Ngày 3/6: Ca COVID-19 mới giảm, số khỏi gấp 9 lần số mắc, không có F0 tử vong
Bản tin phòng chống dịch COIVD-19 ngày 3/6 của Bộ Y tế cho biết có 1.039 ca COVID-19 mới tại 46 tỉnh, thành; số khỏi gấp 9 lần số mắc mới; Trong ngày không có F0 tử vong
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:
- Tính từ 16h ngày 02/6 đến 16h ngày 03/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 1.039 ca nhiễm mới đều ghi nhận trong nước (giảm 49 ca so với ngày trước đó) tại 46 tỉnh, thành phố (có 770 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (230), Yên Bái (80), Phú Thọ (56), Nghệ An (51), Vĩnh Phúc (47), Bắc Ninh (43), Lào Cai (43), Quảng Ninh (39), Hà Nam (31), Tuyên Quang (31), Đà Nẵng (30), Thái Nguyên (24), Hà Giang (24), Hải Dương (23), Quảng Bình (23), TP. Hồ Chí Minh (22), Thái Bình (19), Sơn La (18), Lâm Đồng (17), Bắc Kạn (17), Nam Định (15), Lạng Sơn (15), Hòa Bình (14), Hải Phòng (13), Hưng Yên (12), Thanh Hóa (12), Thừa Thiên Huế (11), Lai Châu (9), Bà Rịa – Vũng Tàu (8 ), Cao Bằng (8 ), Ninh Bình (7), Quảng Trị (7), Bình Định (6), Điện Biên (6), Gia Lai (5), Bình Phước (4), Bến Tre (3), Cà Mau (3), Quảng Ngãi (3), Tây Ninh (2), Bắc Giang (2), Vĩnh Long (2), An Giang (1), Hậu Giang (1), Bạc Liêu (1), Khánh Hòa (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-73), Tây Ninh (-16), Điện Biên (-9).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Yên Bái ( 22), Hà Nam ( 18), Phú Thọ ( 17).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 1.044 ca/ngày.
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến chiều ngày 3/6
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.723.673 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.303 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.715.915 ca, trong đó có 9.483.989 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Video đang HOT
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.601.198), TP. Hồ Chí Minh (609.474), Nghệ An (484.741), Bắc Giang (387.587), Bình Dương (383.781).
Tình hình điều trị COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 9.146 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.486.806 ca
2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 51 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 43 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 2 ca
- Thở máy không xâm lấn: 1 ca
- Thở máy xâm lấn: 3 ca
- ECMO: 2 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 02/6 đến 17h30 ngày 03/6 ghi nhận 0 ca tử vong.
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.080 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm 39.509.946 mẫu tương đương với 85.817.972 lượt người.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 02/6 có 99.737 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 221.658.034 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 199.560.991 liều: Mũi 1 là 71.479.837 liều; Mũi 2 là 68.793.130 liều; Mũi 3 là 1.507.118 liều; Mũi bổ sung là 15.054.764 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 42.413.566 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 312.576 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.476.752 liều: Mũi 1 là 8.939.022 liều; Mũi 2 là 8.537.730 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 4.620.291 liều: Mũi 1 là 4.126.975 liều; Mũi 2 là 493.316 liều.
Trên thế giới
- Cả thế giới có 534.240.821 ca nhiễm, trong đó 505,165,103 ca khỏi bệnh; 6.317.723 ca tử vong và 22,757,995 ca đang điều trị (36.679 ca diễn biến nặng).
- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 579.604 ca, tử vong tăng 1.684 ca.
- Châu Âu tăng 127.108 ca; Bắc Mỹ tăng 143.139 ca; Nam Mỹ tăng 52.592 ca; châu Á tăng 212.545 ca; châu Phi tăng 5.474 ca; châu Đại Dương tăng 38.746 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 9.109 ca, trong đó: Indonesia tăng 304 ca, Malaysia tăng 1.877 ca, Thái Lan tăng 2.976 ca, Philippines tăng 182 ca, Singapore tăng 3.745 ca, Myanmar tăng 7 ca, Lào tăng 16 ca, Campuchia tăng 0 ca, Đông Timor tăng 2 ca.
