Ngày càng nhiều người bỏ lắp tủ bếp trên: Xem cách chủ nhà này sắp xếp, bạn sẽ hiểu vì sao
Thiết kế bếp không có hệ tủ phía trên đang là một trong những xu hướng được nhiều gia đình ưa chuộng, nhất là với những gia chủ đề cao sự đơn giản, gọn gàng.
Với lối bài trí này, không gian nhà bếp sẽ được mở rộng, tạo cảm giác trần nhà cao và thông thoáng hơn. Tuy nhiên, có ưu thì cũng có nhược. Nếu thiếu đi những hệ tủ trên, đồng nghĩa rằng khu bếp sẽ mất đi một không gian rộng rãi để lưu trữ đồ đạc. Lúc này đòi hỏi gia chủ phải có cách sắp xếp khéo léo để đảm bảo đẹp sang cho không gian nhưng vẫn đầy đủ công năng sử dụng.
Cũng nằm trong số những người đam mê phong cách tối giản, gia đình chị Tú (SN 1986) đã ưu tiên lựa chọn thiết kế bếp không tủ trên. Sau khi khoe thành quả decor bếp trên một diễn đàn về nhà cửa, chị Tú đã nhận được nhiều lời khen của dân mạng khi có cách sắp xếp đồ đạc khéo léo, không thừa thãi bất cứ chi tiết nào.
Chuyển đến nhà mới, gia đình chị Tú ưu tiên lựa chọn mẫu bếp không hệ tủ trên. Các đợt thanh ngang cũng chỉ có chức năng trang trí và chủ yếu dùng để đặt cây xanh.
Khu vực bàn đảo
Ở cạnh bàn ăn là thiết kế bàn đảo tiện lợi, khu này được chia thành nhiều ngăn kéo nhỏ. Với ngăn trên cùng, chị Tú dùng để đựng muỗng đũa và các vật dụng nhà bếp. Trong chiếc ngăn này lại tiếp tục được chia thành nhiều ngăn nhỏ nên rất tiện lợi cho việc sắp xếp đồ đạc.
Ngăn kéo phía dưới dùng để đựng các loại bát đĩa mà gia đình hay sử dụng. Chị Tú đặt thêm 1 tấm lót phía dưới để bảo quản đồ đạc tốt hơn.
Ngăn cuối cùng được dành riêng để lưu trữ các loại hộp nhựa. Gia đình chị Tú sử dụng máy rửa bát nên đồ đạc đều được sấy khô trước khi đặt vào ngăn kéo.
Bàn đảo được trang bị 1 ngăn kéo hở để làm nơi đặt nồi cơm. Mỗi lần nấu sẽ kéo ngăn tủ ra nhằm tạo sự thông thoáng cho thiết bị dễ thoát nước, khi không dùng chỉ việc đẩy ngăn tủ vào. Thiết kế “giấu đồ” kiểu này có ưu điểm là tiện và gọn mắt.
Ở phía dưới ngăn đựng nồi cơm là những kệ tủ nhỏ. Diện tích hẹp hơn nên sẽ dùng để lưu trữ một số đồ dùng nhà bếp như màng bọc thực phẩm, giấy bạc, cân tiểu ly…
Khu vực bàn bếp
Bàn bếp của gia đình chị Tú được thiết kế theo hình chữ L. Dọc tủ đầu tiên có đến 3 ngăn kéo, chị ưu tiên lưu trữ xoong nồi ở 2 ngăn đầu và ngăn cuối dùng để bảo quản hộp nhựa. Chủ trương mua sắm của gia đình là sắm ít và đủ dùng, vậy nên chỉ cần 3 ngăn tủ là đã đủ để sắp xếp các loại xoong nồi trong nhà.
Ở dọc tủ tiếp theo, phía trên sẽ là khu vực đặt bếp từ, phía dưới là khoảng trống được phân ngăn, phân tầng. Chị Tú tận dụng để đựng thêm một số vật dụng, nồi niêu, gia vị ít dùng. Vì bếp có thiết kế chữ L nên khoảng trống này rất to, đủ để lưu trữ nhiều đồ đạc.
Cạnh máy rửa bát là 1 hộc tủ nhỏ và sâu, dùng để đựng thùng gạo, thớt, mâm mẹt và một số khay đồ.
Video đang HOT
Tiếp theo là đến khu vực để máy rửa bát. Thiết bị được đặt vừa vặn trong 1 góc tủ bếp, nằm đối diện bàn đảo để thuận tiện cho việc rửa và sắp xếp bát đĩa.
Dưới bồn rửa sẽ là khu vực đặt máy lọc nước và các dụng cụ tẩy rửa nhà bếp. Chị Tú chỉ sắm 1 giá đựng đơn giản vì cảm thấy chưa cần thiết để lắp đặt những kệ tủ rườm rà cho khu vực này.
