Ngày càng nhiều người khuyết tật tham gia thị trường việc làm ở Bỉ
Số lượng người khuyết tật trên thị trường việc làm thông thường ở Bỉ đã tăng 10% trong 5 năm qua.
Đây là kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi Công ty dịch vụ nguồn nhân lực ( Acerta).
Hiện nay, cứ 409 người lao động thì có 1 người khuyết tật, với tỷ lệ hiện diện nhiều hơn trong các lĩnh vực dịch vụ (0,27%), ăn uống (0,26%) và phi thị trường (0,24%). Trong nghiên cứu này, cơ sở dữ liệu của hơn 30.000 công ty cho thấy lĩnh vực nhà hàng- khách sạn có lượng lao động khuyết tật tăng nhiều nhất ( 33%), tiếp theo là hậu cần và vận tải ( 21,3 %) và ngành công nghiệp chế tạo và luyện kim ( 20,9%).
Mặt khác, sự sụt giảm đáng kể được ghi nhận trong nhóm ngành xây dựng (-50,6%) và nhóm công việc tạm thời và dịch vụ (-85,3%), vì các ngành này chỉ tuyển dụng 0,05% người khuyết tật. “Sự thiếu hiểu biết vẫn rất quan trọng liên quan đến nghề nghiệp của người khuyết tật. Tuy nhiên, người lao động trong trường hợp này có thể thực hiện nhiều hoạt động nghề nghiệp mà không cần chủ lao động đồng ý đưa ra những khoản đầu tư lớn”, Donatienne Knipping, chuyên gia nguồn nhân lực tại Acerta giải thích.
Vẫn còn nhiều định kiến
Hiện nay, người khuyết tật vẫn thường gặp phải những rào cản trong công việc. Đây là trường hợp của Blandine Even, 30 tuổi, người đã mất bốn năm tìm kiếm không có kết quả trước khi nhận được việc làm. Người phụ nữ trẻ mắc một căn bệnh hiếm gặp, phải sử dụng xe lăn từ năm 20 tuổi. Cô đã gia nhập Trung tâm khủng hoảng quốc gia vào tháng 4/2021, sau sáu tháng làm việc tại Cơ quan dịch vụ công cộng Wallonia (SPW).
“Khó khăn đầu tiên là tìm một nơi làm việc dễ tiếp cận. Công việc của tôi phải gần nhà ga dành cho những người bị suy giảm khả năng vận động và bản thân tòa nhà nơi tôi làm việc cũng phải có lối cho người đi xe lăn. Sau đó, phải tìm một nhà tuyển dụng cởi mở. Họ sẵn sàng nhận một người khuyết tật nhưng có kỹ năng như tôi (Even có bằng Thạc sĩ). Điểu này giúp điều chỉnh thời gian làm việc vì tôi không thể làm việc toàn thời gian trong văn phòng. Bởi vì mệt mỏi, vì việc di chuyển của tôi mất thời gian hơn, và tôi có những buổi khám sức khỏe hoặc những cuộc hẹn khám sức khỏe”, Even cho biết.
“Từ góc độ này, COVID-19 là một cơ hội: dịch bệnh đã tạo cơ hội làm việc từ xa. Tuy nhiên, tôi thường xuyên phải đối mặt với những công ty từ chối cho nhân viên làm việc từ xa hoặc giới hạn tôi ở một ngày một tuần”, Even nói thêm.
Ngoài ra, Blandine Even cũng phải đối mặt với những định kiến và nhận xét khó chịu. “Tôi rõ ràng đã bị phân biệt đối xử. Trong một số cuộc phỏng vấn, người ta chỉ hỏi tôi về tình trạng khuyết tật của mình. Tôi được hỏi làm cách nào để sơ tán khỏi tòa nhà trong trường hợp hỏa hoạn, hoặc để tự phục vụ cà phê. Cũng khá nhiều nhà tuyển dụng không muốn nhận tôi”, Blandine tâm sự.
Video đang HOT
Sau khi vượt qua tất cả các bài kiểm tra tại Selor (nền tảng trực tuyến nhận hồ sơ và ra các câu hỏi phỏng vấn ứng viên tìm việc), Blandine được vào làm tại doanh nghiệp hoạt động công ích. Cuộc phỏng vấn xin việc của cô diễn ra qua cầu truyền hình và không có bất kỳ câu hỏi nào về tình trạng khuyết tật của cô. Blandine Even cho biết công việc của cô tiến triển tốt. “Trung tâm khủng hoảng quốc gia là khu vực chúng tôi làm việc thường trực trong trường hợp khẩn cấp và là nơi chúng tôi phải có mặt ngoài giờ làm việc. Nhờ công việc này, tôi có thể chứng minh rằng một người khuyết tật không nên bị giới hạn trong công việc văn phòng từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều”, Blandine chia sẻ.
Theo nghiên cứu Acerta, trên thực tế là không phải các nhà tuyển dụng lớn tin tưởng người khuyết tật mà chính là các công ty nhỏ. Đặc biệt, các công ty có quy mô từ 5 đến 9 công nhân tiếp nhận số lượng cao nhất hồ sơ của người khuyết tật.
