Ngày 10 tháng 10 hàng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định 505/QĐ-TTg lấy ngày 10 tháng 10 hàng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia.
Việc tổ chức Ngày chuyển đổi số quốc gia hằng năm nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia, thực hiện có hiệu quả Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Đồng thời, nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số; thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định 505/QĐ-TTg lấy ngày 10 tháng 10 hàng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia.
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông – cơ quan thường trực của Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, năm 2020 là năm khởi động nhận thức về chuyển đổi số, năm 2021 là năm bắt đầu triển khai, trải nghiệm về chuyển đổi số trong bối cảnh đại dịch và năm 2022 là năm đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng lấy người dân làm trung tâm, toàn dân và toàn diện.
Giai đoạn từ nay đến năm 2025 là giai đoạn tăng tốc chuyển đổi số với những hành động cụ thể theo từng ngành, lĩnh vực, địa phương.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động truyền thông Ngày chuyển đổi số quốc gia hằng năm bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm.
Video đang HOT
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ kế hoạch, hướng dẫn của Bộ TT&TT và điều kiện thực tế của từng bộ, ngành, địa phương để tổ chức thực hiện các hoạt động phù hợp truyền thông Ngày chuyển đổi số quốc gia hằng năm tại bộ, ngành, địa phương.
Các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá về Ngày chuyển đổi số quốc gia; xây dựng các chương trình giới thiệu và tuyên dương các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp điển hình đã đi đầu trong việc áp dụng các công nghệ và mô hình mới; tổ chức truyền thông đối ngoại, quảng bá Ngày chuyển đổi số quốc gia ra nước ngoài.
Tìm giải pháp bảo đảm dữ liệu dân cư 'đúng, đủ, sạch, sống'
Việc "làm sạch" dữ liệu và duy trì thường xuyên, hàng ngày bổ sung, cập nhật dữ liệu dân cư, bảo đảm luôn "đúng, đủ, sạch, sống" là yêu cầu có ý nghĩa sống còn đối với Đề án 06.
Ngày 6/4, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong lực lượng Công an nhân dân.
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại Trung tâm chỉ huy Bộ Công an đến 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đến cấp huyện, cấp xã. Đại tướng Tô Lâm, Bộ Trưởng Bộ Công an chủ trì hội nghị.
Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổ trưởng Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ, Trưởng Ban chỉ đạo Đề án 06 của Bộ Công an chủ trì Hội nghị.
Tại hội nghị, Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an đề nghị Công an các đơn vị, địa phương đánh giá vai trò thường trực của lực lượng Công an nhân dân (CAND) ở các cấp, từ Bộ đến tỉnh, huyện, xã trong tham mưu với UBND các cấp triển khai Đề án 06; đánh giá công tác làm sạch dữ liệu dân cư, duy trì, bổ sung, cập nhật dữ liệu, việc cấp căn cước công dân (CCCD), thông báo mã số định danh cá nhân, cấp tài khoản định danh điện tử cho công dân.
Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc cũng chỉ rõ tồn tại, hạn chế gắn với trách nhiệm của Công an cấp xã và triển khai các giải pháp bảo đảm dữ liệu dân cư "đúng, đủ, sạch, sống" bền vững, lâu dài gắn với nâng cao hiệu quả công tác quản lý cư trú, quản lý địa bàn, quản lý đối tượng, phục vụ phòng, chống tội phạm; đồng thời đánh giá tiến độ triển khai thực hiện dịch vụ công trực tuyến của lực lượng CAND.
Liên quan đến tiến độ thực hiện Quyết định số 10695 ngày 25/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an và giải pháp thời gian tới, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết: Về cơ bản, Công an các đơn vị, địa phương đã thực hiện theo tiến độ được giao tại Kế hoạch số 12 triển khai thực hiện Quyết định số 10695 ngày 25/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 cung cấp trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an năm 2022.
Về kết quả đạt được cụ thể, các địa phương đã hoàn thành tham mưu lãnh đạo Bộ ban hành 2 Thông tư sửa đổi, bổ sung 8 Thông tư để tháo gỡ khó khăn, tạo hành lang pháp lý triển khai dịch vụ công trực tuyến. Hoàn thành rà soát, ban hành 224 quy trình xử lý nghiệp vụ điện tử để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.
Bước đầu đã vận hành, khai thác các dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Bộ Công an. Hạ tầng thiết bị kỹ thuật phần cứng, phần mềm cơ bản đảm bảo, kết nối đường truyền thông suốt từ Bộ đến Công an cấp xã. Đã chuẩn bị cơ sở hạ tầng, bố trí nhân sự, tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện dịch vụ công.
Công an các đơn vị, địa phương đã thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch số 12 của Bộ theo quy định. Chủ động theo dõi, bám sát các chỉ đạo của Bộ trong việc hướng dẫn triển khai nghiệp vụ, bố trí nhân sự, hạ tầng thiết bị kỹ thuật, quy trình nghiệp vụ điện tử để sẵn sàng việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 tại đơn vị, địa phương...
Cũng tại hội nghị, đại biểu ở các điểm cầu đã thảo luận thẳng thắn, trách nhiệm, làm rõ thêm nhiều vấn đề liên quan và những kiến nghị, đề xuất để giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện Đề án 06.
Thay mặt Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, Bộ trưởng Tô Lâm biểu dương và ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của Công an các đơn vị, địa phương từ cấp Cục đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã đã có nhiều nỗ lực, cố gắng trong triển khai Đề án 06 trong 3 tháng qua. Nhìn chung, các nhiệm vụ của Đề án đã được triển khai quyết liệt theo đúng tiến độ, thể hiện rõ tinh thần gương mẫu, đi đầu của lực lượng CAND được Chính phủ và các ngành ghi nhận, đánh giá cao.
