Ngày 3/10: Có 5.376 ca mắc COVID-19, số bệnh nhân khỏi lập kỷ lục mới với 28.859 ca
Bản tin dịch COVID-19 ngày 3/10 của Bộ Y tế cho biết có 5.376 ca mắc COVID-19 tại TP HCM, Bình Dương và 37 tỉnh, thành phố khác, trong đó TP HCM nhiều nhất với 2.461 ca.
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày lập kỷ lục mới với 28.859 ca.
Thông tin các ca nhiễm COVID-19 mới:
- Tính từ 17h ngày 02/10 đến 17h ngày 03/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 5.376 ca nhiễm mới, trong đó 09 ca nhập cảnh và 5.367 ca ghi nhận trong nước (giảm 110 ca so với ngày trước đó) tại 39 tỉnh, thành phố (có 2.674 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (2.461), Bình Dương (1.283), Đồng Nai (824), An Giang (147), Long An (85), Kiên Giang (75), Bình Thuận (73), Tây Ninh (54), Khánh Hòa (50), Hà Nam (39), Đồng Tháp (35), Cần Thơ (33), Cà Mau (24), Hậu Giang (20), Quảng Bình (19), Đắk Lắk (17), Quảng Trị (15), Tiền Giang (13), Bà Rịa – Vũng Tàu (13), Ninh Thuận (12), Bình Phước (12), Nghệ An (11), Bình Định (8 ), Đắk Nông (6), Phú Yên (5), Bến Tre (5), Vĩnh Long (4), Bạc Liêu (4), Hà Nội (4), Quảng Ngãi (3), Hà Tĩnh (3), Lâm Đồng (2), Trà Vinh (2), Bắc Giang (1), Gia Lai (1), Kon Tum (1), Đà Nẵng (1), Thừa Thiên Huế (1), Phú Thọ (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (-262), Bình Dương (-234), Đắk Lắk (-42).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Đồng Nai (315), Tây Ninh (34), Đồng Tháp (29).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 7.401 ca/ngày.
Số ca mắc mới COVID-19 tại Việt Nam tính đến chiều ngày 3/10
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 808.578 ca nhiễm, đứng thứ 43/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 155/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 8.215 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 803.993 ca, trong đó có 688.618 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 12/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Phòng, Thái Bình, Lạng Sơn, Lào Cai.
Có 07 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Phú Thọ, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Ninh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (397.513), Bình Dương (215.643), Đồng Nai (50.663), Long An (32.767), Tiền Giang (14.120).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế – cdc. kcb. vn)
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
Video đang HOT
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 28.859
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 693.797
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.498 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 4.318
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.092
- Thở máy không xâm lấn: 248
- Thở máy xâm lấn: 814
- ECMO: 26
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Trong ngày ghi nhận 114 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (79), Bình Dương (20), Đồng Nai (4), Tiền Giang (4), Kiên Giang (2), Tây Ninh (1), Đồng Tháp (1), Cần Thơ (1), Bình Thuận (1), Bạc Liêu (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 155 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 19.715 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm.
- So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 136/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 30/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình xét nghiệm
- Trong 24 giờ qua đã thực hiện 146.758 xét nghiệm cho 292.690 lượt người.
- Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 19.023.249 mẫu cho 54.013.710 lượt người.
Tình hình tiêm chủng vaccine COVID-19
Trong ngày 02/10 có 979.585 liều vaccine COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 44.637.911 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 34.155.519 liều, tiêm mũi 2 là 10.482.392 liều.
Số ca mắc COVID-19 trên thế giới tính đến chiều tối ngày 3/10
- Cả thế giới có 235.485.624 ca nhiễm, trong đó 212.281.012 khỏi bệnh; 4.813.141 tử vong và 18.391.471 đang điều trị (87.452 ca diễn biến nặng).
- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 88.803 ca, tử vong tăng 2.264 ca.
- Châu Âu tăng 52.204 ca; Bắc Mỹ tăng 7.542 ca; Nam Mỹ tăng 0 ca; châu Á tăng 26.000 ca; châu Phi tăng 827 ca; châu Đại Dương tăng 2.230 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 12.188 ca, trong đó: Indonesia tăng 1.142 ca, Thái Lan tăng 10.828 ca, Campuchia tăng 199 ca, Đông Timor tăng 19 ca.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
TP HCM: Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động xét nghiệm thích ứng với tình hình dịch bệnh hiện nay và hướng dẫn của Bộ Y tế. Hoạt động xét nghiệm sẽ tập trung cho việc giám sát phát hiện các ca bệnh mới, điều tra dịch tễ, giám sát định kỳ các khu vực nguy cơ.