3 lý do đại biểu đề nghị quốc tang cho người tử vong vì COVID-19
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cho rằng việc tổ chức quốc tang để tưởng niệm những đồng bào tử vong do COVID-19 là phù hợp với truyền thống nhân văn, nhân nghĩa và nhắc nhở chúng ta quyết tâm hơn trong công tác phòng chống dịch.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đề nghị tổ chức quốc tang để tưởng niệm những đồng bào tử vong do COVID-19 - Ảnh: QUOCHOI.VN
Chiều 8-11, tại phiên thảo luận kinh tế xã hội, ngân sách nhà nước và công tác phòng chống dịch, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đề nghị đề cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm của mỗi người dân vì sự an toàn của bản thân và cộng đồng.
Theo đó, ông Trí cho rằng cần có ngày quốc tang cho những người là nạn nhân đã mất vì dịch COVID-19, bởi con số hơn 22.500 người đã mất vì dịch COVID-19 là số lượng rất lớn.
Việc này cũng phù hợp với thông báo của Bộ Chính trị trong thông báo số 19 ngày 22-4-2011 đồng ý tổ chức quốc tang khi xảy ra thiên tai, thảm họa và dịch bệnh, gây thiệt hại lớn tính mạng của nhân dân.
Thêm nữa, ông nói hầu hết những người tử vong vì dịch COVID-19 ra đi đau đớn, phải xa người thân, và vì điều kiện dịch bệnh nên không được tổ chức mai táng chu toàn. Do đó, việc dành cho họ ngày quốc tang là nhân văn, nhân nghĩa và nhân ái theo truyền thống của người Việt Nam.
"Việc tổ chức ngày quốc tang cũng để nhắc nhở chúng ta, những người đang sống, tuyệt đối không được lơ là trong phòng chống dịch COVID-19, để chúng ta quyết tâm hơn, đồng lòng hơn trong cuộc chiến chống dịch cam go này. Cần lựa chọn thời điểm thích hợp để chọn ngày quốc tang vì các nạn nhân tử vong vì dịch", ông Trí đề nghị.
Trước đó, đại biểu Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) cũng cho rằng hậu quả của dịch bệnh để lại hết sức to lớn cả về người và của.
"Để tưởng niệm những hy sinh, mất mát trên, tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ lấy 1 ngày làm ngày tưởng niệm nạn nhân tử nạn vì COVID-19 và tôi đề xuất ngày 27-4 - ngày bùng phát đợt dịch thứ 4, gây thiệt hại nặng nề nhất cả về kinh tế cũng như sinh mạng người dân", ông Thông nói và cho biết đây cũng là mong muốn của cử tri.
Theo báo cáo của Chính phủ, từ đầu năm 2020 đến nay, Việt Nam đã trải qua 4 đợt dịch. Đến nay, đã ghi nhận 857.000 ca mắc. Riêng đợt dịch thứ 4 ghi nhận 854.000 ca mắc và 21.000 ca tử vong. Số tử vong xếp thứ 135/223 trên thế giới, 6/11 trong ASEAN.
Tỉ lệ tử vong trên số mắc là 2,4%, so với tỉ lệ trung bình trên thế giới là 2,04%, xếp thứ 58/223 trên thế giới, 3/11 trong ASEAN. Đợt dịch thứ 4 có số ca mắc và tử vong tăng cao, chiếm hơn 99% tổng số của 3 đợt dịch trước đó.
Tai nạn giao thông nghiêm trọng, 3 học sinh tử vong, 1 học sinh bị thương nặng Vụ tai nạn nghiêm trọng tại Nghệ An khiến 3 học sinh tử vong, 1 học sinh bị thương nặng hiện đang được cấp cứu tại bệnh viện. Sáng 8/11, ông Lương Văn Biên, Chủ tịch UBND thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng khiến 4 học...