Bộ trưởng Tô Lâm khẳng định, hiện nay, Chính phủ, các ngành và toàn xã hội rất kỳ vọng và đặt niềm tin vào lực lượng CAND, do đó, việc quyết tâm thực hiện Đề án không những là nhiệm vụ chính trị mà còn là danh dự của lực lượng CAND trước Đảng, Nhà nước và nhân dân.
"Giai đoạn 2020 - 2021 chúng ta hoàn thành 2 dự án, đã khẳng định rất rõ vai trò và trách nhiệm của lực lượng Công an được xã hội ghi nhận; trong giai đoạn hiện nay bước vào Đề án 06, các nhiệm vụ khó khăn, phức tạp hơn và cũng chưa có tiền lệ, chúng ta phải tiếp tục phát huy, không để chùng xuống. Tiếp tục khẳng định rõ sự cống hiến của lực lượng Công an đối với đất nước, khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong điều kiện phát triển như hiện nay", Bộ trưởng Tô Lâm nhấn mạnh.
Đây cũng là một trong những nội dung thiết thực để thực hiện Nghị quyết số 12 ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Về nhiệm vụ công tác thời gian tới, Bộ trưởng Tô Lâm yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương phải thống nhất nâng cao nhận thức sâu sắc, đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của Đề án 06 xuyên suốt theo 4 cấp Công an, nhất là thủ trưởng Công an các cấp. Phải xác định việc thực hiện Đề án là một trong những công tác trọng tâm của năm 2022 và những năm tiếp theo. Từ đó xác định quyết tâm chính trị cao trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Bộ trưởng Tô Lâm yêu cầu tập trung làm tốt vai trò Thường trực tham mưu với Chính phủ, cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai các nội dung của Đề án. Trước mắt phải tham mưu hoàn thành ngay việc thành lập Tổ công tác rà soát dữ liệu tại cấp xã. Sau khi hoàn thành việc rà soát, đi vào hoạt động ổn định, chúng ta sẽ mở rộng chức năng của các Tổ công tác này thực hiện các nhiệm vụ khác của Đề án. Bảo đảm dữ liệu dân cư luôn "đúng, đủ, sạch, sống", thông báo đầy đủ mã số định danh cho công dân, triển khai cấp CCCD cho 100% công dân đủ điều kiện, gắn với cấp tài khoản định danh điện tử, tài khoản ngân hàng để thực hiện các tiện ích của Đề án.
Lưu ý việc "làm sạch" dữ liệu và duy trì thường xuyên, hàng ngày việc bổ sung, cập nhật dữ liệu dân cư, bảo đảm luôn "đúng, đủ, sạch, sống" là yêu cầu có ý nghĩa sống còn đối với Cơ sở dữ liệu dân cư, Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị các đồng chí Giám đốc Công an các địa phương quyết liệt chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm, tăng cường kiểm tra, đôn đốc thực hiện nội dung này, "coi đây là mệnh lệnh chiến đấu, kỷ luật công tác của lực lượng Công an".
Hội nghị trực tuyến từ Trung tâm chỉ huy Bộ Công an đến 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đến cấp huyện, cấp xã.
Thực hiện các biện pháp đảm bảo 100% công dân trong độ tuổi đủ điều kiện được thu nhận CCCD gắn chíp, kết hợp thu nhận tài khoản định danh điện tử cho công dân và tài khoản ngân hàng khi có nhu cầu. Xác định đây vừa là tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân nhưng cũng là để phục vụ tốt công tác quản lý xã hội.
Bộ trưởng Tô Lâm yêu cầu Công an các đơn vị, địa phương tập trung thực hiện tốt các dịch vụ công của lực lượng CAND trên môi trường điện tử theo đúng tiến độ, cải cách triệt để các thủ tục, quy trình, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp.
Các đơn vị, địa phương phải làm thực chất, tất cả vì cái chung, vì nhân dân phục vụ; việc tái cấu trúc các quy trình nghiệp vụ thực hiện dịch vụ công phải trực tiếp xuống cơ sở để khảo sát, lắng nghe ý kiến của những người trực tiếp thực hiện, bảo đảm thuận tiện nhất, khi ban hành là thực hiện được ngay.
Bộ trưởng Tô Lâm đề nghị Cục Pháp chế và Cải cách hành chính tư pháp phối hợp các đơn vị xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp lý để thực hiện Đề án đúng tiến độ. Cùng với đó, bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn hệ thống và dữ liệu trong quá trình thực hiện Đề án. Yêu cầu các đơn vị rà soát, quy hoạch đường truyền phục vụ Đề án 06 đáp ứng ở mức cao nhất. Công an các đơn vị, địa phương đảm bảo nguồn nhân lực và công tác tập huấn, đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu thực hiện Đề án; tham mưu lãnh đạo Bộ về kinh phí, phương tiện thực hiện Đề án.
Những 'số liệu vàng' về thanh niên Việt Nam Theo số liệu mới nhất của Ủy ban Quốc gia về thanh niên Việt Nam, hiện nay nước ta có hơn 22,1 triệu người trong độ tuổi thanh niên, chiếm khoảng 22,5% dân số cả nước và gần 36% lực lượng lao động; gần 60% thanh niên sống ở nông thôn; 98,7% người trong độ tuổi lao động có việc làm. Thanh niên...