Ngày 3/2: Số mắc COVID-19 tiếp tục giảm, còn 8.601 ca; có 192 F0 nhiễm Omicron
Bản tin dịch COVID-19 ngày 3/2 của Bộ Y tế tức ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Nhâm Dần cho biết số mắc COVID-19 tiếp tục giảm, còn 8.601 ca tại 57 tỉnh, thành; Hà Nội vẫn nhiều nhất với gần 2.800 ca; Thanh Hoá đứng thứ 2 với 463 ca; Đã ghi nhận 192 F0 nhiễm biến chủng Omicron.
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:
- Tính từ 16h ngày 02/02 đến 16h ngày 03/02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 8.601 ca nhiễm mới, trong đó 26 ca nhập cảnh và 8.575 ca ghi nhận trong nước (giảm 145 ca so với ngày trước đó) tại 57 tỉnh, thành phố (có 5.002 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.738), Thanh Hóa (463), Quảng Nam (356), Hải Dương (326), Phú Thọ (275), Vĩnh Phúc (257), Đắk Lắk (254), Bình Định (230), Hòa Bình (212), Lâm Đồng (208), Thái Bình (202), Hưng Yên (184), Nghệ An (179), Nam Định (160), Hải Phòng (154), Bắc Ninh (144), Bình Phước (137), Hà Nam (137), Bắc Giang (136), TP. Hồ Chí Minh (129), Lạng Sơn (114), Lào Cai (103), Yên Bái (102), Thừa Thiên Huế (99), Quảng Ninh (90), Thái Nguyên (86), Quảng Bình (79), Hà Giang (78), Cà Mau (70), Khánh Hòa (69), Bến Tre (62), Sơn La (62), Tây Ninh (57), Quảng Ngãi (56), Điện Biên (55), Ninh Bình (51), Tuyên Quang (50), Gia Lai (45), Quảng Trị (39), Bình Thuận (27), Cao Bằng (27), Kon Tum (25), Trà Vinh (25), Vĩnh Long (25), Hậu Giang (24), Kiên Giang (23), Phú Yên (23), Bạc Liêu (23), Bà Rịa – Vũng Tàu (20), Đắk Nông (18), Bình Dương (17), Long An (15), Đồng Tháp (12), Lai Châu (8 ), Cần Thơ (7), Đồng Nai (6), Tiền Giang (2).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đà Nẵng (-778), Gia Lai (-155), Hải Phòng (-129).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Quảng Nam ( 254), Quảng Nam ( 135), Lâm Đồng ( 115).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 12.085 ca/ngày.
- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 192 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Quảng Ninh (20), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Hưng Yên (6), Kiên Giang (4), Thanh Hóa (2), Hải Dương (2), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa – Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1), Ninh Bình (1).
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến chiều ngày 3/2/2022
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.304.095 ca nhiễm, đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 23.345 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.297.016 ca, trong đó có 2.091.130 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (514.324), Bình Dương (292.944), Hà Nội (139.677), Đồng Nai (99.917), Tây Ninh (88.405).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 25.094 ca
Video đang HOT
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.093.947 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.889 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 1.977 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 408 ca
- Thở máy không xâm lấn: 94 ca
- Thở máy xâm lấn: 396 ca
- ECMO: 14 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Trong 03 ngày từ 17h30 ngày 31/01 đến 17h30 ngày 03/01 ghi nhận 286 ca tử vong tại: Hà Nội (55), Vĩnh Long (21), Bà Rịa – Vũng Tàu (18), Bắc Ninh (14), Bến Tre (14), Đồng Nai (13), Bình Định (12), TP Hồ Chí Minh (10), Bình Dương (9), Bình Phước (9), Khánh Hòa (9), Kiên Giang (7), Thừa Thiên Huế (7), Đồng Tháp (6), An Giang (5), Hậu Giang (5), Bạc Liêu (4), Bình Thuận (4), Cần Thơ (4), Hải Phòng (4), Lâm Đồng (4), Nghệ An (4), Ninh Bình (4), Quảng Ngãi (4), Sóc Trăng (4), Tây Ninh (4), Tiền Giang (4), Cà Mau (3), Đà Nẵng (3), Gia Lai (3), Cao Bằng (2), Hải Dương (2), Hòa Bình (2), Lạng Sơn (2), Phú Yên (2), Thanh Hóa (2), Bắc Kạn (1), Đắk Nông (1), Hà Giang (1), Quảng Bình (1), Quảng Nam (1), Thái Nguyên (1), Yên Bái (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 110 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 38.063 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.249.254 mẫu tương đương 77.263.741 lượt người, tăng 10.342 mẫu so với ngày trước đó.
