Ngày 3/5, Hải Phòng sẽ khởi công và khánh thành 3 dự án trọng điểm
Ngày 3/5, thành phố Hải Phòng sẽ đưa vào hoạt động dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng; thông xe kỹ thuật dự án đầu tư xây dựng nút giao Nam cầu Bính; khởi công dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vào và khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên.
Hiện trường bãi cọc Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên). Ảnh: An Đăng/TTXVN
Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường vào và khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên), hướng đến 2 mục đích. Đó là bảo tồn bãi cọc để phát huy giá trị lịch sử, lòng tự hào về những dấu tích chiến công lừng lẫy của dân tộc trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử năm 1288. Đặc biệt, những đóng góp của quân và dân Hải Phòng trong cuộc kháng chiến để mang lại chiến thắng, đập tan tham vọng của đế quốc Nguyên Mông.
Cùng đó, việc xây dựng tuyến đường vào khu bãi cọc Cao Quỳ nhằm từng bước xây dựng và hoàn thiện đường vành đai phía Bắc huyện Thủy Nguyên (từ đường tỉnh 359 tại đầu đập Minh Đức tới đường tỉnh 352 xã Lại Xuân). Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư vào các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp và các dịch vụ khác trên địa bàn, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Tuyến đường vào khu bãi cọc Cao Quỳ có chiều dài 3,488 km, nối quốc lộ 10 với khu vực bãi cọc thuộc các xã Lưu Kỳ, Liên Khê; chiều rộng từ 18 – 22m; trong đó, mặt đường rộng 12m, vỉa hè đoạn rẽ vào bãi cọc hè rộng 5m… Dự án có tổng mức đầu tư hơn 427,521 tỷ đồng, từ nguồn vốn ngân sách thành phố và thời gian thi công công trình 135 ngày.
Khu bảo tồn bãi cọc Cao Quỳ có diện tích khoảng 30.680 m gồm các hạng mục: cổng chính rộng 20 m xây trụ và mái cổng kiểu kiến trúc cổ lợp ngói mũi hài, cánh cổng là gang đúc chi tiết hoa văn; hệ thống tường bao tổng chiều dài 724m xây gạch, mái mũ tường ngói giả cổ; nhà đón tiếp, trưng bày và giới thiệu hiện vật có diện tích 360 m, 1 tầng theo kiến trúc giả cổ; khu bảo tồn bãi cọc xây dựng mái nhà che khung cột giả cổ diện tích 2.000 m.
Hệ thống đường dẫn đi xuống bãi cọc cho khách tham quan nằm trong phạm vi nhà mái che. Toàn bộ mặt bằng bãi cọc phát lộ được bảo tồn theo hướng lấp đất, xây dựng hình tượng cọc 3D lộ thiên cho khách tham quan. Ngoài ra còn có hệ thống sân vườn, thảm cỏ xây dựng diện tích 20.000 m cùng các công trình phụ trợ khác.
Video đang HOT
Dự án đầu tư xây dựng Nút giao Nam cầu Bính được khởi công từ ngày 2/9/2018 và hoàn thành vào tháng 5/2020, tại quận Hồng Bàng và huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, có tổng mức đầu tư là hơn 1.411 tỷ đồng; trong đó, chi phí xây dựng và thiết bị là 871,8 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách thành phố Hải Phòng.
Nút giao Nam cầu Bính là điểm giao giữa đường dẫn bờ Nam cầu Bính với đường Hồng Bàng (Quốc lộ 5 mới), đường Bạch Đằng (đường vào trung tâm thành phố Hải Phòng qua cầu Thượng Lý), đường Hùng Vương (đường vào trung tâm thành phố đi qua cầu Quay), đường Hà Nội (Quốc lộ 5 cũ) đi về phía Sở Dầu và tuyến đường quy hoạch qua sông Rế kết nối với đường Vành đai 2 của thành phố.
Tại vị trí nút giao, bên cạnh các tuyến đường bộ nói trên còn có tuyến đường sắt Hà Nội – Hải Phòng. Theo quy hoạch hệ thống giao thành phố được duyệt, đây là nút giao ngã 6 ở cửa ngõ vào trung tâm thành phố. Loại, cấp công trình: dự án nhóm B, công trình giao thông, cấp II.
Công trình Nút giao Nam cầu Bính đưa vào hoạt động, góp phần cải thiện điều kiện giao thông, nâng cao năng lực khai thác cầu Bính, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối trong khu vực với Quốc lộ 5, Quốc lộ 10 và Khu đô thị Bắc sông Cấm.
Dự án phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng, có tổng mức đầu tư 251,550 triệu USD bằng nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng thế giới và vốn đối ứng từ ngân sách thành phố Hải Phòng. Trong đó, vốn ODA 175,094 triệu USD, vốn đối ứng ngân sách địa phương 76,457 triệu USD.
