Ngất xỉu do… uống thuốc sai giờ
Ai cũng bảo ông Bính khỏe như thanh niên bởi dù đã 65 tuổi nhưng ông vẫn làm việc phăm phăm. Ấy thế mà vào một buổi sớm, ông thức dậy đi vệ sinh thì bị ngã ra và ngất xỉu, cũng may đứa cháu ngoại phát hiện và gọi bố mẹ dậy đưa ông đi cấp cứu.
Hóa ra là ông Bính bị nghẽn mạch máu não, có kèm theo tăng huyết áp từ lâu mà không biết. Cũng vì không thấy có biểu hiện ốm đau gì nặng, chỉ cảm cúm qua loa nên ông cũng không đi khám bệnh bao giờ. Cú ngã ngất này là do hôm ấy thời tiết thay đổi nên ông Bính có biểu hiện của bệnh lý mạch máu não.
Uống thuốc đúng giờ, đúng cách thì sẽ phát huy tác dụng của thuốc tốt nhất.
Ông Bính phải nằm viện điều trị tích cực một thời gian thì sức khỏe mới tạm ổn. Tuy vậy, nửa người bên trái của ông vẫn yếu và trí nhớ cũng suy giảm hẳn. Ông được ra viện với đơn thuốc trong đó có aspegic gói 500mg, uống mỗi ngày, ngay sau bữa ăn.
Ở bệnh viện, đến giờ uống thuốc thì đã có y tá phát thuốc, còn về nhà thì ông phải tự lấy thuốc mà uống. Nhưng cứ uống bữa trước thì bữa sau ông lại quên là phải uống thuốc lúc nào, nên tự quy định uống thuốc trước bữa ăn cho dễ nhớ. Uống thuốc như vậy được 3 ngày thì ông thấy bụng cồn cào, nóng rát, ợ chua và đau liên tục. Ông lại phải gọi con đưa đi bệnh viện khám lại bệnh. Sau khi soi dạ dày, bác sĩ kết luận ông bị viêm loét dạ dày. Thế là ngoài thuốc điều trị bệnh tắc nghẽn mạch máu não, ông còn phải uống thuốc điều trị bệnh loét dạ dày.
Lúc ra viện, chị bác sĩ ân cần giải thích: Thuốc để điều trị bệnh nhưng nếu dùng không đúng cách thì sẽ có hại. Có loại thuốc phải uống trước bữa ăn, có loại thuốc phải uống sau ăn thì mới phát huy hết tác dụng mà không gây hại. Vì thế, bệnh nhân phải tuân theo thời điểm uống thuốc như bác sĩ đã chỉ định.
Hương – con gái ông Bính cùng ngồi nghe bác sĩ nói chuyện, sụt sùi ân hận. Cũng chỉ vì mải công, mải việc mà chị để bố phải vất vả, nếu chị chỉ dành một chút thời gian để ý đến sức khỏe của bố thì đâu đến nỗi này…
Video đang HOT
Theo Việt Hà (Sức Khỏe & Đời Sống)
Quan niệm sai lầm về bệnh loét dạ dày
Những quan niệm sai về bệnh sẽ dẫn đến những cách điều trị phản khoa học.
Năm ngoái các nhà khoa học Ôxtrâylia Marchall và Warren đã nhận được giải thưởng Nobel về việc tìm ra vi khuẩn helicobacter.
Pilory được coi là nguyên nhân chính gây loét dạ dày. Thế là nảy sinh quan niệm sai lầm rằng, bệnh loét hay lây cũng như những bệnh bàn tay bẩn- bệnh kiết lỵ.
Theo các số liệu của các chuyên gia học viện y học mang tên Sechenov, Nga, hehicobater sống trong niêm mạc dạ dày chừng 70% người Nga, nhưng không phải ai cũng bị bệnh loét dạ dày. Vấn đề không phải là sự tồn tại của hehicobacter mà là việc chúng ta tạo ra những điều kiện để sinh sôi nảy nở. Càng nhiều thương tổn ở niêm mạc dạ dày thì vi khuẩn càng dễ hoành hành.
