Ngày 10/3: Số mắc COVID-19 là 160.676 ca, 3 tỉnh bổ sung hơn 57.000 F0
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 10/3 của Bộ Y tế cho biết có 160.676 ca mắc COVID-19 mới, giảm gần 4.000 F0 so với hôm qua.
Đây là lần đầu tiên số mắc mới trong ngày giảm so với ngày trước đó thay vì liên tiếp gia tăng như thời gian qua; Bình Định, Thanh Hoá và Vĩnh Phúc bổ sung hơn 57.000 F0.
Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:
- Tính từ 16h ngày 09/3 đến 16h ngày 10/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 160.676 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 160.661 ca ghi nhận trong nước (giảm 3.915 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 107.465 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (30.157), Nghệ An (11.141), Phú Thọ (5.891), Bình Dương (5.302), Sơn La (4.891), Hưng Yên (4.269), Hòa Bình (4.122), Cà Mau (3.914), Tuyên Quang (3.879), Lạng Sơn (3.872), Hải Dương (3.770), TP. Hồ Chí Minh (3.668), Nam Định (3.554), Hải Phòng (3.533), Quảng Trị (3.463), Lào Cai (3.229), Quảng Ninh (2.903), Bắc Giang (2.863), Đắk Lắk (2.814), Vĩnh Phúc (2.756), Thái Bình (2.722), Thái Nguyên (2.720), Quảng Bình (2.641), Ninh Bình (2.597), Hà Nam (2.427), Bình Phước (2.390), Bình Định (2.339), Điện Biên (2.265), Cao Bằng (2.245), Hà Giang (2.162), Lai Châu (2.151), Bắc Ninh (2.122), Yên Bái (2.049), Khánh Hòa (1.850), Đà Nẵng (1.824), Bến Tre (1.528), Lâm Đồng (1.467), Tây Ninh (1.427), Đắk Nông (1.337), Bắc Kạn (1.270), Thanh Hóa (1.105), Bà Rịa – Vũng Tàu (988), Bình Thuận (883), Hà Tĩnh (875), Vĩnh Long (860), Phú Yên (747), Quảng Ngãi (682), Trà Vinh (454), Đồng Nai (431), Thừa Thiên Huế (378), Kon Tum (371), Quảng Nam (326), Bạc Liêu (305), Long An (207), Cần Thơ (145), Kiên Giang (127), An Giang (88), Đồng Tháp (45), Sóc Trăng (45), Hậu Giang (34), Ninh Thuận (24), Tiền Giang (17).
- Ngày 10/3/2022, Sở Y tế Thanh Hoá đăng ký bổ sung 30.000 ca, Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 21.182 ca và Sở Y tế Bình Định đăng ký bổ sung 6.601 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-6.946), Gia Lai (-2.551), Hà Nội (-1.208).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Dương ( 1.309), Hồ Chí Minh ( 1.205), Nghệ An ( 845).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 147.780 ca/ngày.
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến chiều ngày 10/3
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 5.260.495 ca nhiễm, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 53.253 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 5.252.942 ca, trong đó có 2.905.548 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (560.671), Hà Nội (521.523), Bình Dương (327.930), Bắc Ninh (205.710), Nghệ An (183.206).
Số ca mắc COVID-19 trên thế giới
- Cả thế giới có 451.898.809 ca nhiễm, trong đó 386.332.621 ca khỏi bệnh; 6.044.822 ca tử vong và 59.521.366 ca đang điều trị (67.958 ca diễn biến nặng).
Video đang HOT
- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 1.777.118 ca, tử vong tăng 7.351 ca.
- Châu Âu tăng 745.906 ca; Bắc Mỹ tăng 75.836 ca; Nam Mỹ tăng 78.914 ca; châu Á tăng 820.462 ca; châu Phi tăng 16.882 ca; châu Đại Dương tăng 39.118 ca.
- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 72.753 ca, trong đó: Indonesia tăng 0ca, Malaysia tăng 30.246 ca, Philippines tăng 573 ca, Thái Lan tăng 22.984 ca, Singapore tăng 17.051 ca, Myanmar tăng 1.301 ca, Lào tăng 335 ca, Campuchia tăng 238 ca, Đông Timor tăng 25 ca.
Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19
1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:
- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 53.151 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 2.908.365 ca
2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.044 ca, trong đó:
- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.221 ca
- Thở ô xy dòng cao HFNC: 432 ca
- Thở máy không xâm lấn: 98 ca
- Thở máy xâm lấn: 290 ca
- ECMO: 3 ca
3. Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 09/3 đến 17h30 ngày 10/3 ghi nhận 71 ca tử vong tại: Hà Nội (13), Bình Dương (4), Hòa Bình (4), Bình Định (3), Bình Thuận (3), Cà Mau (3), Đà Nẵng (3), Hà Nam (3), Hưng Yên (3), Khánh Hòa (3), Lạng Sơn (3), Thanh Hóa (3), Bắc Giang (2), Bình Phước (2), Gia Lai (2), Nam Định (2), Quảng Ngãi (2), Quảng Ninh (2), Thái Nguyên (2), TP. Hồ Chí Minh (2), An Giang (1), Bà Rịa – Vũng Tàu (1), Bắc Ninh (1), Hậu Giang (1), Lào Cai (1), Quảng Bình (1), Quảng Trị (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 87 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.157 ca, chiếm tỷ lệ 0,8% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 35.075.303 mẫu tương đương 80.924.444 lượt người, tăng 153.308 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Trong ngày 09/3 có 244.960 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 198.904.850 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 181.862.922 liều: Mũi 1 là 70.884.517 liều; Mũi 2 là 67.736.215 liều; Mũi 3 là 1.492.598 liều; Mũi bổ sung là 14.365.201 liều; Mũi nhắc lại là 27.384.391 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.041.928 liều: Mũi 1 là 8.746.907 liều; Mũi 2 là 8.295.021 liều.
Hà Nội xây dựng kịch bản cung ứng hàng hóa thiết yếu ở mức cao nhất
Thời điểm hiện nay dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, gây tâm lý hoang mang khiến nhiều người đi mua hàng tích trữ.
Trước tình hình đó, Hà Nội đã chủ động thông báo để người dân biết hàng hóa thiết luôn đầy đủ, nên không có tình trạng mua hàng tích trữ, giá cả ổn định.
Tuy nhiên, để đảm bảo hàng hóa được lưu thông thuận lợi, không gây ùn tắc Hà Nội xây dựng phương án dài hơi, khi dịch bệnh bùng phát ở diện rộng hơn, tránh tình trạng bị động, gây xáo trộn trong nhân dân.
Hàng hóa tại Siêu thị Big C Thăng Long, Hà Nội. Ảnh: Trần Việt/TTXVN
Đảm bảo phân luồng vận chuyển
Trước thời điểm thực hiện Công điện số 15 của UBND thành phố Hà Nội, trên địa bàn Hà Nội ở một số nơi đã xuất hiện tình trạng thiếu hàng cục bộ do tâm lý của người dân hoang mang đổ xô đi mua hàng tích trữ. Hiện tượng này chỉ xảy ra vào tối ngày 18/7, nhưng sáng hôm sau (19/7), mọi việc trở lại bình thường và hàng hóa rất dồi dào, giá cả ổn định, thậm chí nhiều hệ thống phân phối còn bị ùn ứ, dư thừa cục bộ hàng hóa.
Ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, vừa qua có xảy ra tình trạng ùn ứ hàng cục bộ gây khó khăn cho doanh nghiệp phân phối. Một trong những nguyên nhân đó là do chưa có kịch bản tính đến mức độ cao hơn do dịch bệnh gây ra. Cụ thể, theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội chỉ mới tính đến các nguồn hàng hóa như như: gạo, mắm muối... có thể đáp ứng, nhưng chưa tính đến các mặt hàng tươi sống như rau củ quả, thịt lợn, tiêu dùng hàng ngày.
