Ngày 28/2: Ca mắc mới COVID-19 lần đầu tăng vọt lên 94.385; Quảng Ninh bổ sung hơn 28.000 F0
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 28/2 của Bộ Y tế cho biết có 94.385 ca mắc COVID-19 tại 61 tỉnh, thành; Hà Nội gần 12.900 F0; Sở Y tế Quảng Ninh đăng ký bổ sung 28.095 F0
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:
- Tính từ 16h ngày 27/02 đến 16h ngày 28/02, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 94.385 ca nhiễm mới, trong đó 9 ca nhập cảnh và 94.376 ca ghi nhận trong nước (tăng 7.410 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 66.227 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (12.850), Quảng Ninh (9.105), Nghệ An (3.958), Bắc Ninh (3.572), Hưng Yên (3.309), Lào Cai (3.233), Nam Định (2.921), Phú Thọ (2.887), Vĩnh Phúc (2.852), Hòa Bình (2.493), Lạng Sơn (2.439), Hải Dương (2.337), Tuyên Quang (2.287), Đắk Lắk (2.276), Hải Phòng (2.216), Ninh Bình (2.196), Sơn La (2.103), Hà Giang (2.080), Yên Bái (1.998), Bắc Giang (1.986), Thái Bình (1.848), TP. Hồ Chí Minh (1.790), Quảng Bình (1.735), Lai Châu (1.663), Thái Nguyên (1.492), Bình Phước (1.232), Cao Bằng (1.201), Đà Nẵng (1.128), Khánh Hòa (1.117), Điện Biên (1.018), Quảng Trị (978), Hà Nam (925), Bình Định (887), Đắk Nông (856), Cà Mau (836), Thanh Hóa (788), Hà Tĩnh (760), Phú Yên (744), Lâm Đồng (708), Bà Rịa – Vũng Tàu (589), Quảng Nam (437), Bình Dương (393), Quảng Ngãi (373), Bến Tre (258), Tây Ninh (250), Thừa Thiên Huế (212), Bình Thuận (199), Kon Tum (196), Bạc Liêu (149), Đồng Nai (106), Trà Vinh (74), Long An (71), Vĩnh Long (65), Sóc Trăng (43), Kiên Giang (42), Cần Thơ (39), Đồng Tháp (27), Ninh Thuận (20), An Giang (13), Tiền Giang (11), Hậu Giang (5).
- Ngày 28/02/2022, Sở Y tế Quảng Ninh đăng ký bổ sung 28.095 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Quảng Ninh.
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Lạng Sơn (-2521), Gia Lai (-846), Bình Dương (-406).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Quảng Ninh ( 3.108), Lai Châu ( 1.663), Hà Nội ( 1.333).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 74.773 ca/ngày.
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến chiều ngày 28/2
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 3.443.485 ca nhiễm, đứng thứ 30/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 142/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 34.859 ca nhiễm).
Video đang HOT
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 3.436.124 ca, trong đó có 2.436.134 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (534.093), Bình Dương (297.448), Hà Nội (271.950), Đồng Nai (101.236), Tây Ninh (90.425).
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 27.039 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.438.951 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.473 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 2.765 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 316 ca
- Thở máy không xâm lấn: 110 ca
- Thở máy xâm lấn: 272 ca
- ECMO: 10 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 27/02 đến 17h30 ngày 28/02 ghi nhận 108 ca tử vong tại: Hà Nội (21), Đà Nẵng (10), Quảng Nam (5), Quảng Ngãi (5 ca trong 02 ngày), Thanh Hóa (5 ca trong 02 ngày), Vĩnh Phúc (5), Bắc Giang (4), Hà Nam (4 ca trong 02 ngày), Hòa Bình (4), Kiên Giang (4), Nam Định (4), Nghệ An (4), Quảng Ninh (4), Bình Phước (3), Phú Thọ (3), Đắk Lắk (2), Đồng Nai (2), Hải Phòng (2), Ninh Bình (2), TP. Hồ Chí Minh (2), An Giang (1), Bà Rịa – Vũng Tàu (1), Bạc Liêu (1), Bắc Ninh (1), Bến Tre (1), Cần Thơ (1), Cao Bằng (1), Đồng Tháp (1), Khánh Hòa (1), Phú Yên (1), Tây Ninh (1), Thái Bình (1), Tuyên Quang (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 92 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 40.252 ca, chiếm tỷ lệ 1,2% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 33.676.523 mẫu tương đương 79.198.980 lượt người, tăng 89.730 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 27/02 có 203.673 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 193.625.095 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 176.865.478 liều: Mũi 1 là 70.859.922 liều; Mũi 2 là 67.220.140 liều; Mũi 3 là 1.442.223 liều; Mũi bổ sung là 13.714.859 liều; Mũi nhắc lại là 23.628.334 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.759.617 liều: Mũi 1 là 8.622.104 liều; Mũi 2 là 8.137.513 liều.
Ninh Bình: Trạm y tế phường thu phí xét nghiệm không đúng quy định
Những ngày gần đây, nhiều người dân tại thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình bức xúc về việc nhiều trạm Y tế phường không có sinh phẩm xét nghiệm mà yêu cầu người dân phải tự mua hoặc mang từ nhà đến trạm để được nhân viên y tế test nhanh SARS-CoV-2 gây khó khăn cho người dân, đồng thời tăng tỉ lệ lây nhiễm bệnh ra cộng đồng.
Bên cạnh đó, một số trạm Y tế phường thu tiền test nhanh không theo quy định của Bộ Y tế, trung bình từ 100 - 120 nghìn đồng/lần/người.