Chuyên gia Donatienne Knipping kết luận: “Các công ty có quy mô nhỏ thường là công ty tư nhân và có thể hỗ trợ mang tính cá nhân hóa hơn cho những người mà họ cần”.
10 triệu sinh viên sắp tốt nghiệp, giới trẻ Trung Quốc đứng trước khủng hoảng việc làm
Cheng Linggeng từng rất lo lắng về thị trường việc làm khốc liệt ở Trung Quốc vì triển vọng tìm việc cho giới trẻ dường như ngày càng trở nên khó khăn.
Ảnh minh hoạ: SCMP
Theo báo Bưu điện hoa Nam buổi sáng, với kỷ lục 10,76 triệu sinh viên sắp tốt nghiệp đại học trong năm nay, Cheng hiểu rõ thị trường việc làm sẽ ngày càng cạnh tranh hơn do suy thoái kinh tế trong bối cảnh đại dịch. Anh cũng nhận thức được rằng việc siết chặt quy định trong lĩnh vực dạy thêm, công nghệ và các ngành ngề tư nhân khác, cũng ảnh hưởng sâu sắc đến thị trường lao động dành cho giới trẻ.
Nhưng khi chàng trai 22 tuổi bắt đầu tìm việc, anh thấy quá trình này suôn sẻ một cách đáng ngạc nhiên. Cheng đã nhận được 3 lời mời làm việc trong số 5 vị trí mà anh đã ứng tuyển.
"Tôi chưa nghe thấy ai nói rằng họ không thể tìm được việc làm. Áp lực việc làm đã không tồn tại", Cheng, sinh viên năm cuối chuyên ngành tự động hóa tại Đại học Bách khoa Tây An, cho biết. Anh đã đảm nhiệm công việc kỹ sư giải pháp tại Dahua Technologies, một công ty giám sát video. Cheng tin rằng ngành an ninh sẽ có một tương lai đầy hứa hẹn khi các thành phố thông minh ở Trung Quốc đấu thầu lắp đặt nhiều camera hơn.
Nhưng với Guan Wei, sinh viên năm cuối Đại học Sư phạm Nam Kinh, triển vọng tìm kiếm việc làm có vẻ đáng lo ngại hơn. Guan muốn làm việc trong một công ty Internet, nhưng cuộc chấn chỉnh lĩnh vực công nghệ hồi năm ngoái đã khiến hàng loạt nhân viên bị sa thải. Cô vô cùng lo ngại về những bất ổn trong tương lai. Để đảm bảo có nhiều cơ hội việc làm hơn, Guan đã cố gắng học thêm bằng sau đại học, thực tập ở nhiều nơi.
Lễ tốt nghiệp của trường Đại học Sư phạm Đông Trung Quốc ở Thượng Hải. Ảnh: Tân Hoa xã
Khi nền kinh tế Trung Quốc đang trải qua tiến trình thay đổi sâu sắc chưa từng có, người trẻ mới ra trường là một trong những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất. Trong khi một số người như Cheng đang tận hưởng thành quả của việc đẩy mạnh lĩnh vực sản xuất và cơ sở hạ tầng thông minh, những người khác như Guan phải nỗ lực cải thiện năng lực để chuẩn bị tuyển dụng trong thị trường việc làm khốc liệt của Trung Quốc.
Các chuyên gia cho rằng giới trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, song cũng có nhiều cơ hội trong thị trường việc làm hiện nay.
Ông Feng Chucheng, đối tác của công ty nghiên cứu Plenum, ở Bắc Kinh, cho biết: "Nhiều thay đổi đang diễn ra chỉ mang tính chu kỳ. Tôi không nghĩ rằng những công việc trong lĩnh vực dạy thêm sẽ biến mất vĩnh viễn. Sau khi điều chỉnh cơ cấu toàn diện, tất nhiên sẽ có những cơ hội việc làm mới". Ông đề cập đến việc siết chặt việc dạy học thêm, thường thu hút hàng triệu sinh viên mới tốt nghiệp, nhưng đang rơi vào tình trạng hỗn loạn, khiến nhiều người không có cơ hội việc làm mà họ đã kỳ vọng và lên kế hoạch.
Trong khi đó, một số ngành nghề mới nổi đã thu hút sự chú ý của nhiều người trẻ hơn. Trong tuần đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, khi mùa tuyển dụng mới bắt đầu, các vị trí mở trong kho hàng và tại các công ty logistic đã tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái, theo trang web tuyển dụng Zhaopin.
Các thí sinh đến địa điểm thi để tham dự kỳ thi công chức quốc gia ở tỉnh Giang Tô năm 2020. Ảnh: Tân Hoa xã
Ông Wang Yixin, Giám đốc điều hành Quan hệ công chúng của Zhaopin, cho biết sự gia tăng này là nhờ lĩnh vực thương mại điện tử bùng nổ và phát triển không ngừng. Ông Wang cho biết trước đây, công việc trong các kho hàng và công ty logistic thường gắn liền với các vị trí cấp thấp, như giao hàng và phân phối. Ông nói: Nhưng hiện nay, chúng tôi đã thấy nhiều vị trí mở, chẳng hạn như quản lý kho, đào tạo hệ thống robot và tự động hóa. Đây là những hướng đi mới mà giới trẻ đang hướng tới.
