Ngày 16/8, TPHCM giảm 1.175 ca bệnh, thay đổi chiến lược điều trị Covid-19
Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết những biện pháp cấp bách phòng, chống Covid-19 thời gian tới sẽ tập trung huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị, nhân dân và doanh nghiệp cùng vào cuộc.
Bộ Y tế cho biết, số ca mắc mới Covid-19 ngày 16/8 tại TPHCM là 3.341, giảm 1.175 ca so với ngày hôm qua.
Đặt mục tiêu kiểm soát Covid-19 tại 7 quận, huyện vào cuối tháng 8
Theo Kế hoạch thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 theo Nghị quyết 86 của Chính phủ, TPHCM đã đặt mục tiêu đến ngày 31/8, dịch Covid-19 cơ bản được kiểm soát tại các huyện Cần Giờ, Củ Chi, Nhà Bè và các quận Phú Nhuận, 5, 7, 11.
Tại buổi họp báo sáng 16/8, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cho biết, thành phố đặt mục tiêu này dựa trên các yếu tố về vùng xanh, số ca mắc Covid-19, độ bao phủ vắc xin. Từ định hướng trên, từng quận, huyện phải lên kế hoạch cụ thể để giữ vững thành quả đạt được và phát huy hơn nữa.
TPHCM sẽ phối hợp tổ chức đưa người dân trở về quê theo kênh chính thức.
“Sau một quãng thời gian thực hiện giãn cách theo tinh thần của Chỉ thị 16, có nhiều nơi đã tạo chuyển biến tích cực, điển hình là các “vùng xanh”. Thời gian tới, thành phố sẽ cố gắng giữ vững và mở rộng những “vùng xanh” này”, Phó Chủ tịch UBND TPHCM nêu phương hướng.
Ông Dương Anh Đức cho biết, những biện pháp cấp bách phòng, chống Covid-19 của TPHCM trong thời gian tới sẽ tập trung vào công tác huy động sức mạnh cả hệ thống chính trị, nhân dân và doanh nghiệp cùng đồng hành, chung tay, chia sẻ. Đặc biệt, thành phố sẽ chú trọng đến việc chăm lo hỗ trợ người dân, lực lượng tuyến đầu và mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế, tiêm chủng vắc xin Covid-19, điều trị cho các F0.
Từ nay đến ngày 15/9, thành phố sẽ chia làm 3 giai đoạn với những mục tiêu cụ thể cho từng khoảng thời gian. Trong đó, từ ngày 15/8 đến ngày 22/8, địa bàn sẽ tập trung kéo giảm tỷ lệ bệnh nhân tử vong do Covid-19.
Đã tiêm hơn 200.000 liều vắc xin Sinopharm, đang chờ kiểm định lô mới
Sáng 16/8, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM tổ chức buổi họp báo nhằm cung cấp một số thông tin về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn. Buổi họp báo diễn ra trong sáng đầu tiên, quyết định áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến hết ngày 15/9 của TPHCM có hiệu lực.
Tại buổi làm việc, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, cho biết sau gần 3 ngày, toàn địa bàn đã thực hiện tiêm hơn 200.000 liều vắc xin Vero Cell của Sinopharm. Tất cả người được tiêm đều an toàn.
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức tại họp báo.
“Đến nay, TPHCM đã có 2 đợt tiếp nhận vắc xin Covid-19 Vero Cell của Sinopharm. Trong đó, đợt một gồm một triệu liều đã được Bộ Y tế kiểm định và đưa vào sử dụng. Vừa qua, thành phố tiếp tục nhập thêm một triệu liều và sẽ hòa chung nguồn vắc xin tiêm cho người dân khi được kiểm định xong”, ông Dương Anh Đức thông tin.
Video đang HOT
Một khó khăn trong công tác tiêm chủng vắc xin Covid-19 được lãnh đạo TPHCM chia sẻ, đó là việc lưu trữ vắc xin Sinopharm cần không gian lớn hơn các loại khác, nên không thể dự trữ tại điểm tiêm. Vì vậy, lượng vắc xin Sinopharm sẽ được chuyển về các trung tâm y tế liên tục.
