Ngày 31/3: Số mắc mới COVID-19 giảm còn 80.838 ca; Hưng Yên bổ sung hơn 11.500 F0
Bản tin phòng chống dịch ngày 31/3 của Bộ Y tế cho biết có 80.838 ca mắc COVID-19, giảm gần 5.000 ca so với hôm qua; Hưng Yên bổ sung 11.517 F0; trong ngày có hơn 250.000 bệnh nhân khỏi; số tử vong giảm xuống còn 39 trường hợp
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:
- Tính từ 16h ngày 30/3 đến 16h ngày 31/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 80.838 ca nhiễm mới, trong đó 11 ca nhập cảnh và 80.827 ca ghi nhận trong nước (giảm 4.932 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 56.105 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (8.054), Phú Thọ (3.415), Nghệ An (3.399), Yên Bái (3.156), Đắk Lắk (3.107), Lào Cai (2.981), Hải Dương (2.864), Bắc Giang (2.688), Quảng Ninh (2.509), Quảng Bình (2.352), Hà Giang (2.344), Lạng Sơn (2.159), Vĩnh Phúc (2.039), Thái Bình (1.966), Bắc Kạn (1.917), Sơn La (1.813), Hưng Yên (1.784), Tuyên Quang (1.672), Bắc Ninh (1.653), Vĩnh Long (1.642), Cao Bằng (1.630), Bình Định (1.437), Quảng Trị (1.369), Cà Mau (1.265), Lâm Đồng (1.264), Hà Nam (1.258), Tây Ninh (1.238), Thái Nguyên (1.179), Điện Biên (1.164), Hòa Bình (1.160), Lai Châu (1.097), Ninh Bình (1.046), Hồ Chí Minh (924), Quảng Ngãi (920), Bến Tre (876), Bình Dương (827), Bình Phước (766), Hà Tĩnh (757), Đà Nẵng (736), Bà Rịa – Vũng Tàu (688), Nam Định (672), Thừa Thiên Huế (589), Trà Vinh (539), Thanh Hóa (535), Đắk Nông (426), Phú Yên (408), Khánh Hòa (386), Hải Phòng (365), Bình Thuận (341), Quảng Nam (270), Kon Tum (179), An Giang (178), Bạc Liêu (166), Kiên Giang (161), Long An (125), Cần Thơ (101), Đồng Nai (97), Đồng Tháp (85), Sóc Trăng (52), Ninh Thuận (20), Hậu Giang (12), Tiền Giang (5).
- Ngày 31/3/2022, Sở Y tế Hưng Yên đăng ký bổ sung 11.517 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Giang (-1.311), Lạng Sơn (-466), Bình Dương (-383).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Dương ( 1.081), Vĩnh Long ( 188), Quảng Ngãi ( 154).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 91.762 ca/ngày.
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến chiều 31/3
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.564.609 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 110/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 96.747 ca nhiễm).
Video đang HOT
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.556.876 ca, trong đó có 7.516.196 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.474.782), TP. Hồ Chí Minh (594.585), Nghệ An (391.871), Bình Dương (376.566), Hải Dương (344.058).
Số ca mắc COVID-19 trên thế giới
- Cả thế giới có 487.224.642 ca nhiễm, trong đó 422.443.333 ca khỏi bệnh; 6.163.100 ca tử vong và 58.618.209 ca đang điều trị (58.348 ca diễn biến nặng).
- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 1.548.766 ca, tử vong tăng 5.605 ca.
- Châu Âu tăng 781.159 ca; Bắc Mỹ tăng 75.100 ca; Nam Mỹ tăng 46.223 ca; châu Á tăng 566.899 ca; châu Phi tăng 2.540 ca; châu Đại Dương tăng 76.845 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 59.053 ca, trong đó: Indonesia tăng 3.840 ca, Malaysia tăng 15.941 ca, Philippines tăng 308 ca, Thái Lan tăng 27.560 ca, Singapore tăng 5.729 ca, Myanmar tăng 173 ca, Lào tăng 5.459 ca, Campuchia tăng 40 ca, Đông Timor tăng 3 ca.
