“Ngất xỉu khi gặp trai đẹp” – Căn bệnh hiếm
Kristy Brown – một phụ nữ Anh – mới đây được cho đã mắc một chứng bệnh lạ: Hễ gặp người lạ đẹp trai là lập tức đờ người và khuỵu gối. Các nhà khoa học đã có những kiến giải ban đầu về hiện tượng này.
Ảnh minh họa
Mắc bệnh hay tật xấu
“Nói ra thật xấu hổ, một lần, khi đang đi mua sắm tôi thấy một người đàn ông đẹp trai, chân tôi liền mềm nhũn phải bám vào người em họ mới đứng vững”, chị Kristy Brown trải lòng.
Kristy Brown ngất xỉu do bị cataplexy
Theo tờ Daily Mail (Anh), hiện tượng xảy ra với Kristy Brown (một phụ nữ đã lập gia đình, hiện có hai con) là chứng bệnh hiếm chứ không phải tật xấu. Đó là bệnh cataplexy, một tình trạng lạ khiến bất kỳ cảm xúc mạnh nào cũng có thể làm cho cơ thể mất kiểm soát.
Không chỉ những người đàn ông bảnh bao mới tác động mà ngay cả tiếng ồn lớn, cảm giác tức giận, sợ hãi hay buồn cười cũng có thể gây ra phản ứng tương tự. Nói cách khác, Kristy Brown có thể ngất xỉu mỗi khi xáo trộn cảm xúc. Trung bình, bị khoảng 5 cơn mỗi ngày. Nhưng vào những ngày tồi tệ, có thể lên đến 50 cơn nên không thể rời khỏi nhà. “Hiện tượng tôi gặp phải giống chứng rối loạn giấc ngủ. Nếu tôi không ngủ đủ giấc hoặc không ngủ sâu, sẽ mệt mỏi và phát nhiều cơn hơn bình thường. Khi đó giống như kiểu máu lên não đột ngột bị gián đoạn và tôi mất kiểm soát với đôi chân”, Kristy Brown cho biết thêm.
Theo Kristy, chị mắc phải căn bệnh này sau một chấn thương đầu khi mới lên 9 tuổi do viên đá rơi trúng đầu. Tuy nhiên theo các chuyên gia ở Quỹ chứng ngủ rũ Anh (Narcolepsy UK ) thì đây là căn bệnh lạ khoa học chưa hiểu hết, trong đó có cả yếu tố nội sinh lẫn ngoại sinh, đặc biệt là do lỗi gen.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Bệnh cataplexy là gì?
Theo trang tin y học Mỹ, Medicalnewstoday (MNC), cataplexy là tình trạng mất trương lực cơ tự nguyện trong thời gian ngắn, đột ngột do cảm xúc mạnh. Tỷ lệ mắc bệnh vào khoảng 600 ca/100.000 người. Nói cách khác, cataplexy hay chứng ngủ rũ, là một rối loạn thần kinh lâu dài liên quan đến việc giảm khả năng điều chỉnh chu kỳ ngủ – thức. Triệu chứng rất đa dạng, bao gồm thời gian buồn ngủ ban ngày quá mức thường kéo dài từ vài giây đến vài phút và có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Khoảng 70% những người bị ảnh hưởng trải qua các giai đoạn mất sức mạnh cơ bắp đột ngột do những cảm xúc mạnh mẽ. Nếu nhẹ, người bệnh có thể không di chuyển hoặc ảo giác sống động trong khi ngủ hoặc thức dậy. Những người mắc cataplexy có xu hướng ngủ với cùng số giờ mỗi ngày như những người không mắc bệnh nhưng thời lượng và chất lượng giấc ngủ có xu hướng bất thường hơn.
Nguyên nhân chính xác của cataplexy vẫn chưa được biết. Tối đa 10% trường hợp, có tiền sử gia đình bị rối loạn. Thông thường, những người bị ảnh hưởng có nồng độ orexin neuropeptide thấp, có thể là do rối loạn tự miễn dịch. Chấn thương, nhiễm trùng, độc tố hoặc căng thẳng tâm lý cũng có thể đóng một vai trò.