* Sô đa làm dịu cơn đau
Khi thừa axit thì cơn đau có thể giảm nhờ uống sữa hay chút sô đa pha với một cốc nước, cũng giống như trường hợp đau tim dùng nitrogliserin. Nhưng chỉ dịu cơn đau (do axit clohiđric bị pha loãng trong dạ dày), vì đây không phải là cách chữa bệnh. Nếu dùng liên tục sẽ dẫn tới nguy cơ bị táo bón.
* Tại bệnh viện các bác sĩ bắt nuốt ống cao su, lẽ ra chỉ thử máu là đủ
Thử máu không thể cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh, thử máu cốt để phát hiện vi khuẩn. Để chẩn đoán bệnh dạ dày, cần phải nội soi. Nội soi cho phép không chỉ khẳng định chẩn đoán, mà nó còn xác định vị trí loét, kích cỡ loét cũng như lấy mẫu niêm mạc để sinh thiết. Lối nói uống ống cao su lạc hậu rồi. Những ống nội soi- camera video hiện đại rất nhỏ được đưa vào vị trí gây tê cục bộ. Toàn bộ thủ tục chỉ tốn vài phút.
* Sớm hay muộn sẽ phải cắt bỏ
Hiện nay nhiều chuyên gia cho rằng cắt hay vá dạ dày đều vô ích vì bằng cách này không thể thủ tiêu hết helicobacter, vi khuẩn dễ dàng tìm được nơi cư trú mới. Nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Khi bệnh đã trầm trọng, xuất huyết và nguy cơ thủng thì phẫu thuật là phương pháp duy nhất để cứu mạng sống.
Nói chung khi chữa bệnh loét dạ dày hiện nay người ta áp dụng loại thuốc tổng hợp có kết quả kiềm chế việc tiết ra axit dạ dày và thuốc diệt khuẩn (nếu tìm thấy helicobacter thì phải diệt).
Nếu tuân thủ mọi khuyến cáo của bác sĩ thì chỉ cần bốn đến sáu tuần là lành hoàn toàn các vết loét. Điều quan trọng là phải phòng bệnh: Không nên để tình trạng không tải khiến dạ dày co bóp tiết ra axit bào mòn thành dạ dày. Không nên để đói, nhưng ăn ít, ăn thành năm hay sáu bữa nhỏ.
* Có thể chữa loét bằng rượu vốtca
Khoa học hiện nay chỉ biết những ca bệnh do vốtca gây loét dạ dày, chứ không phải là ngược lại. Nhưng kỳ lạ thay trong số những bệnh nhân bị loét dạ dày rất nhiều người tin vào chuyện hoang đường rằng rượu vốtca là liều thuốc thần. Rượu mạnh có hại cho niêm mạc, kể cả niêm mạc dạ dày.
Để vết loét không trầm trọng thêm hãy ngừng uống rượu, thậm chí ngừng cả uống bia vì bia làm tăng độ axit của dịch dạ dày. Nếu bạn còn tơ tưởng đến liệu pháp rượu thì hãy ngâm một cốc mật ong trong nửa lít rượu để dự phòng. Nhưng nhớ là chỉ sau khi chữa bệnh xong, mỗi lần uống một thìa sau bữa ăn trong vòng 1,5- 2 tháng.
Những nhân tố gây nguy cơ mắc bệnh:
Stress: Cứ hai người thì có một người bị bệnh loét dạ dày do nguyên nhân thần kinh.
Hút thuốc: Bản thân nicotin cũng đã phá hủy niêm mạc vì thế thuốc lá là bạn đồng hành của helicobacter.
Nghiện rượu: Rượu bào mòn niêm mạc dạ dày, làm giảm sức bảo vệ chung của cơ thể, kiềm chế phản ứng của những thụ quan thần kinh.
Dinh dưỡng không hợp lý: Những món cay, mặn, một số chất bảo quản cũng làm giảm trạng thái niêm mạc.
Dùng một số thuốc trong đó có thuốc chống đông máu. Bản thân loại aspirin khi đi vào dạ dày cũng phá hủy niêm mạc, vì vậy chỉ nên uống loại thuốc này sau khi ăn no.
Theo Hương Giang (Đại học Y khoa Hà Nội, Theo Sức khỏe Nga)
Tiền phong