Chủ đầu tư dự án là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Hải Phòng. Địa điểm xây dựng gồm các quận, huyện An Dương, Kiến An, Lê Chân, Ngô Quyền và Hải An, thành phố Hải Phòng.
Dự án Phát triển giao thông đô thị thành phố Hải Phòng được triển khai với các nội dung chính: đầu tư xây dựng trục đường đô thị theo hướng Đông – Tây thành phố; sắp xếp, cải thiện loại hình vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, ngoài ra là các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho các hoạt động đầu tư. Loại, cấp công trình dự án nhóm A, cấp đường phố chính thứ yếu.
Qua hơn 6 năm triển khai thi công (từ tháng 12/2013 đến tháng 2/2020), công trình tuyến đường trục đô thị Bắc Sơn – Nam Hải chính thức hoàn thành, tạo thành tuyến kết nối trực tiếp, giảm thiểu thời gian lưu thông giữa khu vực phía Đông thành phố (quận Hải An) với khu vực phía Tây thành phố (huyện An Dương); tăng khả năng kết nối giữa các quận nội thành (Kiến An, Lê Chân, Ngô Quyền), giảm thiểu thời gian đi lại từ các huyện Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, An Lão đến trung tâm thành phố; đồng thời góp phần nâng tầm kết nối (đặc biệt là vận tải hàng hóa) giữa thành phố Hải Phòng với vùng đồng bằng Bắc Bộ, như tinh thần Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.
Sacom Real muốn bán 98% cổ phần tại TTC Land Long An
Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacom Real, HoSE: SCR) vừa thông qua nghị quyết về việc bán toàn bộ phần vốn góp tại Công ty Cổ phần Đầu tư Bất động sản TTC Land Long An.
Một dự án của Sacom Real.
TTC Land Long An là đơn vị sở hữu khu công nghiệp Tân Kim mở rộng hơn 53ha tại ấp Tân Phước, xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
Sacom Real đã góp 49 tỷ đồng để thành lập TTC Land Long An từ tháng 8/2019 và sở hữu 98% cổ phần tại công ty. Ông Nguyễn Thành Chương được ủy quyền làm người đại diện phần vốn góp của SCR tại TTC Land Long An trong 3 năm. Tuy nhiên, mới hơn 1 năm, Sacom Real đã muốn thoái vốn.
Từ cuối năm 2019, Sacom Real đã tập trung tái cấu trúc và đẩy mạnh thoái vốn khỏi các doanh nghiệp thành viên sở hữu dự án quy mô nhỏ tại khu vực không phải là thế mạnh như dự án tại Hải Phòng hay khu công nghiệp Thành Thành Công TTC IZ.
Luỹ kế cả năm 2019, Sacom Real ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.031 tỷ đồng, lãi trước thuế 347 tỷ đồng - mức kỷ lục từ trước đến nay. Lợi nhuận sau thuế theo đó đạt 288 tỷ đồng, tăng 39% so với 2018.
Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của Sacom Real đạt 10.885 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. Đáng chú ý, hàng tồn kho đạt 4.205 tỷ đồng, chiếm 39% tổng tài sản; trong đó chủ yếu là bất động sản dở dang chiếm 99%, đa số tập trung ở các dự án trọng điểm 2020.
Vốn điều lệ không thay đổi (3.392 tỷ), vốn chủ sở hữu tăng 6% lên 4.784 tỷ đồng sau khi ghi nhận tăng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối với 632 tỷ đồng.
Trong năm 2020, Sacom Real sẽ chú trọng 5 dự án dân dụng trọng điểm gồm Charmington Iris (quận 4), Charmington Dragonic (quận 5); Charmington Tân Sơn Nhất (Phú Nhuận), Carillon 7 (Tân Phú); Panomax (quận 7), công ty đặt kế hoạch đưa ra thị trường khoảng 2.300 sản phẩm, tăng 263%.
Doanh số bán hàng 2020 dự kiến đạt 5.360 tỷ đồng, trung bình mỗi sản phẩm của Sacom Real đưa ra thị trường có giá trị khoảng 2,3 tỷ đồng. Tổng đầu tư của 5 dự án này dự kiến vào khoảng 10.119 tỷ đồng, phục vụ cho việc ghi nhận doanh thu giai đoạn 2020-2023.
Minh An
Theo vietnamfinance.vn
Vietourist lập thêm 3 chi nhánh trong lúc ngành du lịch bị trì trệ vì virus corona Giữa tâm dịch từ virus corona hoành hành, nhiều hãng du lịch đối mặt với nhiều khó khăn và lên phương án thu hẹp quy mô hoạt động thì Vietourist công bố thông tin lập thêm 3 chi nhánh nâng tổng số chi nhánh trên toàn quốc lên con số 10. Mới đây, CTCP Du lịch Vietourist (Vietourist, UPCoM: VTD) cho biết Công...