Chẩn đoán thường dựa trên các triệu chứng và quan sát giấc ngủ, sau khi loại trừ các nguyên nhân tiềm năng khác. Buồn ngủ ban ngày quá mức cũng có thể được gây ra bởi các rối loạn giấc ngủ khác như ngưng thở khi ngủ, rối loạn trầm cảm lớn, thiếu máu, suy tim, uống rượu và không ngủ đủ giấc. Tê liệt cơ bắp khi ngủ có thể bị nhầm lẫn với co giật.
Đặc điểm chính của chứng ngủ rũ là buồn ngủ ban ngày quá mức và giấc ngủ REM bất thường. Đôi khi buồn ngủ quá mức (EDS) xảy ra ngay cả sau khi ngủ đủ giấc vào ban đêm. Buồn ngủ hoặc ngủ thiếp đi, thường vào những thời điểm và địa điểm không phù hợp, hoặc chỉ rất mệt mỏi suốt cả ngày. Người bị cataplexy không có số lượng giấc ngủ sâu như người khỏe mạnh nên người bệnh sống toàn bộ cuộc sống của họ trong tình trạng thiếu ngủ liên tục.
Những giấc ngủ ngắn vào ban ngày có thể xảy ra với rất ít cảnh báo và có thể không thể cưỡng lại được và tái diễn nhiều lần trong ngày. Những giấc mơ sống động cũng có thể xảy ra thường xuyên ngay cả trong những giấc ngủ ngắn. Ngoài ra, giấc ngủ đêm có thể bị phân mảnh, với việc thức giấc thường xuyên.
Một triệu chứng nổi bật thứ hai của chứng ngủ rũ là giấc ngủ REM bất thường. Các triệu chứng kinh điển của rối loạn giấc ngủ là tê liệt cơ bắp khi ngủ, tê liệt trong giấc ngủ, ảo giác thôi miên và buồn ngủ ban ngày quá mức. Các triệu chứng khác có thể bao gồm các hành vi tự động và thức giấc vào ban đêm. Những triệu chứng này có thể không xảy ra ở tất cả các bệnh nhân.
Cataplexy là căn bệnh hiếm gặp, khoa học chưa hiểu hết nên chữa trị chỉ là giải pháp tình thế. Trong khi không có cách chữa trị bệnh này, một số thay đổi trong lối sống và thuốc có thể giúp giảm bệnh.
Duy trì lịch trình ngủ nhất quán, bao gồm cả thức dậy và đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần hoặc trong kỳ nghỉ. Cố gắng ngủ ít nhất 7 đến 8 giờ/đêm;
Duy trì phòng ngủ yên tĩnh, nhiệt độ dễ chịu, mát mẻ, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng vào buổi tối;
Năng tập thể dục thường xuyên và duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh;
Tránh một bữa ăn lớn trước khi đi ngủ và chọn một bữa ăn nhẹ lành mạnh nếu cần thiết. Tránh caffeine vào cuối buổi chiều hoặc buổi tối, hạn chế rượu bia, chất kích thích;
Tránh các tình huống có khả năng khơi dậy cảm xúc mạnh, hoặc chuẩn bị trước bằng cách ngồi xuống hoặc có bạn đồng hành bên cạnh…
Hội chứng Progeria: Giải mã bí ẩn của những đứa trẻ "già sớm"
Hội chứng Progeria có tên đầy đủ là Hutchinson Gilford Progeria Syndrome (HGPS), thường được gọi là Progeria hay HGPS. Định nghĩa này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "già sớm".
HGPS là hội chứng về di truyền rất hiếm gặp. HGPS được miêu tả đầu tiên vào năm 1886 bởi Jonathan Hutchinson và năm 1897 bởi Hastings Gilford. Theo thống kê, tỉ lệ mắc bệnh này là 1/4.000.000 trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Y văn hiện nay mới chỉ ghi nhận vài trăm trường hợp mắc HGPS.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại Hà Lan, 4 triệu trẻ em mới có một trường hợp mắc hội chứng này. Tính đến tháng 1/2017, trên thế giới mới ghi nhận 144 trường hợp ở 46 quốc gia. Tuy nhiên, con số này đang tăng lên sau mỗi năm.