Ô tủ cuối là khu vực gây tò mò nhiều nhất. Chị Tú chia sẻ thiết kế này chính là thành quả của việc xem review trên mạng, vậy nên đã sắm về 1 chiếc xe đẩy vừa vặn với thiết kế tủ. Đây là nơi đựng các thực phẩm không cần tủ lạnh như hành tỏi, khoai tây… Thậm chí đồ đi chợ mà chưa kịp sắp xếp thì sẽ được cất tạm vào khu vực này. Tận dụng cánh tủ, chị Tú còn thiết kế thêm 1 giá treo để đựng các loại dao nấu ăn.
Mở tủ ra sẽ là một không gian lưu trữ tuyệt vời.
Đóng tủ lại vô cùng gọn gàng, đẹp mắt.
Dưới phần bình luận, nhiều người cũng bày tỏ sự yêu thích đối với thiết kế không tủ bếp trên và dành nhiều lời khen ngợi cho cách bài trí, sắp xếp đồ của gia chủ. Một số bình luận của cư dân mạng:
- Đẹp, mê và tiện ích, đúng ý mình luôn.
- Bao giờ có nhà mới, mình cũng làm bếp kiểu này!
- Đúng thứ em đang tìm hiểu. Em cũng thích bếp không tủ trên.
- Chị xếp phía trên đẹp quá. Nhà em cứ các kệ trống là “auto” đống đồ rồi quăng quật lên kệ, nhìn bừa!
- Chuẩn hệ yêu thích của mình, vì trần nhà cao đến hơn 3m nên k thể làm kịch trần, mà làm lưng lửng lại xấu…
Không giỏi cất giữ, làm sao để nhà cửa luôn gọn gàng?
Có 1 sự thật như thế này, dù bạn có cố gắng tự mình sắp xếp mọi việc đến đâu, điều này cũng không mang lại hiệu quả như khi cả gia đình bạn cùng nhau thực hiện.
Tuy vậy, việc bạn cần làm lúc này vẫn là tìm ra "chìa khóa" giải quyết vấn đề - chính là cách thức dọn dẹp nhà cửa tiêu chuẩn trước khi phổ biến và mong các thành viên khác thực hiện cùng mình.
Muốn nhà cửa ngăn nắp hơn, bạn phải thiết kế nơi cất giữ tiện lợi, hợp lý, đồng thời chú trọng rèn luyện thói quen trả đồ về đúng chỗ ngay sau khi sử dụng! Dưới đây là 6 mẹo cất giữ mà có thể bạn đang cần để giải quyết băn khoăn của chính mình:
1. Trả đồ về đúng vị trí sau khi sử dụng
Muốn nhà cửa gọn gàng, trước tiên bạn phải hình thành thói quen đặt đồ đạc vào đúng vị trí cho mọi thành viên trong gia đình. Chỉ bằng cách này, ngôi nhà mới có thể gọn gàng hơn. Nếu không, dù bạn có siêng năng cất giữ đồ đạc đến đâu thì nhà cửa chắc chắn vẫn sẽ bừa bộn.
2. Thiết kế kho lưu trữ hợp lý
Dung lượng lưu trữ phải đủ, thân thiện với người dùng chính là bí quyết "vàng" của những người phụ nữ có khả năng giữ gìn nhà cửa gọn gàng ngăn nắp suốt 4 mùa.
- Không gian lưu trữ phải đủ
Nếu trong nhà chỉ có một vài ngăn kéo nhỏ thì dù sao cũng rất khó để bạn giữ gìn cho mọi thứ thật gọn gàng. Vốn dĩ, trong cuộc sống thường có hàng trăm, hàng nghìn đồ dùng cần thiết. Vì vậy, khi thiết kế trang trí nhà cửa, bạn nên lập phương án thiết kế lưu trữ để đảm bảo có đủ tủ đựng đồ.
- Quy hoạch, thiết kế không gian lưu trữ hợp lý
Với mỗi chiếc tủ phải được quy hoạch, thiết kế phù hợp với thói quen, hoàn cảnh của gia đình.
Ví dụ, nếu bạn muốn cởi áo khoác trong phòng ngủ và cất chúng ở cuối giường hoặc cạnh cửa sổ lồi, bạn có thể thêm một khu vực treo mở trong tủ quần áo để có thể treo lên để không phải xếp chồng chúng lên nhau một cách ngẫu nhiên, lộn xộn.
Hoặc, bạn cũng nên thiết kế một khoảng trống ở phía dưới cùng của tủ đựng giày để cất những đôi giày bạn thay sau khi về nhà, nhờ đó tránh được việc giày chất đống ở hành lang hoặc khu vực sảnh chìm trước khi vào nhà.
- Dễ sử dụng
Lưu trữ không chỉ là cất giấu đồ đạc mà còn phải dễ sử dụng. Nếu bạn đặt những đồ vật thường dùng ở nơi khó tiếp cận, theo thời gian bạn sẽ di chuyển chúng đến vị trí khó coi nhưng thuận tiện. Đó là điều dễ hiểu. Song, cách để bạn lưu trữ đồ đạc thỏa mãn được 2 yếu tố trên vẫn có thể được giải quyết dễ dàng.
Đối với các món đồ thường xuyên như những người nấu ăn ở nhà hàng ngày thì dầu, muối, nước sốt và giấm nên để ở nơi dễ lấy khi nấu nướng.
