Ngày 9/9 sẽ diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng lần thứ 7
Ngày 7/9, Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia ra thông cáo báo chí về việc Thủ tướng nước này Samdech Techo Hun Sen sẽ chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 7, dự kiến diễn ra ngày 9/9 tới bằng hình thức trực tuyến.
Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Sen. Ảnh: TTXVN phát
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, các lãnh đạo khác tham dự GMS lần thứ 7 gồm Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Lào Phankham Viphavanh, Chủ tịch điều hành Hội đồng Nhà nước Myanmar Min Ang Hlaing, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha và Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Masatgusu Asakawa.
Về phía Campuchia, Thủ tướng Hun Sen dẫn đầu đoàn gồm Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Đất đai, Quy hoạch Đô thị và Xây dựng Chea Sophara, Bộ trưởng Giao thông và Công chính Sun Chanthol và một số quan chức cấp cao khác.
Với chủ đề: “GMS: Lấy lại sức mạnh để đối phó với những thách thức trong thập niên mới”, hội nghị sẽ xem xét tiến trình hợp tác khu vực kể từ Hội nghị thượng đỉnh GMS lần thứ 6 diễn ra ngày 31/3/2018 tại Việt Nam, đồng thời lên kế hoạch định hướng và hoạt động trong 3 năm tới với sự hỗ trợ của ADB.
Theo thông cáo báo chí trên, hội nghị cũng là cơ hội để các bên tham gia thể hiện cam kết và đóng góp vì một tiểu vùng hội nhập, thịnh vượng, bền vững và phát triển toàn diện hơn trong việc đối phó với các thách thức để tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội trong phạm vi tiểu vùng, khu vực và rộng hơn nữa.
Video đang HOT
Chương trình của GMS dựa vào tham vấn và đối thoại giữa các thành viên GMS, trong đó tập trung vào các dự án ưu tiên ở tiểu vùng sông Mekong mở rộng, trong các lĩnh vực như giao thông, năng lượng, viễn thông, môi trường, phát triển nguồn nhân lực, du lịch, thương mại, đầu tư tư nhân và nông nghiệp.
Bà Harris: 'Chuyến thăm báo hiệu khởi đầu chương mới quan hệ Việt - Mỹ'
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris nhấn mạnh triển vọng hợp tác Việt - Mỹ trong cuộc họp báo tại Hà Nội chiều nay.
"Tôi là Phó tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam từ khi quan hệ ngoại giao hai nước thiết lập vào năm 1995. Tôi tin rằng chuyến đi này báo hiệu sự khởi đầu cho chương tiếp theo trong quan hệ Việt - Mỹ", Phó tổng thống Kamala Harris phát biểu trong cuộc họp báo ở Hà Nội chiều nay.
"Chúng tôi có cam kết lâu dài với mối quan hệ này, bởi vì mối quan hệ quan trọng đối với an ninh và sự thịnh vượng của cả người dân Mỹ và người dân Việt Nam", bà nhấn mạnh. "Việt - Mỹ đang tăng cường quan hệ đối tác. Cùng nhau, chúng ta sẽ giải quyết các thách thức truyền thống cũng như những vấn đề trong tương lai, trong những thách thức đó cũng có những cơ hội để chúng ta tạo ra khía cạnh mới của mối quan hệ".
Bà Harris tái khẳng định cam kết của Mỹ về một Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác an ninh cấp cao để ủng hộ một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập. "Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với Việt Nam để đẩy lùi các mối đe dọa đối với tự do hàng hải và duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ", bà nói.
"Đông Nam Á là trung tâm của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Việt Nam có tầm quan trọng, ý nghĩa đặc biệt đối với Mỹ. Mỹ dự định tăng cường sự tham gia của chúng tôi trong quan hệ đối tác với các đối tác và đồng minh, củng cố lợi ích của chúng tôi theo cách hợp tác ứng phó những thách thức của hiện tại và tương lai", bà nói.
Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris trả lời câu hỏi của phóng viên ở Hà Nội ngày 26/8. Ảnh: Giang Huy .
Phó tổng thống Mỹ nói rằng bà biết Covid-19 là vấn đề quan tâm số một của người dân Việt Nam hiện nay. Bà nhắc đến việc hôm nay bà đã đến Viện Vệ sinh Dịch tễ Quốc gia để trao một triệu liều vaccine và Mỹ đang cung cấp tủ bảo quản đông lạnh, tài trợ hàng triệu USD hỗ trợ y tế công cộng và mở văn phòng CDC Đông Nam Á ở Hà Nội.
"Chúng tôi mong người Việt biết rằng chúng tôi sẽ luôn ở bên các bạn", bà khẳng định và nói thêm rằng "ngay trong thời kỳ đại dịch, Việt - Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác để tăng cường quan hệ kinh tế".
Về vấn đề khí hậu, Phó tổng thống cho biết Mỹ chia sẻ mối lo ngại của Việt Nam về vấn đề sông Mekong. "Xói mòn cũng là vấn đề xảy ra ở Mỹ, điều chúng ta có thể làm cùng nhau là vừa đầu tư vào đổi mới và công nghệ, vừa suy nghĩ về cách chúng ta có thể phát triển nền kinh tế với những thứ như năng lượng tái tạo", bà Harris nói.
Bà cũng nhắc đến việc Mỹ khởi động chương trình Bảo tồn Môi trường sống ven biển sông Mekong để giúp giải quyết các vấn đề đang ảnh hưởng đến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Phó tổng thống Mỹ trong cuộc họp báo ở Hà Nội ngày 26/8. Ảnh: Vũ Anh.
Phó tổng thống Mỹ thăm Việt Nam từ ngày 24-26/8. Sau khi gặp Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, bà Harris hôm qua gặp Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Phạm Minh Chính để thảo luận về các vấn đề song phương và khu vực.
Phó tổng thống Mỹ cũng dự khai trương văn phòng của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ tại khu vực Đông Nam Á và chứng kiến lễ ký thỏa thuận thuê đất xây trụ sở mới của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội, dự án có tổng ngân sách 1,2 tỷ USD với thời hạn thuê đất 99 năm.
Sáng nay, bà Harris tới Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, chứng kiến đợt trao 270.000 trong gần 800.000 liều vaccine Covid-19 đã chuyển đến Việt Nam từ hôm qua. 270.000 liều vaccine Covid-19 còn lại sẽ được chuyển tới Hà Nội vào ngày mai, hoàn tất cam kết tặng thêm một triệu liều từ Mỹ.
Em gái ông Kim Jong-un chỉ trích Hàn Quốc "phản bội" Em gái nhà lãnh đạo Kim Jong-un chỉ trích việc Mỹ và Hàn Quốc tiếp tục tập trận quân sự chung, bất chấp sự phản đối của Triều Tiên. Bà Kim Yo-jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh: Reuters). "Quân đội Mỹ và Hàn Quốc cuối cùng cũng bắt đầu tiến hành cuộc tập trận quân sự phối hợp...