Ngày 4/12: Gần 14.000 ca mắc COVID-19, trong đó 8.402 ca cộng đồng
Bản tin dịch COVID-19 ngày 4/12 của Bộ Y tế cho biết có 13.998 ca mắc COVID-19 tại 57 tỉnh, thành phố; Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP HCM tăng 325 ca, Bạc Liêu tăng 231, Thừa Thiên Huế tăng 207 ca.
Thông tin các ca mắc mới tại Việt Nam
- Tính từ 16h ngày 03/12 đến 16h ngày 04/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.998 ca nhiễm mới, trong đó 5 ca nhập cảnh và 13.993 ca ghi nhận trong nước (tăng 332 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 8.402 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (1.636), Cần Thơ (998), Tây Ninh (787), Bến Tre (762), Bình Thuận (626), Đồng Tháp (624), Bà Rịa – Vũng Tàu (620), Cà Mau (568), Bạc Liêu (565), Bình Phước (562), Vĩnh Long (552), Kiên Giang (498), Khánh Hòa (467), Hà Nội (455), Đồng Nai (433), Thừa Thiên Huế (335), An Giang (319), Bình Dương (319), Trà Vinh (301), Hậu Giang (288), Tiền Giang (209), Bình Định (203), Gia Lai (180), Hà Giang (140), Bắc Ninh (119), Đắk Nông (116), Đà Nẵng (104), Thanh Hóa (103), Long An (91), Thái Nguyên (82), Hải Phòng (81), Ninh Thuận (76), Hưng Yên (65), Nghệ An (61), Quảng Nam (59), Hải Dương (55), Phú Yên (52), Phú Thọ (49), Vĩnh Phúc (44), Đắk Lắk (42), Quảng Ngãi (41), Yên Bái (40), Nam Định (39), Quảng Trị (34), Thái Bình (27), Quảng Bình (25), Tuyên Quang (25), Hà Tĩnh (21), Hòa Bình (20), Quảng Ninh (20), Bắc Giang (20), Lào Cai (11), Hà Nam (8 ), Cao Bằng (8 ), Ninh Bình (6), Sơn La (1), Bắc Kạn (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (-336), Đắk Lắk (-129), Hải Phòng (-117).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP HCM ( 325), Bạc Liêu ( 231), Thừa Thiên Huế ( 207).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 13.784 ca/ngày.
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến tối 4/12
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.294.778 ca nhiễm, đứng thứ 35/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 13.135 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.289.511 ca, trong đó có 1.004.749 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
Video đang HOT
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (476.818), Bình Dương (283.908), Đồng Nai (89.159), Long An (38.607), Tây Ninh (31.691).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 1.107 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.007.566 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.788 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.547 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.377 ca
- Thở máy không xâm lấn: 185 ca
- Thở máy xâm lấn: 665 ca
- ECMO: 14 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 03/12 đến 17h30 ngày 04/12 ghi nhận 203 ca tử vong tại:
Tại TP. Hồ Chí Minh (75) trong đó có 11 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (6), Bến Tre (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Hậu Giang (1), Tiền Giang (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (20), Bình Dương (18), Cần Thơ (15), Đồng Nai (13), Tiền Giang (10), Long (7), Kiên Giang (7), Sóc Trăng (5), Đồng Tháp (5), Vĩnh Long (5), Bạc Liêu (5), Bình Thuận (4), Khánh Hòa (3), Bà Rịa – Vũng Tàu (2), Hậu Giang (2), Quảng Ngãi (2), Trà Vinh (2), Quảng Ninh (1), Đắk Lắk (1), Bình Phước (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 196 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 26.061 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 33/234 vùng lãnh thổ, Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 09/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 126.002 xét nghiệm cho 264.655 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 26.862.472 mẫu cho 69.698.432 lượt người.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 03/12 có 991.961 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 126.846.771 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 73.155.299 liều, tiêm mũi 2 là 53.691.472 liều.
Số ca mắc COVID-19 trên thế giới
- Cả thế giới có 265.306.078 ca nhiễm, trong đó 239.117.512 khỏi bệnh; 5.261.078 tử vong và 20.927.488 đang điều trị (86.563 ca diễn biến nặng).
- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 144.377 ca, tử vong tăng 3.024 ca.
- Châu Âu tăng 120.926 ca; Bắc Mỹ tăng 3.226 ca; Nam Mỹ tăng 31 ca; châu Á tăng 18.369 ca; châu Phi tăng 1 ca; châu Đại Dương tăng 1.824 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 6.684 ca, trong đó: Indonesia tăng 246 ca, Thái Lan tăng 5.896 ca, Philippines tăng 517 ca, Campuchia tăng 25 ca.
Ngày 04/12, Bộ Y tế tham dự Đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ tới làm việc với TP HCM công tác phòng chống dịch trên địa bàn.
- Tiếp tục duy trì Tổ công tác của Bộ Y tế hỗ trợ Đắk Lắk trong công tác phòng chống dịch.
- Tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do biến chủng Omicron gây ra; trên cơ sở khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, chuẩn bị các phương án về vaccine, thuốc điều trị và các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với biến chủng mới của virus SARS-CoV-2.
- TP HCM: Sở Y tế TP.HCM có kế hoạch triển khai chiến dịch tăng cường bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người thuộc nhóm nguy cơ (người có bệnh nền, người cần chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên) trên địa bàn Thành phố từ nay đến 31/12/2021 nhằm hướng đến mục tiêu giảm mắc và giảm nguy cơ tử vong do COVID-19.