Số ca mắc COVID-19 trên thế giới
- Cả thế giới có 385.749.510 ca nhiễm, trong đó 305.677.500 ca khỏi bệnh; 5.720.256 ca tử vong và 74.351.754 ca đang điều trị (91.849 ca diễn biến nặng).
- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 639.150 ca, tử vong tăng 2.109 ca.
- Châu Âu tăng 378.262 ca; Bắc Mỹ tăng 42.300 ca; Nam Mỹ tăng 4.659 ca; châu Á tăng 180.208 ca; châu Phi tăng 11 ca; châu Đại Dương tăng 33.710 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 17.920 ca, trong đó: Thái Lan tăng 9.172 ca, Philippines tăng 8.702 ca, Campuchia tăng 46 ca.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 02/02 có 77.258 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 181.659.091 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 79.080.702 liều, tiêm mũi 2 là 74.187.590 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 28.390.799 liều.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
- Bộ Y tế tham dự cuộc họp Thường trực Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì.
- Tăng cường thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân hiểu về chiến lược thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong tình hình mới; không mặc cảm, kỳ thị những người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19; người dân về từ các địa bàn có nguy cơ chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được hướng dẫn theo dõi sức khỏe, lấy mẫu xét nghiệm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo quy định.
- Tiếp tục chỉ đạo các tỉnh, thành phố tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân trên địa bàn đảm bảo hiệu quả và an toàn, tiêm chủng theo đúng số lượng vaccine phòng COVID-19 đã được cấp, không được để lãng phí vaccine.
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19, các địa phương không được tự đặt ra yêu cầu, quy định về phòng, chống dịch trái với quy định của Trung ương và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Yêu cầu các cơ sở y tế thực hiện nghiêm chế độ trực Tết; bảo đảm đầy đủ thuốc, sinh phẩm, trang thiết bị và lực lượng cán bộ, nhân viên y tế sẵn sàng phục vụ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và khám, chữa bệnh cho người dân trong dịp Tết.
Lâm Đồng: Khuyến cáo du khách tự test Covid-19
Lâm Đồng vận động người dân hạn chế di chuyển khi không cần thiết trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần; khách lưu trú được khuyến cáo tự test Covid-19.
Chiều ngày 18.1, ông Đặng Trí Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng ký văn bản gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Lâm Đồng tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống Covid-19 dịp Tết Nguyên đán . Ảnh GIA BÌNH
Hạn chế di chuyển khi không cần thiết trong dịp Tết
Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các cơ quan, đơn vị vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và toàn thể người dân hạn chế di chuyển khi không cần thiết trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
Tuyên truyền, vận động, thông tin đến người thân trong gia đình đang học tập, làm việc ngoài tỉnh khi đi/về tỉnh thực hiện khai báo y tế, thông báo với chính quyền địa phương và tự nguyện làm xét nghiệm, có kết quả âm tính SARS-CoV-2 trước khi trở về địa phương, gia đình.
Lâm Đồng vận động người đi và về tỉnh tự nguyện xét nghiệm Covid-19. Ảnh GIA BÌNH
Không để quá tải hệ thống y tế
UBND tỉnh Lâm Đồng giao Sở Y tế cập nhật thông tin, đánh giá nguy cơ, dự báo tình hình, chủ động đề xuất UBND tỉnh/BCĐ tỉnh chỉ đạo về chuyên môn trong công tác phòng, chống dịch, nhất là phát hiện sớm biến chủng mới, tăng cường năng lực y tế cơ sở, không để quá tải hệ thống y tế.