Đặc biệt là đối với vấn đề kho hàng, nếu dịch bệnh xảy ra mạnh như TP Hồ Chí Minh thì các doanh nghiệp phân phối tập kết hàng hóa từ các tỉnh về Hà Nội thì thành phố sẽ hỗ trợ ra sao. Về xe vận chuyển, nếu test nhanh COVID-19 xong mới được lái xe, lúc này doanh nghiệp phân phối và sản xuất sẽ gặp rất khó khăn.
Theo ông Chu Xuân Kiên đối với việc bốc xếp hàng hóa tại các siêu thị, khi dịch bệnh bùng phát mạnh hơn, sẽ không thể chia nhỏ các đơn hàng. Do đó, cần có phương án để các phường, quận tập kết hàng hóa, hoặc giao cho các khu chung cư... Như vậy, sẽ đưa hàng đến được người tiêu dùng cuối cùng và tránh bị cô lập.
Về phía các doanh nghiệp phân phối cũng đã chủ động xây dựng kịch bản, làm việc trực tiếp với các nhà cung cấp để có kế hoạch sản xuất, lưu tại kho của các nhà sản xuất và các doanh nghiệp tại Hà Nội, từng điểm bán hàng cũng đang thực hiện trữ hàng hóa để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân... Các doanh nghiệp khẳng định sẽ cung ứng đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân trên địa bàn trong mọi tình huống.
Đại diện các doanh nghiệp đề xuất thành phố Hà Nội kiến nghị với Chính phủ, Bộ Y tế ưu tiên cho những lực lượng phục vụ nhân dân như: nhân viên lái xe chở các mặt hàng thiết yếu, nhân viên phục vụ, bán hàng tại các cửa hàng được tiêm vaccine.
Bên cạnh đó, qua thực tiễn từ tình hình dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh hiện nay rau xanh và thực phẩm tươi sống đang thiếu, vì vậy, ngành nông nghiệp Thủ đô cần tập trung chú ý hơn đến việc khuyến khích các huyện ngoại thành chủ động chuyển đổi trồng những sản phẩm rau xanh, gia cầm, thịt cá để phục vụ nhân dân Thủ đô trước khi trông chờ từ các tỉnh thành khác chuyển về.
Kịch bản ở mức độ cao hơn
Hiện thành phố đang khống chế dịch tốt, dịch bệnh đang trong tầm kiểm soát nên việc cung ứng hàng hóa đang thuận lợi. Tuy nhiên, Hà Nội cần xây dựng kịch bản dài hơi, khi dịch bệnh bùng phát ở diện rộng hơn, tránh tình trạng bị động, gây xáo trộn trong nhân dân.
Sở Công Thương Hà Nội đã xây dựng kịch bản dự kiến lượng hàng hóa thiết yếu chuẩn bị sẵn sàng phục vụ nhân dân trên địa bàn Hà Nội trong 3 tháng khoảng 194.000 tỷ đồng. Hà Nội đã xây dựng kịch bản 3 cấp độ theo các mức độ lây lan của dịch với tổng trị giá lượng hàng hóa phục vụ nhân dân tại các khu vực cách ly, phong tỏa.
Cụ thể, cấp độ 1 từ 20 ca nhiễm đến dưới 1.000 trường hợp mắc bệnh tổng trị giá lượng hàng hóa là 313,78 tỷ đồng; cấp độ 2 từ 1.000 - 3.000 trường hợp mắc bệnh tổng trị giá lượng hàng hóa 1.048,71 tỷ đồng; cấp độ 3 từ 3.000 - 30.000 trường hợp mắc tổng trị giá lượng hàng hóa 5.359,05 tỷ đồng.