Trạm Y tế phường thu tiền test nhanh không theo quy định
Ngày 18/2/2022, Bộ Y tế ban hành Thông tư 02/2022/TT-BYT Quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2. Thông tư này áp dụng đối với các trường hợp: Thanh toán chi phí xét nghiệm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; người sử dụng dịch vụ xét nghiệm tự chi trả và các trường hợp được ngân sách nhà nước chi trả theo quy định của Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Theo đó, xét nghiệm SARS-CoV-2 nhanh mẫu đơn mức thanh toán tối đa không quá 78 nghìn đồng/lần. Tuy nhiên, một số trạm Y tế phường tại thành phố Ninh Bình đã thu tiền test nhanh không đúng theo quy định của Bộ Y tế.
Trong vai một người dân đến Trạm Y tế phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình để test nhanh SARS-CoV-2 chiều 23/2, phóng viên được một nữ nhân viên y tế (tên là Dương-PV), không mặc đồ bảo hộ, ngồi tại bàn lấy thông tin thông báo, xét nghiệm nhanh tại Trạm có mức giá là 120 nghìn đồng/lần/người. Khi được hỏi về việc tại sao Trạm không áp dụng mức giá theo Thông tư 02/2022/TT-BYT của Bộ Y tế, nhân viên này trả lời: "Quy định ở đâu vậy. Các cô không có quy định đấy. Công văn các cô bây giờ phải xã hội hóa test lấy đắt thì các cô phải lấy đắt chứ các cô đi lấy 95 nghìn với 100 nghìn giờ về làm 78 nghìn thì cô chưa bán được nhà". Nhân viên y tế này còn nói: "Các cô làm dịch vụ mà. Nếu đi đâu làm được rẻ thì đi".
Tại Trạm Y tế phường Ninh Khánh, thành phố Ninh Bình, sáng 24/2, nhiều người dân đang xếp hàng để được lấy mẫu xét nghiệm nhanh nhưng với điều kiện phải mua que test tại Trạm với giá 80 nghìn đồng và phải chi thêm 20 nghìn tiền công cho cán bộ Trạm khi thực hiện việc lấy mẫu cho người dân.
Một nữ nhân viên mặc bộ đồ bảo hộ y tế nói "Hiện Trạm không còn bộ kit test nhanh COVID-19, chúng tôi chỉ bán hộ bộ kit test nhanh COVID-19 cho 1 nhà thuốc và nếu người dân cần thì có thể mua với giá 80 nghìn đồng và nộp thêm 20 nghìn đồng tiền công test hộ".
Người dân phải tự mua sinh phẩm đến Trạm Y tế phường mới được test nhanh
Những ngày vừa qua, nhiều người dân tại thành phố Ninh Bình bức xúc về việc dù đã đến trạm Y tế phường để thông báo yếu tố dịch tễ và cần test nhanh SARS-CoV-2 tuy nhiên khi đến trạm Y tế phường, cán bộ y tế lại bắt người dân phải tự đi mua sinh phẩm xét nghiệm vì trạm đã hết. Nhiều người dân tỏ ra lo ngại trước việc không biết phải mua bộ test nào mới đảm bảo chất lượng và đúng với quy định của ngành Y tế vì thị trường hiện nay tràn lan các loại sinh phẩm xét nghiệm.
Đồng thời, nhiều người dân là F0, F1 trên địa bàn hiện vẫn đang phải tự chi trả việc xét nghiệm.
Anh B.T.B, phường Nam Thành chia sẻ, nhận thấy cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi nhiều ngày, nghi ngờ mắc COVID-19 anh đã lên Trạm Y tế phường Nam Thành để được thăm khám và tư vấn. Tuy nhiên, cán bộ y tế tại đây chỉ hướng dẫn anh B.T.B phải tự mua sinh phẩm về nhà tự test rồi mang kết quả lên Trạm. Anh B.T.B lo lắng cho rằng, việc này không chỉ gây khó khăn cho người dân mà còn có khả năng lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Trao đổi với ông Đặng Hữu Lục, Giám đốc Trung tâm Y tế thành phố Ninh Bình chiều 24/2, ông Lục khẳng định, hiện 100% trạm Y tế phường trên địa bàn thành phố đều không còn sinh phẩm xét nghiệm do nhiều nguyên nhân, trong đó ông Lục cho rằng: "Việc đấu thầu còn vướng một số lý do". Trước tình hình này, ngành Y tế thành phố đã lập dự toán để mua các vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch cho các đối tượng theo quy định nhưng chưa được phê duyệt và cấp kinh phí. UBND tỉnh Ninh Bình đã có công văn vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân ủng hộ các vật tư y tế cho các cơ sở y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Về vấn đề tại một số trạm Y tế phường thu mức test nhanh không đúng quy định, ông Đặng Hữu Lục cho biết chưa nắm được thông tin này. Ngành Y tế thành phố đã chỉ đạo các cơ sở y tế làm đúng theo quy định của Bộ Y tế trong việc phòng, chống dịch COVID-19 tuy nhiên nếu có việc các trạm y tế phường làm sai quy định sẽ xem xét và xử lý.
Ngày 17/2: Số mắc mới COVID-19 tại 62 tỉnh, thành đã tăng lên 36.200 ca Bản tin dịch COVID-19 ngày 17/2 của Bộ Y tế cho biết có 36.200 ca mắc mới tại 62 tỉnh, thành phố; cao hơn hôm qua 1.467 ca; Hà Nội nhiều nhất gần 3.900 ca; 11 tỉnh, thành khác có số ca mắc từ 1.000- hơn 2.000; Trong ngày có 5.810 bệnh nhân khỏi; 90 F0 tử vong Thông tin về ca mắc...