- TP. Hà Nội: liên quan đến chùm ca bệnh tại BV Việt Đức:
Đến nay đã có 32 ca nhiễm, trong đó: TP. Hà Nội (25), Nam Định (3), Hà Tĩnh (2), Hưng Yên (1), Hải Dương (1). Có 16 trường hợp là người nhà bệnh nhân, 10 trường hợp là bệnh nhân, 5 trường hợp là nhân viên làm việc tại bệnh viện và 01 trường hợp khác lây nhiễm liên quan.
Cơ quan y tế TP. Hà Nội đã tiến hành lấy 9.677 mẫu xét nghiệm, trong số 7.821 mẫu có kết quả, phát hiện 25 mẫu dương tính, còn lại 1.856 mẫu đang chờ kết quả.
Trong ngày, BV Việt Đức đã đưa khoảng 140 F1 có liên quan đến các ca nhiễm COVID-19 đi cách ly tập trung tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) nhằm giảm bớt việc lây nhiễm chéo.
Bệnh viện quận Bình Tân thu 36 triệu đồng tiền viện phí của người mắc COVID-19 tử vong
Chuyện xảy ra tại Bệnh viện quận Bình Tân, TP.HCM. Chưa kịp nguôi ngoai nỗi đau mất người thân, gia đình một bệnh nhân mắc COVID-19 đã tử vong được bệnh viện thông báo phải đóng đủ tiền viện phí để nhận giấy báo tử và tử thi an táng.
Bệnh viện Đa khoa quận Bình Tân - Ảnh: Website của bệnh viện
Trong đơn gửi đến báo Tuổi Trẻ Online , chị N.T.N. (ngụ quận 12) cho biết ngày 3-8, mẹ ruột là bà T.T.T. (57 tuổi) mắc COVID-19 đến Bệnh viện Đa khoa Bình Tân điều trị.
Khi nhập viện, phía bệnh viện yêu cầu nộp tạm ứng tiền viện phí nhiều lần với tổng số tiền hơn 8 triệu đồng. Đến ngày 16-8, bệnh viện thông báo bà T. tử vong.
Yêu cầu đóng tiền 111 dịch vụ trên 36 triệu đồng
Ngoài việc thông báo bà T. đã mất, phía bệnh viện yêu cầu gia đình nộp thêm 28 triệu đồng tiền viện phí để nhận giấy báo tử và thi thể an táng. Gia đình tự liên hệ với các cơ sở mai táng để lo hỏa táng cho người thân.
Theo chị N., khoảng 2 tháng nay chị thất nghiệp và không có thêm khoản thu nhập nào. Không đan tâm để mẹ lạnh lẽo, chị phải chạy vạy vay mượn người quen được 25 triệu đồng để đóng cho bệnh viện nhưng vẫn không đủ, còn thiếu 3 triệu.
"Chưa đủ số tiền viện phí nên bệnh viện chỉ ghi giấy tạm ứng viện phí, gia đình nhận tử thi và liên hệ cơ sở mai táng làm thủ tục hỏa táng với số tiền 20 triệu đồng" - chị N. đau buồn nói.
Lo việc hậu sự xong, ngày 18-8, chị N. tiếp tục đi vay thêm 3 triệu đồng để nộp đủ số tiền viện phí cho bệnh viện mới được xuất hóa đơn tiền viện phí. Trong bảng kê đính kèm hóa đơn thu tiền viện phí được chia ra các loại: tiền xét nghiệm, tiền phẫu thuật, thuốc dịch truyền, vật tư y tế, điện tim... và tiền giường nằm!
Bảng kê khai chi phí khám chữa bệnh nội trú mà Bệnh viện Đa khoa quận Bình Tân yêu cầu người mắc COVID-19 chi trả, 111 dịch vụ với số tiền trên 36 triệu đồng - Ảnh: Gia đình bệnh nhân cung cấp
Theo hồ sơ, bà T. nhập viện tổng cộng 14 ngày. Trong đó 9 ngày nằm tại khoa nội bị thu tiền giường 226.500 đồng/ngày (giường xếp); khi trở nặng bà được chuyển vào phòng hồi sức đến khi tử vong (5 ngày), tiền giường 427.000 đồng/ngày.
Ngoài ra có 15 loại xét nghiệm được tính phí, trong đó có xét nghiệm đường máu mao mạch thực hiện 12 lần, số giờ thở oxy 142 giờ với giá tiền 1,3 triệu đồng, thở máy xâm nhập 8 lần với số tiền 4,4 triệu đồng.