Theo một báo cáo, lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) được coi là ngành nghề hứa hẹn nhất tại Trung Quốc. Tiếp đến là công việc sản xuất video ngắn và phát trực tiếp, phương tiện năng lượng mới và nghiên cứu y tế. Lĩnh vực thực tế ảo và nhà thông minh cũng thu hút nhiều nhân lực với triển vọng đầy hứa hẹn.
Lĩnh vực sản xuất thông minh cũng là một phần thiết yếu của nền kinh tế Trung Quốc và sẽ bùng nổ trong tương lai. Lĩnh vực này đóng vai trò quan trọng trong các kế hoạch đầy tham vọng nhằm phát triển cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, bao gồm mở rộng mạng lưới 5G, hệ thống đường sắt, vận tải liên tỉnh, trung tâm dữ liệu và AI...
Theo báo cáo của Bộ Nhân lực và An sinh xã hội, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới ước tính sẽ cần 9 triệu chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất thông minh vào năm 2025.
Duan Bixin, Quản lý dự án 24 tuổi tại Vertiv, nhà sản xuất toàn cầu về cơ sở hạ tầng, cho biết anh đã tìm được việc khá dễ dàng vào năm 2020. Duan cũng đang chứng kiến công ty anh phát triển trong làn sóng Kế hoạch cơ sở hạ tầng mới.
"Chúng tôi đang rất cần những người mới. Chúng tôi đã tuyển dụng 30 người vừa tốt nghiệp vào năm 2020 và con số này là hơn 130 người vào một năm sau đó," cựu sinh viên chuyên ngành kỹ thuật điện cho biết. Năm nay, công ty sẽ tuyển dụng hơn 300 sinh viên mới tốt nghiệp.
Một buổi tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên Trung Quốc. Ảnh: AFP
Trước những áp lực lớn trong thị trường việc làm, chính phủ cho biết họ sẽ cung cấp hàng loạt hỗ trợ cho các công ty, khuyến khích họ tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp. Danh sách các chính sách ưu đãi gồm cho vay đặc biệt lãi suất giảm, cắt giảm phí và thuế...
Nước này cũng đã thúc đẩy giáo dục hướng nghiệp cho trẻ em nhằm trau dồi tài năng và các kỹ năng kỹ thuật cao cấp. Tuy nhiên, điều đó chưa mang lại kết quả ngay lập tức trong ngắn hạn. Nguồn tài năng đó dường như vẫn cạn kiệt.
Theo các chuyên gia, mặc dù số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học kỷ lục sẽ gây áp lực lên thị trường việc làm của đất nước, nhưng già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế sẽ giúp tạo ra cơ hội mới cho họ.
Nếu Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 5% vào năm 2022, nước này sẽ tạo ra khoảng 11 triệu việc làm mới. Theo số liệu chính thức, Trung Quốc đã tạo ra 12,69 triệu việc làm vào năm 2021. Trong khi đó, khoảng 7 triệu lao động sẽ nghỉ hưu mỗi năm từ 2021-2025. Vì vậy, ngay cả khi kỷ lục 10,76 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học đều tham gia ngay vào thị trường việc làm, thì khoảng trống vẫn sẽ không được lấp đầy.
"Vấn đề hiện tại không phải là chúng ta có quá nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học, mà là chúng ta không có đủ việc làm đáp ứng được kỳ vọng của họ. Nếu các sinh viên tốt nghiệp đại học đều muốn làm việc ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu hoặc Thâm Quyến, thị trường việc làm sẽ không bao giờ cung cấp đủ công việc để đáp ứng nhu cầu của họ", chuyên gia Feng nói.
Dữ liệu của Zhaopin đã chứng minh quan điểm đó. Nhiều sinh viên mới tốt nghiệp đang muốn tìm kiếm cơ hội việc làm ở các thành phố hạng nhất. Song những người trẻ trở về từ nước ngoài đang có xu hướng làm việc ở các thành phố hạng hai cũng ngày càng tăng. Họ sẵn sàng từ bỏ cạnh tranh gay gắt để đổi lấy chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Đối với Guan, cô cho biết: "Sẽ không khó để tìm được một công việc, nhưng tôi cho rằng sẽ không có quá nhiều công ty đáp ứng được kỳ vọng của tôi".
Nhà khoa học nữ vừa nhận giải đặc biệt VinFuture: Giáo sư tại ĐH top đầu thế giới, ngoài nghiên cứu giỏi còn đầu tư tài chính cực đỉnh Giáo sư Zhenan Bao nhận giải đặc biệt dành cho nhà khoa học nữ với nghiên cứu "Sự phát triển của thiết bị điện tử hữu cơ dẻo linh hoạt được ứng dụng trong các ứng dụng bề mặt sinh học và cảm biến". Tối 20/1/2022, Lễ trao giải thường niên VinFuture đã diễn ra tại Nhà hát lớn Hà Nội. Trong buổi...