Đồng thời phối hợp với UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch bổ sung thêm cơ sở điều trị bệnh nhân Covid-19 với quy mô đảm bảo sẵn sàng tiếp nhận điều trị bệnh nhân nhẹ, không triệu chứng trên địa bàn; dự trù số giường bệnh tầng 2A từ 20-50 giường/1 huyện, thành phố. Tổ chức hướng dẫn, tập huấn điều trị người nhiễm Covid-19 tại nhà.
Bệnh viện Nhi Lâm Đồng, nơi điều trị Covid-19 ở Đà Lạt. Ảnh GIA BÌNH
Tăng cường hệ thống giám sát nhằm phát hiện sớm các ổ dịch, chùm ca bệnh có diễn biến, đặc điểm bất thường (số mắc, diễn biến nặng hoặc nhập viện, tử vong tăng bất thường theo thời gian, khu vực, đối tượng cụ thể...); để kịp thời phối hợp với Viện Pasteur TP.HCM giám sát, chỉ đạo.
Dừng tổ chức lễ hội, liên hoan cuối năm tập trung đông người
Cũng theo văn bản, UBND tỉnh Lâm Đồng, giao Sở VH-TT-DL hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương việc dừng tổ chức các lễ hội, các sự kiện, liên hoan, tiệc cuối năm tập trung đông người (trừ các hội nghị theo yêu cầu nhiệm vụ, được phép cơ quan có thẩm quyền) theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 7.1.2022.
Lâm Đồng yêu cầu chủ các cơ sở lưu trú phải có trách nhiệm khuyến cáo du khách tự test Covid-19. Ảnh GIA BÌNH
Yêu cầu các chủ khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở kinh doanh lưu trú trên địa bàn có trách nhiệm khuyến cáo du khách tự test Covid-19 (hoặc hỗ trợ khách xét nghiệm); trường hợp có kết quả dương tính, báo cáo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử trí theo quy định.
Giám sát chặt chẽ người nhập cảnh vào địa bàn
UBND tỉnh Lâm Đồng giao công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát chặt chẽ người nhập cảnh vào Việt Nam trên địa bàn tỉnh, để kiểm soát, ngăn chặn biến chủng Omicron xâm nhập và lây lan trên địa bàn, đặc biệt là người đến từ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã phát hiện biến chủng Omicron như: Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines...
Tỉnh Lâm Đồng cũng giao các huyện, thành phố tập trung tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid- 19; đánh giá mức độ nguy cơ, điều chỉnh cấp độ dịch phù hợp với tình hình thực tế, trên cơ sở đó ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp. Nâng tỷ lệ xét nghiệm tầm soát lên ít nhất 10 - 20%; tầm soát ngẫu nhiên hàng ngày và luân phiên hàng tuần tại các hộ gia đình, khu dân cư.
Tỉnh Lâm Đồng cũng yêu cầu tầm soát ngẫu nhiên Covid-19 hàng ngày và luân phiên hàng tuần tại các hộ gia đình, khu dân cư. Ảnh GIA BÌNH
Duy trì, triển khai hoạt động của Trạm Y tế lưu động, Tổ chăm sóc người nhiễm Covid-19 cộng đồng đảm bảo về tổ chức, nhân lực, địa bàn, trang thiết bị y tế... để tất cả người dân khi cách ly, điều trị Covid-19 tại nhà, tại cộng đồng đều được hướng dẫn, chăm sóc về y tế.
Tính đến sáng ngày 18.1, toàn tỉnh Lâm Đồng đã ghi nhận 14.298 trường hợp mắc Covid-19; trong đó đã điều trị khỏi ra viện 7.545 trường hợp, tử vong 48 trường hợp, về địa phương khác 16 trường hợp, hiện đang điều trị 6.689 trường hợp.
Bộ Y tế: 'Các địa phương tốt nhất không tổ chức bắn pháo hoa' Bộ Y tế đề nghị các địa phương tốt nhất không bắn pháo hoa. Nếu tổ chức, phải đảm bảo tuân thủ quy định 5K, không tập trung đông người xung quanh khu vực bắn pháo hoa. Nội dung trên được nêu trong văn bản Bộ Y tế đã vừa gửi Văn phòng Chính phủ về việc bắn pháo hoa và các biện...