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 250.482 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 7.519.013 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.975 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.379 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 281 ca
- Thở máy không xâm lấn: 99 ca
- Thở máy xâm lấn: 216 ca
- ECMO: 0 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 30/3 đến 17h30 ngày 31/3 ghi nhận 39 ca tử vong tại: Bến Tre (5), Bình Thuận (4), Cao Bằng (4 ca trong 2 ngày), Phú Yên (4), Bạc Liêu (2), Đắk Lắk (2), Lâm Đồng (2), Quảng Ninh (2), Sóc Trăng (2), Vĩnh Long (2), Bà Rịa – Vũng Tàu (1), Cà Mau (1), Gia Lai (1), Hà Nam (1), Hà Tĩnh (1), Hậu Giang (1), Lạng Sơn (1), Quảng Ngãi (1), Tây Ninh (1), TP. Hồ Chí Minh (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 50 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.493 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 38.381.489 mẫu tương đương 84.310.134 lượt người, tăng 89.439 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 30/3 có 224.848 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 206.106.897 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 188.929.522 liều: Mũi 1 là 71.234.891 liều; Mũi 2 là 68.040.384 liều; Mũi 3 là 1.503.535 liều; Mũi bổ sung là 14.913.043 liều; Mũi nhắc lại là 33.237.669 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.177.375 liều: Mũi 1 là 8.803.806 liều; Mũi 2 là 8.373.569 liều.
Hoạt động của ngành Y tế trong ngày
- Ngày 31/3/2022, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 796/QĐ-BYT về việc sửa đổi Điều 1 Quyết định số 3122/QĐ-BYT ngày 28/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
- Chỉ đạo các địa phương tổ chức tiêm liều nhắc lại vắc xin phòng COVID-19, theo đó người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin mRNA (vắc xin do Pfizer hoặc Moderna sản xuất) có thể tiêm liều nhắc lại bằng vắc xin do Astrazeneca sản xuất, thời gian tiêm tối thiểu là 03 tháng sau tiêm mũi cuối cùng của liều cơ bản.
- Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn sử dụng thuốc điều trị COVID-19. Trong đó ưu tiên những người thuộc đối tượng chống chỉ định cần được tư vấn, thăm khám (kể cả trực tuyến) để đảm bảo sử dụng thuốc được an toàn.
Thanh long Việt Nam sẽ bị cấm xuất khẩu sang Trung Quốc trong 4 tuần
Cơ quan Kiểm soát phòng chống dịch TP.Bằng Tường (Trung Quốc) vừa có thông báo sẽ tạm ngưng nhập khẩu mặt hàng thanh long của Việt Nam trong 4 tuần do bị phát hiện có virus Covid-19.
Thanh long đang gặp khó khăn khi không xuất khẩu được sang Trung Quốc. Ảnh Q.T
Theo thông báo của cơ quan này, từ ngày 20.11 đến 27.12.2021, lô hàng thanh long và bao bì nhập khẩu từ Việt Nam về cảng thành phố Bằng Tường (Trung Quốc) qua cửa khẩu Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) cho kết quả dương tính với 3 mẫu xét nghiệm, gồm có: mã công ty bao bì là VN-BTHPH-049; mã đơn vị sản xuất vườn cây ăn trái là VN-BTHOR-0007, mã đơn vị đóng gói là VN-BTHPH-001 và mã đơn vị sản xuất kinh doanh vườn cây ăn quả là VN-LAOR-0006, mã đơn vị đóng gói là VN-LAPH-008.
Thông báo cho biết: Để ngăn chặn nghiêm ngặt việc nhập khẩu dịch bệnh từ nước ngoài, đảm bảo cảng thông thoáng và trách nhiệm phòng chống dịch của doanh nghiệp theo cơ chế cầu chì, hàng hóa dây chuyền lạnh nhập khẩu từ nước ngoài (bao gồm cả bao bì xe) khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Covid-19 3 lần trở lên sẽ ngay lập tức tạm ngừng kinh doanh tờ khai nhập khẩu loại hàng này, đình chỉ tờ khai nhập khẩu kinh doanh thanh long 4 tuần, thời gian từ ngày 29.12.2021 đến ngày 20.1.2022 và tự động khôi phục hoạt động trở lại sau khi hết thời hạn nói trên.
Tiêu chuẩn mới xác định F0, F1, ca nghi mắc Covid-19 Một người được xác định là F1 khi bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể... với F0 hoặc ở trong cùng không gian hẹp với F0 tối thiểu trong 15 phút..., F0 đó đang trong thời kỳ lây truyền. Bộ Y tế vừa có văn bản về việc điều chỉnh định nghĩa ca bệnh Covid-19. Theo đó, hiện...