Ông Dương Anh Đức thông tin, trong đợt tiêm chủng từ ngày 22/7 đến nay, ngành y đã đạt tốc độ tiêm trên 318.000 liều mỗi ngày. Hiện tại, TPHCM đã có 4 quận, huyện cơ bản hoàn thành tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi gồm quận 5, quận 11, quận Phú Nhuận và huyện Cần Giờ.
Chuyển chiến lược điều trị Covid-19 từ 5 tầng về 3 tầng
Tại buổi họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch Covid-19 của TPHCM sáng 16/8, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố, cho biết thời điểm trước đây, thành phố phân ra 5 tầng điều trị bệnh nhân Covid-19, tuy nhiên hiện tại đang chuyển đổi còn 3 tầng.
“Với 3 tầng điều trị bệnh nhân Covid-19, thành phố sẽ bố trí các bệnh nhân Covid-19 theo mức độ nhẹ, trung bình và nặng. Việc chuyển đổi sẽ giúp thành phố tập trung được các nguồn lực về y tế, trang thiết bị nhằm đáp ứng được nhu cầu của bệnh nhân một cách phù hợp tại các tầng”, ông Nguyễn Hữu Hưng thông tin.
TPHCM chuyển từ 5 tầng điều trị bệnh nhân Covid-19 về 3 tầng điều trị.
Lãnh đạo Sở Y tế cho biết, theo phương án mới, tầng điều trị thứ nhất gồm các F0 được chăm sóc sức khỏe tại nhà, cùng các cơ sở cách ly tập trung tại các quận, huyện. Bệnh nhân được phân vào tầng này gồm các trường hợp không có triệu chứng, không có bệnh nền hoặc bệnh nền ổn định.
Theo số liệu hiện nay, thành phố có hơn 18.000 F0 đang được cách ly tại nhà và hơn 153 cơ sở cách ly tập trung cấp quận, huyện (quy mô gần 23.900 giường).
Tầng điều trị thứ 2, gồm các trường hợp bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng nhẹ, trung bình và nặng, kèm theo những bệnh lý nền. Hiện tại tầng điều trị thứ 2 của TPHCM có 74 bệnh viện điều trị Covid-19, 24 bệnh viện dã chiến, 15 bệnh viện cấp thành phố, 8 bệnh viện cấp quận, huyện, 41 bệnh viện chuyên khoa và 9 bệnh viện tuyến Trung ương.
Tầng điều trị thứ 3 của TPHCM là khu vực hồi sức chuyên sâu cho các F0 nặng, nguy kịch ở các bệnh viện tuyến cuối. Hiện tại, toàn địa bàn có 8 bệnh viện hồi sức Covid-19 với quy mô gần 3.400 giường.
Nhật ký F0 khỏe như "Ironman" mắc bệnh: Khi người tự tin nhất cũng biết sợ
Hơn nửa tháng chiến đấu với Covid-19 đã làm thay đổi cái nhìn của tôi về sự nguy hiểm của đại dịch này và cũng giúp tôi nhận ra nhiều điều tốt đẹp giữa cuộc sống xô bồ.
Chúng tôi lúc nào cũng tự tin vào sức khỏe của mình, chồng thì như "Ironman", vợ thì leo núi, trekking, tuần tập gym 3 cữ,.. Cả hai vợ chồng lại đều không có bệnh nền.
Sức khỏe thì đồng nghiệp trong công ty vẫn hay nói đùa là "Minh Giang là người đàn ông "cộng thêm" của các chị em trong công ty".
Tối sầm mặt mũi khi nhận kết quả dương tính
Thế rồi, làn sóng Covid-19 ập đến thành phố thân yêu của tôi. Sắp xếp mọi việc ở công ty để "Work from home" và chuẩn bị sẵn một tủ lạnh đầy ắp thực phẩm, cả hai vợ chồng tự tin có thể "cố thủ" trong nhà suốt một thời gian dài.
Hơn nửa tháng chiến đấu với Covid-19 đã làm thay đổi cái nhìn của tôi về sự nguy hiểm của đại dịch này và cũng giúp tôi nhận ra nhiều điều tốt đẹp giữa cuộc sống xô bồ.
Ở nhà hơn 2 tháng, tôi cũng chỉ dám đi ra ngoài duy nhất một lần trong vòng 45 phút, gặp đúng 4 người rồi về (Tất cả những người đó đều có kết quả âm tính SARS-CoV-2.
