Ngày 24/12, PVI Re chào sàn HNX với giá tham chiếu 20.000 đồng/CP
Sở GDCK Hà Nội vừa thông báo về việc chính thức đưa cổ phiếu của Tổng CTCP Tái bảo hiểm PVI (PVI Re) niêm yết trên sàn HNX với mã chứng khoán PRE.
Theo đó, số lượng chứng khoán PRE niêm yết là 72,8 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị 728 tỷ đồng. Ngày giao dịch đầu tiên là 24/12, giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 20.000 đồng/CP.
PVI Re là công ty con của PVI Holdings, trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, được thành lập từ tháng 7/2011. Đến tháng 10/2013, Công ty tăng vốn điều lệ lên 668 tỷ đồng và thông qua cổ phần hóa. Sau đó, đến tháng 9/2018, Công ty đã nâng vốn điều lệ lên 728 tỷ đồng và giữ nguyên đến thời điểm hiện tại. Ngành nghề kinh doanh chính là tái bảo hiểm, kinh doanh đầu tư tài chính.
Ngày 5/1/2021 tới đây, Công ty sẽ chốt danh sách cổ đông tổ chức ĐHCĐ bất thường để bầu bổ sung 1 thành viên HĐQT trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ 2018-2023 và tạm ứng cổ tức lần thứ nhất năm 2020 bằng tiền với tỷ lệ 9%, tương ứng 1 cổ phiếu được nhận 900 đồng. Thời gian tổ chức Đại hội dự kiến trong tháng 1/2021, ngày thanh toán cổ tức là 20/1/2021.
Về kết quả kinh doanh, theo báo cáo tài chính giữa niên độ đã được soát xét cho kỳ hoạt động 9 tháng kết thúc ngày 30/9/2020, PVI Re ghi nhận doanh thu phí bảo hiểm 1.182,5 tỷ đồng, tăng 3,66% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó phí nhận tái bảo hiểm hơn 1.162 tỷ đồng, giảm 7,48% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế giảm 4,94% so với cùng kỳ, đạt 106,47 tỷ đồng.
Tính đến cuối tháng 9/2020, tổng tài sản của Công ty là hơn 4.526 tỷ đồng, tăng 36 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm, trong đó các khoản đầu tư tài chính tăng 56,55% lên gần 984 tỷ đồng; các khoản phải thu ngắn hạn tăng 12,73% lên hơn 664 tỷ đồng; trong khi tài sản tái bảo hiểm giảm 11,77% xuống 1.843,6 tỷ đồng.
Nợ phải trả không có nhiều biến động so với thời điểm đầu năm với mức giảm nhẹ chưa tới 6 tỷ đồng, xuống gần 3.624 tỷ đồng, trong đó dự phòng nghiệp vụ gần 2.700 tỷ đồng.
Video đang HOT
SCI E&C (SCI) lên kế hoạch tăng vốn trong khi chất lượng tài sản không được đánh giá cao
Công ty cổ phần SCI E&C (Mã chứng khoán SCI - sàn HNX) vừa công bố thông tin chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Theo đó, doanh nghiệp dự kiến phát hành tổng 13,3 triệu cổ phiếu, trong đó 12,1 triệu cổ phiếu là chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu; phát hành 0,6 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2019; và chào bán 0,6 triệu cổ phiếu cho cán bộ công nhân viên theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP).
Doanh nghiệp cho biết giá chào bán cho cổ đông hiện hữu và ESOP đều là 10.000 đồng/cổ phiếu.
Được biết, giai đoạn đầu tháng 6/2020, cổ phiếu SCI chỉ giao dịch vùng 7.000 đồng/cổ phiếu và bất ngờ tăng mạnh lên đỉnh ngày 10/9 là 82.000 đồng/cổ phiếu, sau đó lại điều chỉnh và đi ngang, đóng cửa phiên giao dịch 14/12 tại mức 66.800 đồng/cổ phiếu.
Như vậy với việc thị giá tăng mạnh đã tăng sức hấp dẫn trong đợt phát hành tăng vốn sắp tới.
Doanh nghiệp cho biết tỷ lệ thực hiện quyền mua 1:1, số tiền dự kiến thu được 127 tỷ đồng, trong đó dùng 34,1 tỷ đồng đầu tư xe máy, thiết bị phục vụ các hợp đồng đã ký kết; 92,9 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn cho các dự án Công ty đang triển khai thi công với vai trò là tổng thầu EPC.
Thời gian phát hành trong vòng 90 ngày kể từ ngày giấy chứng nhận đăng ký chào bán có hiệu lực, và giấy chứng nhận đã được cấp ngày 11/12, như vậy khả năng doanh nghiệp sẽ sớm phát hành trong thời gian sắp tới.