Trường hợp nhỏ tuổi nhất được chẩn đoán mắc Progeria là Zoey Penny (sinh năm 2010, ở New Jersey, Mỹ). Khi mới chào đời, Zoey không có biểu hiện nào bất thường. Cô bé phát triển khỏe mạnh với các chỉ số ở mức an toàn.
Nhưng đến khi 5 tháng tuổi, cân nặng của Zoey không tăng khiến cha mẹ em lo lắng, cứ nghĩ con mình bị còi xương. Trung Quốc cũng ghi nhận trường hợp hai anh em trai Sang Zixuan (7 tuổi) vàSang Ziheng (6 tuổi) mắc chứng bệnh tương tự.
Khi lên 2 tuổi, cơ thể của chúng bắt đầu có sự thay đổi lớn như xương yếu ớt, làn da nhăn nheo, nói năng khó khăn. Đến nay, những trường hợp mắc Progeria đều qua đời ở tuổi 13, ít có đứa trẻ nào sống sót được đến khi trưởng thành. Những đứa trẻ bị HGPS đều phát hiện bệnh rất bất ngờ. Không tiền sử gia đình, không cảnh báo, không dấu hiệu nào cho thấy giai đoạn của bệnh.
Nguyên nhân gây nên hội chứng lão hóa sớm ở trẻ là do đột biến gen LMNA. Đây là gene đóng vai trò sản xuất protein Lamin A - một loại protein nhằm duy trì hình dạng và sự ổn định của nhân tế bào.
Đột biến gene làm mất đi 50 amino acid ở đầu carboxy của prelamin A tạo thành protein progerin. Progerin tích lũy dần dần trong nhân tế bào HGPS gây nên thay đổi về chức năng và hình thái dẫn tới hiện tượng lão hóa sớm. HGPS bắt đầu có biểu hiện vào khoảng 18-24 tháng tuổi.
Khi mới sinh, các bệnh nhân thường nặng khoảng 3kg, cao xấp xỉ 50cm. Khi mắc HGPS, tóc và lông mày của trẻ phát triển rất chậm hoặc hầu như không có. Da mỏng, nhạt màu, đặc biệt ở đầu thường có thể nhìn thấy rõ các mạch máu.
Từ 6 tuổi trở đi, lớp mỡ dưới da bắt đầu biến mất. Ban đầu là tay, chân sau đó đến ngực, eo và cuối cùng là khuôn mặt. Tỷ lệ tử vong của HGPS gần như 100%.
Cho tới thời điểm hiện tại, y học thế giới vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị bệnh lão hóa sớm. Các phương pháp được sử dụng hiện tại chủ yếu là theo dõi, kiểm soát tình trạng bệnh. Có những biện pháp làm trẻ thoải mái hơn. Giúp giảm bớt những khó chịu do hội chứng Hutchinson - Gilford gây ra.
Một số phương pháp, liệu pháp được sử dụng để làm giảm sự khó chịu và kiểm soát triệu chứng như: Thường xuyên tái khám và kiểm tra các thông số sức khỏe cần thiết.
Thường xuyên kiểm tra hệ thống tim mạch, làm điện tâm đồ để phát hiện sớm các vấn đề về tim mạch. Sử dụng Aspirin liều thấp hàng ngày để ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ.
Bác sỹ cũng có thể cho trẻ sử dụng thêm thuốc giảm cholesterol, thuốc chống đông, hạ huyết áp, thuốc chống co giật... tùy theo tình trạng của trẻ.
Áp dụng các biện pháp vật lý trị liệu hàng ngày để giảm cứng khớp. Các phương pháp điều trị trên được điều chỉnh và thay đổi dựa trên tình trạng bệnh thực tế của bệnh nhân. Việc sử dụng thuốc là cần thiết với bệnh nhân lão hóa sớm, tuy nhiên cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.
Người đàn ông không thể nằm ngửa do thói quen triệu đàn ông Việt hay mắc Uống nhiều rượu bia, cổ người đàn ông 51 tuổi ở Hà Giang biến dạng phình to như cổ lạc đà khiến ông rất khó ngoái cổ, thậm chí còn không thể nằm ngửa... Ngày 4/4, Khoa ung bướu - Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) đã phẫu thuật thành công bệnh nhân mắc hội chứng hiếm gặp Madelung. Nam bệnh...