Phòng ngừa kỹ càng và tự tin với sức khỏe đến vậy, nên tôi luôn có suy nghĩ: "Không sao đâu, ko cần thiết phải tiêm phòng sớm, mình có sức khỏe nữa, xui lắm thì y như bị cúm thôi mà". Vậy là tôi chưa tiêm mũi vắc xin nào, lại có sẵn kit xét nghiệm nhanh trong nhà, thi thoảng lại lôi ra xét nghiệm, những kết quả âm tính lại khiến tôi càng tự tin hơn.
Nhưng rồi, chuyện gì đến cũng đến! Tối 21/7, nằm ngủ thấy sốt, họng hơi đau, tôi thức dậy súc nước muối và cố gắng ngủ, nhưng vẫn thấy hơi mệt, bắt đầu lả người.
Hôm sau, chúng tôi quyết định đi xét nghiệm, kết quả được trả về một ngày sau đó khiến chúng tôi tối sầm mặt mũi: 2 vợ chồng đều "Dương tính".
Về nhà, việc đầu tiên chúng tôi làm là cho 2 đứa nhỏ vào một phòng riêng, thông báo cho bên phường, chung cư... và sẵn sàng để đi cách ly, nhưng vì thuộc nhóm triệu chứng nhẹ nên chúng tôi được chỉ định tự điều trị tại nhà.
Sốc, hoảng loạn vài tiếng... 2 vợ chồng nhìn và ôm nhau thật chặt. "Giờ mình chiến đấu nha em", ông xã thủ thỉ động viên vợ.
Khóa chặt cửa và bắt đầu vào trận chiến
Chúng tôi bước vào cuộc chiến nhưng chiến đấu ra sao thì lại...không biết.
Rất may, một số người thân yêu đã bắt đầu lên chiến dịch "tiếp tế": lá xông, chanh đào mật ong, tất cả các thể loại thuốc: hạ sốt, C sủi, 2 thùng nước muối sinh lý có chứa bào tử lợi khuẩn để xịt mũi, nước muối sinh lý thường, nước súc miệng... cho đến cháo gói, sữa.. Trong vòng, 3 tiếng, nhà tôi biến thành tiệm tạp hóa đúng nghĩa.
Quà từ một em nhỏ nào đó ở khu chung cư khi chúng tôi tự điều trị Covid-19 tại nhà.
Bà chị thương yêu nhắn tin "Chị không ngủ, để điện thoại 24/7, có gì gọi chị".
Một bà chị khác "Chị đã hỏi bác sĩ ở bệnh viện, chuẩn bị rồi... có gì trở nặng, em sẽ được đưa vào bệnh viện".
Cả chung cư cùng nhau xúm lại: Xung phong nấu cơm, cháo và đưa lên cho cả nhà. Chúng tôi thực sự thấy may mắn được sống chung trong một cộng đồng "siêu dễ thương" và đoàn kết.
Chúng tôi cũng chủ động đăng ký dịch vụ bác sĩ khám từ xa và xe cấp cứu.
Rất may gặp được vị bác sĩ có tâm lắm, ngày nào cũng hỏi khám và động viên là "Đang tốt lên đó". Không biết có tốt thật hay ko, nhưng nghe bác sĩ nói vậy là cứ thấy mừng.
Chúng tôi quyết định giấu hết 2 bên nội, ngoại vì sợ các cụ ở quê mà nghe tin, không giúp được gì mà chắc vỡ mật và đau tim.
Đêm đầu tiên, tôi vừa sốt vừa đau họng, nuốt nước lọc mà y như có ai cứa vào cái cổ họng, nhưng vẫn cố gắng uống hết hộp sữa Ensure và cứ 30 phút là xịt mũi bằng nước muối sinh lý cho chảy xuống cổ và để thở được. Bị sốt cao, nên đầu óc bắt đầu bị lơ mơ, thấy mình đang vung tay, vung chân "đánh con Covid-19".
Lúc này, sự tự tin của tôi những ngày còn "âm tính" đã không cánh mà bay, bắt đầu thấy sợ, mở nhạc Chú Đại Bi lên nghe và tụng theo, được một lúc sau cũng chìm vào giấc ngủ. Đêm đó, tôi sốt thêm vài chập nữa, kéo theo ho.