Được biết, SCI hoạt động trong lĩnh vực thi công các công trình điện, đây là mảng mang lại doanh thu và lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp, khoảng 70 - 80%. Hiện tại, doanh nghiệp đang thi công các công trình như Nhiệt điện Long Phú 1; Thuỷ điện Nâm Lụm 2; Thuỷ điện Nam Sam 3; Nhà máy điện gió Hướng Phùng 2,3; Nhà máy điện gió Gelex 1, 2, 3...
Trong những năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp không tạo ra tiền, SCI chủ yếu mở rộng kinh doanh bằng việc gia tăng sử dụng nợ vay.
Điểm rơi lợi nhuận trùng với giai đoạn tăng vốn
Trong 9 tháng đầu năm 2020, SCI ghi nhận doanh thu đạt 651,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 96,3 tỷ đồng, lần lượt giảm 43,3% và tăng 133,2% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, biên lợi nhuận gộp tăng từ 8,2% lên 32,7% so với cùng kỳ.
Được biết, trong năm 2020 doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh số là 1.746 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 56,2 tỷ đồng, lần lượt tăng 24% và 7% so với thực hiện năm 2019. Như vậy, sau 9 tháng đầu năm doanh nghiệp hoàn thành được 213,9% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
Có thể thấy giai đoạn doanh nghiệp chuẩn bị tăng vốn, lợi nhuận có dấu hiệu tăng trưởng mạnh nhưng doanh thu thì không tăng trưởng tương xứng với tốc độ tăng lợi nhuận.
Doanh thu tăng không nhanh bằng khoản phải thu
Trong những năm trở lại đây, mặc dù doanh nghiệp duy trì được tốc độ tăng doanh thu, tuy nhiên kèm theo đó là tốc độ tăng mạnh của khoản phải thu, đặc biệt là 9 tháng đầu năm 2020 khoản phải thu ngắn hạn tăng 194% lên 1.132,6 tỷ đồng, chiếm gần 49% tổng tài sản của doanh nghiệp.
Tốc độ tăng khoản phải thu của SCI
Trong đó, có tới 410,3 tỷ đồng là phải thu khách hàng liên quan tới doanh nghiệp như phải thu công ty mẹ CTCP SCI là 389 tỷ đồng; CTCP SCI Lai Châu (cùng tập đoàn) là 18,5 tỷ đồng; CTCP Tư vấn SCI (cùng tập đoàn) là 2,8 tỷ đồng ...
Bên cạnh đó, doanh nghiệp đã bắt đầu ghi nhận nợ xấu ở nhiều khoản phải thu, trong đó công ty cổ phần SCI có giá gần 52 tỷ đồng, chỉ thu hồi được khoảng 36,4 tỷ đồng; khoản phải thu CTCP Xây lắp và Phát triển Thành Nam trị giá tới 6,2 tỷ đồng, khả năng thu hồi là 0... Nhìn chung, doanh nghiệp ghi nhận giá gốc nợ xấu là 75,2 tỷ đồng nhưng chỉ thu hồi được khoảng 41,3 tỷ đồng, thấp hơn khá nhiều giá gốc.
Câu hỏi đặt ra về chất lượng doanh thu, cũng như chất lượng khoản phải thu của doanh nghiệp theo thời gian, khi mà khoản phải thu tăng mạnh hơn doanh thu và trích lập nợ xấu ngày một gia tăng.
Điều này cho thấy doanh nghiệp thực hiện nhiều giao dịch với công ty mẹ, công ty cùng tập đoàn tạo ra các khoản phải thu chiếm trọng số lớn, cũng như đang có dấu hiệu bắt đầu tăng trích lập nợ xấu.
Không thể phủ nhận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có dấu hiệu cải thiện trong 9 tháng đầu năm, tuy nhiên điểm đáng lưu ý là tốc độ tăng quá trình của khoản phải thu, trong đó nhiều giao dịch với công ty mẹ, công ty cùng tập đoàn và việc tăng trích lập nợ xấu cũng là dấu hiệu cho thấy chất lượng tài sản của doanh nghiệp không được đánh giá cao.
Tổ chức liên quan Chủ tịch TVC tiếp tục gom vào cổ phiếu trước khi chuyển sàn Công ty TNHH Một thành viên Tùng Trí Việt, cổ đông lớn của CTCP Chứng khoán Trí Việt (TVC - sàn HNX) liên tục mua vào cổ phiếu TVC trước thềm chuyển sàn sang niêm yết trên HOSE. Theo thông tin vừa công bố trên HNX, Công ty TNHH Một thành viên Tùng Trí Việt đăng ký mua tiếp 1 triệu cổ phiếu...