện nay, Eucuador sẽ cần phải đầu tư đáng kể, đặc biệt là việc nâng cấp đường ống dẫn dầu thô, đại tu và thay thế cơ sở hạ tầng dầu khí cũ kỹ của họ.
Chấm dứt loạn thu phí môi giới Doanh nghiệp xuất khẩu lao động không được thu thù lao môi giới và tiền dịch vụ từ người lao động cao hơn mức trần quy định Chủ trương của Chính phủ Việt Nam là không đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài bằng mọi giá mà phải bảo đảm hỗ trợ, tạo điều kiện và bảo vệ để...