Video Player is loading.
Pause
Remaining Time 8:00
Unmute
Loaded: 8.64%
X
Ông Chu Xuân Kiên, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, Hà Nội cần xây dựng kịch bản dài hơi để tránh tình trạng hàng hóa ùn ứ cục bộ như vừa qua. Đó là nguồn hàng tại siêu thị chỉ đáp ứng 30% nhu cầu tiêu dùng, Hà Nội cần lên kịch bản về duy trì các chợ đầu mối cũng như luồng hàng hóa tập kết. Việc này cần có sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước, tránh sự thiếu hụt. Thông tin giá cả được công khai với người dân để tránh tình trạng tăng giá; đồng thời, đảm bảo sự quản lý của nhà nước.
Liên quan vấn đề vận tải hàng hóa sau Công điện 15 của UBND thành phố Hà Nội, ông Ngô Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải cho biết, ngành tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phương tiện chở thực phẩm lưu thông 24/24 giờ. Hiện, việc thực hiện "luồng xanh" cho xe vận tải hàng hóa ở vành đai ngoài sẽ do Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn, còn đối với vận tải nội đô sẽ do thành phố Hà Nội.
Để tránh tình trạng ùn tắc giao thông cũng như hàng hóa lưu thông thông suốt, ông Ngô Mạnh Tuấn cũng đề xuất với Sở Công Thương và các ngành cần xây dựng luồng tuyến điểm đi và điểm đến cho phù hợp gửi về Sở.
Với tinh thần ưu tiên cho phòng, chống dịch COVID-19, phải bảo đảm sự an toàn cho người dân, cho xã hội, ông Nguyễn Mạnh Quyền - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đề nghị các sở ngành, căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình để xây dựng phương án phù hợp với diễn biến tình hình chống dịch trên địa bàn thành phố.
Cụ thể, đối với ngành nông nghiệp cần xây dựng phương án trong sản xuất để cân đối cung cầu, tăng sản lượng cao nhất trong tự cung tự cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội và tránh phụ thuộc vào nguồn cung cấp bên ngoài. Đối với ngành giao thông vận tải, từ những thông tin cung cấp của Sở Công Thương Hà Nội về tổng hợp các điểm bán hàng để phân phối, Sở cần xây dựng phương án "luồng xanh" từ vùng sản xuất đến các cửa hàng phân phối, bảo đảm thông suốt, không ách tắc.
Ông Nguyễn Mạnh Quyền cũng yêu cầu Sở Công Thương Hà Nội rà soát lại toàn bộ hệ thống chợ, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, cửa hàng bình ổn, điểm bán hàng lưu động, lên danh sách cụ thể để khi hàng hóa về phân phối bảo đảm tiêu dùng. Cùng đó, tính toán từng loại sản phẩm để tiếp tục thực hiện liên kết chuỗi với các địa phương ở khu vực phía Bắc, đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân....
Sở tổ chức phân phối lại cách thức bán hàng giữa truyền thống và thương mại điện tử cũng như cách thức giao hàng, phân phối hàng trong điều kiện phù hợp với từng khu vực bị phong tỏa, cách ly. Huy động toàn bộ lực lượng trên địa bàn thành phố Hà Nội để tham gia hỗ trợ cho các hệ thống phân phối thực hiện tốt việc tổ chức triển khai phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng.
Tối 22/7: Thêm 3.227 ca mắc COVID-19, nâng tổng số mắc trong ngày lên 6.194 ca Bản tin dịch COVID-19 tối ngày 22/7 của Bộ Y tế cho biết có thêm 3.227 ca mắc mới, trong đó TP Hồ Chí Minh có 1.785 ca. Tổng số ca mắc trong ngày là 6.194. Có 1.450 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 22/7. Thông tin các ca mắc mới: - Tính từ 6h đến 18h ngày 22/7 có...