Ngày 22/5, Quốc hội thảo luận dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021
Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 9, sáng 22/5, Quốc hội nghe Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trình bày Tờ trình về dự án Luật Thỏa thuận quốc tế; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thỏa thuận quốc tế.
Quang cảnh Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Việc xây dựng Luật Thỏa thuận quốc tế nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý và nâng cao hiệu lực pháp lý các quy định điều chỉnh việc ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế, góp phần thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về hội nhập quốc tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả; đồng thời khắc phục các quy định bất cập, hạn chế của Pháp lệnh về ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế năm 2007. Dự thảo Luật trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 9 gồm 07 chương, 53 điều quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ký kết, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực, tạm đình chỉ thực hiện và tổ chức thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Tiếp đó, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2021.
Thời gian còn lại của phiên làm việc sáng, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020 và thảo luận trực tuyến về nội dung này.
Trong phiên làm việc chiều, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đọc Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đọc Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Phạm vi sửa đổi, bổ sung một số điều của dự thảo Luật nhằm khắc phục những bất cập, vướng mắc của Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung nội dung của 61/142 điều, sửa kỹ thuật 09/142 điều, bổ sung mới 03 điều, bãi bỏ nội dung liên quan đến 05 điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Phần lớn thời gian phiên làm việc chiều, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng đọc Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và thảo luận trực tuyến về nội dung này.
Dự thảo Luật trình Quốc hội xem xét, biểu quyết gồm 03 điều (quy định việc sửa đổi, bổ sung 49 điều của Luật hiện hành). Về phạm vi sửa đổi, bổ sung Luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất với Chính phủ chưa sửa đổi toàn diện Luật này, mà chỉ mở rộng sửa đổi, bổ sung thêm một số nội dung thực sự có vướng mắc, bất cập.
Cuối phiên thảo luận, cơ quan trình và cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp báo cáo, làm rõ môt sô vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Ông Hoàng Thanh Tùng giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội
Tại phiên họp chiều nay, Quốc hội nghe Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày dự thảo Nghị quyết bầu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV.
Theo đó, căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, căn cứ Luật Tổ chức Quốc hội, căn cứ Nội quy Kỳ họp Quốc hội, căn cứ Tờ trình số 498 ngày 25/11/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, căn cứ Biên bản kiểm phiếu bầu chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV ngày 25/11/2019, Quốc hội quyết nghị bầu chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật khóa XIV đối với ông Hoàng Thanh Tùng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng tân Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật khóa XIV của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng
Ngay sau đó, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết bầu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV.
Theo kết quả kiểm phiếu, có 91% phiếu đồng ý về việc bầu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV. Với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết bầu Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XIV. Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ khi được Quốc hội biểu quyết thông qua.
Ông Hoàng Thanh Tùng sinh năm 1966, quê Nghệ An; tốt nghiệp thạc sĩ luật học. Ông từng là đại biểu Quốc hội khóa XIII, Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Tại nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV, ông ứng cử và trúng cử ở Sóc Trăng, sau đó ông giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, Phó Tổng Thư ký Quốc hội.
Trước đó vào chiều ngày 22/11, với đa số ĐBQH tán thành, Quốc hội đã miễn nhiệm chức Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội với ông Nguyễn Khắc Định.
Ông Nguyễn Khắc Định đã nhận Quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa (thay cho ông Lê Thanh Quang).
Theo Petro times
Thành viên Chính phủ trao đổi với các đại biểu bên lề hành lang nghị trường ngày đầu phiên chất vấn kỳ họp thứ 8 Thực hiện Chương trình Phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội Khóa XIV, sáng ngày 06/11, các đại biểu Quốc hội đã thực hiện chất vấn Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường. Bên lề nghị trường các đại biểu đã có những trao đổi với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, trưởng ngành về...