Trong số 28 loại thuốc điều trị được tính phí có Tienam (điều trị nhiễm khuẩn) 24 lọ, tổng số tiền 7,152 triệu đồng.
Như vậy gia đình chị N. phải thanh toán tổng cộng 111 dịch vụ với số tiền trên 36 triệu đồng. Bệnh viện chỉ "miễn phí" cho người bệnh chi phí test nhanh và PCR với chi phí trên 1,2 triệu đồng.
"Tôi thấy trên tivi, trên báo đều nói điều trị COVID-19 đều được miễn phí nhưng khi hỏi bệnh viện bảo trên tivi nói thế thôi chứ chưa có văn bản nào khẳng định miễn phí hết" - chị N. nói.
Bệnh viện thu sai
Bệnh viện chỉ "miễn phí" cho người bệnh chi phí test nhanh và PCR với chi phí trên 1,2 triệu đồng - Ảnh: Gia đình bệnh nhân cung cấp
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online , ông Phan Văn Mến - giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM - khẳng định theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm quy định người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A (COVID-19 thuộc nhóm A) được khám và điều trị miễn phí, chi phí do Nhà nước chi trả 100%, từ tiền giường, tiền thuốc và các dịch vụ liên quan.
Ngoài ra, theo ông Mến, có một số trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19, đồng thời mang thêm bệnh nền nằm ngoài phác đồ điều trị COVID-19 Bộ Y tế quy định, Bảo hiểm xã hội sẽ chi trả phần lớn chi phí điều trị, người bệnh chỉ phải đóng tối đa khoảng 20% trên tổng số tiền viện phí.
Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM - khẳng định không phải người mắc COVID-19 nào cũng được Nhà nước chi trả toàn bộ chi phí. Cụ thể với trường hợp người mắc COVID-19 nhưng có bệnh lý nền vẫn phải chi trả chi phí, nếu dịch vụ đó không nằm trong danh mục được BHYT chi trả.
"Với bệnh nhân mắc COVID-19 không triệu chứng, không bệnh nền, nếu bệnh viện thu tiền rõ ràng là sai. Còn bệnh nhân có bệnh nền (đái tháo đường, ung thư máu...), đang phải xử lý bằng các loại thuốc đặc trị thì người bệnh vẫn phải chi trả một phần chi phí, tùy theo danh mục BHYT quy định" - bà Mai nói.
PV Tuổi Trẻ Online đã chuyển toàn bộ nội dung liên quan đến lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM, Bảo hiểm xã hội TP.HCM và Bệnh viện quận Bình Tân để xác minh vụ việc.
Qua đối chiếu, trưa 19-8, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội TP.HCM khẳng định Bệnh viện quận Bình Tân thu viện phí của người bệnh như trên (dù bệnh nhân có bệnh lý nền là đái tháo đường) là sai quy định và phải trả lại chi phí cho người nhà bệnh nhân.
Người mất vì COVID-19 sẽ được lo toàn bộ chi phí hậu sự
Ông Nguyễn Toàn Thắng - giám đốc Sở Tài nguyên - môi trường TP.HCM - trước đó đã khẳng định mức hỗ trợ 17 triệu đồng mỗi trường hợp, trích từ ngân sách thành phố.
Cụ thể, đối với người mất vì COVID-19 tại các bệnh viện, thành phố sẽ phân bổ ngân sách về cho Sở Y tế thành phố để sở chuyển cho các bệnh viện lo hậu sự. Bệnh viện phải phối hợp với các nhà đòn lo công tác khâm tiệm rồi đưa đi hỏa táng.
Trường hợp bệnh viện và nhà đòn quá tải, quân đội sẽ hỗ trợ.
Đối với người không may qua đời tại nhà, ngân sách sẽ phân bổ về các địa phương để lo cho người dân; chỉ cần có giấy chứng mất vì COVID-19, người nhà có thể làm thủ tục nhận lại tiền ở địa phương.
Đối với người mất vì COVID-19 trong cộng đồng, quân đội sẽ lo hết việc hậu sự.
Đi từng ngõ, gõ từng nhà ở Sài Gòn điều trị cho F0 Trước thực trạng các bệnh viện điều trị Covid-19 có dấu hiệu quá tải, TPHCM đã triển khai đưa nhân viên y tế về tận nhà phát thuốc, hỗ trợ điều trị và đồng hành cùng các F0 đến khi khỏi bệnh. Sáng 18/8, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh quận Phú Nhuận cùng Hội Thầy thuốc trẻ TPHCM đã làm lễ...