Qua ngày thứ hai, tôi bị mất mùi, mất vị. Tôi đo nồng độ oxy trong máu (SpO2) liên tục, cứ 30 phút là đo, có những lúc thấy nó rớt xuống 75 - 80%, tít liên hồi, lại ko đo nữa, vì sợ nhìn vào lại thêm hoảng loạn. Cứ mỗi lần thấy số bị rớt, tôi lại ngồi và hít thở, cố gắng nghĩ tích cực: "Mình ăn ở hiền lành nên sẽ qua thôi".
Mấy ngày liên tiếp cứ vẫn các triệu chứng: ho, sốt, tức ngực. Hai vợ chồng đặt quyết tâm: Đau mấy vẫn phải ăn cháo và uống thêm sữa để ko mất sức. Ăn không có vị hay không muốn ăn nhưng vẫn phải cố ăn. Có ngày ngán cháo quá thì lấy cơm trộn nước canh và húp. Nhất định ko bỏ bữa.
Ăn, vận động nhẹ và "thở"
Mở cửa phòng, gió lồng lộng... sáng là lại phơi nắng; xông hơi bằng lá thuốc, viên tràm.. mỗi lần xông là há miệng và hít thở; xịt mũi liên tục, tôi xài hết cả 2 thùng, vì mũi đông đặc nên nhờ xịt liên tục mới thở được; uống nước nóng pha "nước ngâm chanh đào mật ong" thay nước lọc, chúng tôi chống Covid-19 bằng những "vũ khí" như vậy.
Đến ngày thứ 7,8,9, bắt đầu vào giai đoạn "đỉnh": Bớt sốt, nhưng ho.. ho mà muốn vỡ ngực; hụt hơi liên tục, cứ đi tắm cũng thở, ăn xong cũng thở, bước vài bước là thở.
Chúng tôi rửa mũi liên tục để có thể thở dễ hơn.
Hai vợ chồng vẫn cố gắng duy trì: Ăn, vận động nhẹ và "thở". Thuốc thì tùy cơ địa và triệu chứng mỗi người, riêng tôi thì cứ thuốc cúm và thuốc ho.. uống liên tục.
Nhiều người trở nặng vào ngày 7,8,9 ... và giai đoạn này thì nói thật là "hên xui". Có nhiều thanh niên, trai tráng tôi quen biết thì đều có thể trở nặng rất nhanh. Còn tôi thì may mắn vượt qua giai đoạn nguy hiểm này.
3 ngày tiếp theo, tôi vẫn duy trì đều đặn những việc ở trên, ăn 3-4 bữa, trái cây, nước cam dùng liên tục, cho đến ngày 12 thì bắt đầu có mùi, có vị lại.
Ngày 6/8, chúng tôi vui mừng nhận kết quả xét nghiệm âm tính lần một với SARS-CoV-2, dù vẫn còn một số triệu chứng như: ho, mệt mỏi, nhưng cũng có thể tự động viên nhau rằng giai đoạn khó khăn nhất của cuộc chiến đã qua.
Chia sẻ về câu chuyện của mình, điều đầu tiên tôi mong muốn mọi người đừng ai chủ quan với Covid-19 như tôi. Nếu có cơ hội tiêm vắc xin thì nên tiêm ngay. Từ trải nghiệm của chính mình, SARS-CoV-2 thực sự không đơn giản chỉ là cúm. Một khi đã mắc phải, dù khỏe mạnh đến mấy cũng có thể bị "hành" và trở nặng.
Chiến thắng Covid-19: Lạc quan thì tốt, bi quan một chút cũng không sao nhưng nhất định không chủ quan và tự tin quá đà.
Bệnh viện Chợ Rẫy xét nghiệm định lượng kháng thể cho người sau tiêm vắc xin Covid-19 Xét nghiệm định lượng kháng thể nhằm đánh giá khả năng đáp ứng của cơ thể sau khi tiêm vắc xin Covid-19. Xét nghiệm định lượng kháng thể nhằm đánh giá khả năng đáp ứng của cơ thể sau khi tiêm vắc xin Covid-19.ẢNH: BVCC Ngày 12.8, Bệnh viện Chợ Rẫy thông báo bệnh viện này đã đưa vào quy trình xét nghiệm...