2. TP. Hà Nội: Sở Y tế Hà Nội có văn bản chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập tăng cường các biện pháp để đảm bảo an toàn bệnh viện và nhân viên y tế trong bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố.
Đắk Lắk: Cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19
Ngày 24/11, tại thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk có buổi làm việc với Tổ công tác của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, tính đến sáng 24/11, toàn tỉnh ghi nhận 7.006 ca mắc COVID-19, trong đó 1.587 người đang điều trị và 38 ca tử vong. Đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết 128 của Chính phủ, toàn tỉnh đang ở cấp độ 2. Đối với cấp huyện, hiện có 1 địa phương ở cấp độ 1 (huyện Ea Kar), 14 địa phương ở cấp độ 2. Về công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, tính đến ngày 23/11, tỉnh Đắk Lắk đã tiêm mũi 1 đạt tỷ lệ 90,9% dân số đích (từ 18 tuổi trở lên), tiêm đủ 2 mũi đạt 21,1% dân số đích.
Tại buổi làm việc, Tiến sĩ Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Tổ trưởng Tổ công tác của Bộ Y tế cho biết: Sau 18 ngày Tổ công tác của Bộ Y tế và đoàn bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai hỗ trợ tỉnh Đắk Lắk phòng, chống dịch COVID-19, đến nay cơ bản đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, trước diễn biến khó lường của dịch COVID-19, tỉnh Đắk Lắk và ngành Y tế cần quyết liệt hơn trong việc triển khai các biện pháp phòng, chống dịch để vừa nâng cao hiệu quả phòng dịch vừa thích ứng linh hoạt, an toàn.
"Trước hết, tỉnh cần nhanh chóng bao phủ vaccine cho người dân, trong đó quan tâm các nhóm đối tượng nguy cơ cao như người có bệnh nên, người trên 50 tuổi... để hạn chế nguy cơ mắc và tử vong ở nhóm đối tượng này. Đồng thời triển khai nhanh công tác tiêm vaccine cho trẻ em sau khi tiếp nhận nguồn vaccine từ Bộ Y tế; nâng cao hơn nữa năng lực xét nghiệm của tỉnh kể cả huy động sự tham gia của các đơn vị tư nhân, đặc biệt phải xây dựng được kế hoạch xét nghiệm tầm soát ở đối tượng và các khu vực có nguy cơ cao như chợ, bệnh viện, lái xe đường dài... để ngăn chặn từ xa nguy cơ dịch bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng. Ngành Y tế, cần sớm triển khai các biện pháp điều trị F0 tại nhà, cách ly F1 tại nhà để giảm áp lực cho hệ thống điều trị, thích ứng với trạng thái bình thường mới. Đối với công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, cần sớm tập trung hơn trong điều trị bệnh nhân tầng 1, trong đó chú trọng điều trị F0 tại nhà và phát huy vai trò của Trạm Y tế lưu động. Ở bệnh viện tuyến huyện, Trung tâm Y tế huyện, bệnh viện tư nhân phải sớm triển khai mô hình "hai trong một" để vừa khám chữa bệnh thông thường vừa điều trị bệnh nhân COVID-19 nhẹ" - Tiến sĩ Cao Hưng Thái nhấn mạnh.
Tiến sĩ Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh, Tổ trưởng Tổ công tác của Bộ Y tế phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk H'Yim Kđoh cho biết, tỉnh và ngành Y tế sẽ tiếp thu các ý kiến của Tổ công tác, trong thời gian tới sẽ rà soát, điều chỉnh để kịp thời có các giải pháp phòng, chống dịch phù hợp. Tỉnh cũng đề nghị Tổ công tác ghi nhận thực tế và báo cáo Bộ Y tế để sớm có sự hỗ trợ trang thiết bị, nhân lực điều trị bệnh nhân COVID-19; cấp bổ sung vaccine để triển khai tiêm chủng cho tất cả đối tượng đích và trẻ từ 12-17 tuổi nhằm hạn chế tối đa số ca mắc COVID-19 trên địa bàn, giảm tỷ lệ chuyển nặng và tử vong do COVID-19.
Cùng ngày, đã diễn ra lễ ký kết trực tuyến hợp tác hỗ trợ y tế toàn diện giữa Bệnh viện Bạch Mai và Sở Y tế Đắk Lắk. Theo đó, Bệnh viện Bạch Mai và Sở Y tế Đắk Lắk đã thỏa thuận hợp tác trên các phương diện gồm: đào tạo và chuyển giao kỹ thuật; luân phiên cán bộ, ứng dụng y học từ xa (Teleheath); hỗ trợ tư vấn phát triển chuyên khoa, chuyên ngành và dịch vụ y tế chuyên sâu; hợp tác nghiên cứu khoa học; hợp tác về công tác xã hội; giao lưu trao đổi đoàn.
Bí thư Thừa Thiên Huế ký công điện khẩn cảnh báo dân không lơ là chống dịch Ngày 24/11, ông Lê Trường Lưu - Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế ký ban hành công điện khẩn liên quan công tác phòng, chống dịch Covid-19. Công điện nêu rõ: Hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn Thừa Thiên Huế diễn biến rất phức tạp, số ca nhiễm trên địa bàn liên tục tăng nhanh. Tuy nhiên, công...