Những thứ ít được sử dụng hơn, chẳng hạn như vali và chăn theo mùa, có thể đặt lên cao hơn 1 chút. Khi lấy, bạn chỉ cần bước lên thang để lấy chúng là được.
3. Vệ sinh thường xuyên
Nếu bạn không sẵn sàng vứt bỏ đồ đạc trong nhà thì việc nhà cửa bừa bộn là điều chắc chắn xảy ra. Tuy nhiên, dưới đây, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách dọn dẹp đúng!
- Vứt bỏ đồ đã hết hạn sử dụng
Trên thực tế, nhiều loại thuốc bạn tích trữ trong tủ đã hết hạn sử dụng nhưng lại không bỏ đi. Trong đó, thời hạn sử dụng của thuốc chỉ khoảng 2 năm nên hãy kiểm tra lại 1 lượt và vứt bỏ những thứ không còn cần thiết nữa nhé!
- Vứt bỏ những thứ không cần thiết
Ví dụ, một số quần áo cũ và rách nát sau khi chất đống trong góc 1 năm không thể mặc lại, sau này chắc chắn bạn cũng sẽ không mặc lại nữa. Nếu vậy hãy vứt đi. Tuy nhiên, bạn nên vứt quần áo cũ vào thùng rác tái chế cho những người có nhu cầu để không phải đối mặt với cảm giác lãng phí nhé.
4. Mua đồ có chọn lọc
Khi mua thứ gì đó, hãy tự hỏi bản thân nhiều lần: Nó có thực sự hữu ích không?
Bạn cần hiểu rằng, những món đồ hiếm khi được sử dụng thì sẽ không được sử dụng khi mua về nhà. Song, khi đó bạn sẽ có cảm giác thật đáng tiếc nếu vứt bỏ. Nhưng nếu để lại, chúng sẽ chiếm không gian. Ví dụ, việc mua một chiếc máy khoan cầm tay để khoan một lỗ nhỏ là việc tiêu tốn hoàn toàn không cần thiết. Bạn có thể mượn nó từ hàng xóm là được rồi.
5. Sử dụng công cụ lưu trữ
Về phương diện bảo quản, sử dụng một số dụng cụ nhỏ thường có tác dụng thu được gấp đôi kết quả mà chỉ tốn một nửa công sức, chẳng hạn như:
- Kho chứa đồ dùng nhà bếp
Ví dụ, thìa, nắp nồi, vỉ hấp, v.v. có thể được cất trên tường bằng móc trên giá đựng đồ để giữ cho mặt bàn luôn gọn gàng.
- Hộp đựng tủ quần áo
Ví dụ, nếu phía dưới chỗ treo đồ có khoảng trống 10 - 20cm, bạn có thể thêm một chiếc hộp đựng mỏng có ngăn bên dưới để đựng những vật dụng nhỏ như đồ lót, tất, thắt lưng, nơ, v.v.
6. Phân loại và bảo quản đồ vật
Việc phân loại và lưu trữ các vật phẩm có thể được chia theo 3 khía cạnh: Tần suất sử dụng, tình huống sử dụng và loại vật phẩm, chẳng hạn như:
- Tần suất sử dụng
Ví dụ: Quần áo có thể được sắp xếp theo mùa. Theo đó, quần áo của mùa hiện tại có thể được đặt ở nơi treo thuận tiện và được đặt trong túi chân không hoặc trên nóc tủ quần áo.
- Loại vật phẩm
Các hộp được sắp xếp theo loại trái cây và rau quả và đặt trong khu vực bảo quản đồ tươi của tủ lạnh.
Ví dụ, thành phần thực phẩm được phân loại theo điều kiện khô và ướt - thực phẩm khô và gia vị không bao giờ được đóng gói trong túi nhựa và chất thành đống trong tủ. Chúng có thể được đóng gói trong chai trong suốt, được đậy kín, không dễ bị côn trùng xâm nhập hay hư hỏng...
- Các tình huống sử dụng
Ví dụ, phân loại khăn giấy và giấy cuộn bạn nên chia rõ: Khăn giấy dùng để lau miệng và tay, thường dùng trước và sau khi ăn, có thể cất vào tủ, còn khăn giấy dùng có thể cất giữ trong tủ phòng tắm.
Việc cất giữ đồ không chỉ đơn thuần là cất giấu đồ mà quan trọng hơn là để đồ đạc dễ lấy mà vẫn giữ được không gian ngăn nắp, đẹp mắt. Chúc bạn thành công với những mẹo nhỏ này nhé!
Kiếm gần 2 triệu/giờ, chỉ cần đứng một chỗ chỉ tay năm ngón Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đảm nhiệm được công việc này, đặc biệt là những người có thói quen sống bừa bãi, lộn xộn. Hiện nay, ngày càng có nhiều công việc mới lạ xuất hiện khiến không ít người phải ngạc nhiên, thậm chí không tin rằng công việc đó có thể kiếm ra rất nhiều tiền. Ví dụ...