Ngày 18/9, bão có khả năng ảnh hưởng đến đất liền các tỉnh Trung Bộ
Ngày 16/9, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai có công điện về việc ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão.
Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai có công điện gửi Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Bình Thuận; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông, Giao thông Vận tải, Ngoại giao. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí.
Ảnh minh họa.
Công điện nêu rõ, theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên biển Đông đã mạnh lên thành bão. Hồi 4h ngày 16/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,1 độ Vĩ Bắc; 118,2 độ Kinh Đông, sức gió mạnh nhất cấp 8, giật cấp 10. Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc và có khả năng mạnh thêm; đến ngày 18/9, bão có khả năng ảnh hưởng đến đất liền các tỉnh Trung Bộ và gây mưa lớn sau bão; cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6, giật cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 11,0 độ, phía Đông kinh tuyến 113,0 độ.
Video đang HOT
Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão và mưa lũ, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT – Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và TKCN yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh, thành phố; các Bộ, ngành chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Vùng nguy hiểm được cập nhật theo các bản tin của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia. Tổ chức theo dõi, kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra; quản lý chặt chẽ việc ra khơi của các tàu thuyền.
Đối với vùng đồng bằng và ven biển: Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn các khu nuôi trồng thủy sản ven biển, các tuyến đê biển xung yếu hoặc đang thi công. Rà soát, sẵn sàng tiêu úng khu vực trũng thấp, khu đô thị, khu công nghiệp, sản xuất nông nghiệp. Tổ chức gia cố công trình, nhà ở để đảm bảo an toàn.
Đối với vùng núi kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn, các khu dân cư ven sông, suối, ngoài bãi sông, khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét; sẵn sàng phương án sơ tán dân tại các khu vực có nguy cơ cao đến nơi an toàn. Rà soát, sẵn sàng phương án bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông các khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn. Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ thủy lợi xung yếu; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cảnh báo, thông tin kịp thời về diễn biến bão, mưa lũ, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để các cơ quan có liên quan và người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
Bộ Công Thương chỉ đạo, kiểm tra công tác bảo đảm an toàn hồ đập thuỷ điện, đặc biệt là các thủy điện nhỏ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn đê biển, hồ đập thủy lợi, nhất là công trình xung yếu, đang thi công sửa chữa; không cho phép tích nước nếu hồ đập không đảm bảo an toàn.
Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo việc kiểm soát, hướng dẫn giao thông tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết khi có mưa lũ lớn; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để kịp thời khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các Quân khu, các lực lượng đóng chân trên địa bàn rà soát phương án, sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ công tác tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả theo đề nghị của địa phương khi có yêu cầu.
Bộ Ngoại giao liên hệ với các quốc gia trong khu vực đề nghị tạo điều kiện cho ngư dân và tàu cá vào tránh trú, và hỗ trợ, cứu nạn, cứu hộ trong trường hợp gặp sự cố do bão.
Các cơ quan thông tin đại chúng ở trung ương và địa phương tăng cường thông tin, truyền thông về diễn biến bão và công tác chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả.
Tổ chức trực ban nghiêm túc, báo cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Uỷ ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trước 16h hàng ngày và ngay khi có tình huống đột xuất để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thông tin mới nhất về 25 ngư dân Quảng Ngãi bị tàu hàng đâm chìm
Chiều 10/9, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Quảng Ngãi thông tin, sau khi tiếp nhận 25 ngư dân Quảng Ngãi bị đâm chìm từ tàu cá của tỉnh Phú Yên, rạng sáng 10/9, tàu SAR 272 đã đưa các ngư dân gặp nạn về đến đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận an toàn.
Tàu câu mực của ngư dân xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. (Ảnh minh họa)
Trước đó, vào khoảng 2 giờ ngày 9/9, trong lúc đang hành nghề câu mực tại vùng biển cách đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận) khoảng 82 hải lý về phía đông đông bắc, cách mũi Vũng Tàu 195 hải lý về phía đông đông bắc, tàu câu mực QNg 95618 TS, trên tàu có 27 ngư dân, do ngư dân Bùi Văn Nghĩa (SN 1968, trú xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) làm chủ kiêm thuyền trưởng bị một tàu hàng đâm chìm.
Nhận được thông tin cứu hộ, tàu cá PY 96734 TS của ngư dân tỉnh Phú Yên đã đến cứu vớt, đưa 26 ngư dân trên tàu câu mực QNg 95618 TS lên tàu của mình. Riêng ngư dân Bùi Văn Lượng (SN 1975, trú ở xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) bị mất tích.
Trong quá trình tàu PY 96734 TS chạy về đảo Phú Quý, ngư dân Đỗ Văn Phúc đã tử vong do bị thương nặng, thi thể được đặt trên thuyền thúng để tàu kéo theo sau. Tuy nhiên, đến 16 giờ 30 phút cùng ngày (9/9) trong quá trình di chuyển, ngư dân trên tàu PY 96734 TS phát hiện thuyền thúng bị chìm và thi thể ngư dân Đỗ Văn Phúc mất tích.
Đến 20 giờ 55 phút cùng ngày, tàu cứu hộ SAR 272 đã tiếp nhận 25 ngư dân bị nạn từ tàu PY 96734 TS. Các bác sĩ tiến hành sơ cứu ban đầu cho các ngư dân bị thương nặng và đưa các ngư dân về đến đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận an toàn, vào khoảng 1 giờ ngày 10/9 để nhập viện điều trị.
Về việc tàu câu mực QNg 95618 TS của ngư dân Bùi Văn Nghĩa bị tàu hàng đâm chìm, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tổ chức các biện pháp tìm kiếm hai ngư dân mất tích và xác minh, điều tra rõ tàu gây tai nạn.
Để tìm kiếm các ngư dân đang bị mất tích, hỗ trợ cho thuyền viên và tàu cá bị nạn, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện Bình Sơn phối hợp các cơ quan chức năng và gia đình chủ tàu thông qua các hệ thống thông tin liên lạc hiện có tiếp tục thông báo, kêu gọi các tàu, thuyền của tỉnh đang hoạt động gần khu vực tàu QNg 95618 TS gặp nạn đến hỗ trợ, tìm kiếm các thuyền viên đang bị mất tích.
Điểm tựa của Nhân dân trong mùa mưa bão Thanh Hóa là tỉnh thường xuyên hứng chịu nhiều hậu quả của thiên tai, gây thiệt hại lớn về người, tài sản. Với vai trò nòng cốt trong phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh luôn làm tốt công tác chuẩn bị cơ sở vật chất và triển khai đồng bộ các phương...