Ngất ngây với món gà nướng đặc sản của núi rừng Tây Nguyên
Trong những buổi chiều se lạnh ở núi rừng, được quây quần bên bếp lửa giữa nhà sàn rồi tự tay trở từng con gà đang chín dần thì không còn gì thú vị bằng.
Không chỉ hấp dẫn du khách với phong cảnh hùng vĩ của núi rừng, mảnh đất Tây Nguyên còn thết đãi du khách món gà nướng mang đậm bản sắc văn hóa.
Gắn liền với những địa danh du lịch nổi tiếng như Đà Lạt; Buôn Mê Thuột; Pleiku; Kon Tum… nên không ngạc nhiên khi hàng năm, mảnh đất Tây Nguyên đón hàng triệu lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Ngoài việc thưởng thức cảnh đẹp của Biển Hồ (Gia Lai); hồ Lắc, Buôn Đôn (Đăk Lăk); Thung lũng Tình Yêu, hồ Xuân Hương (Đà Lạt); nhà thờ gỗ Kon Tum… du khách còn được thưởng thức những món ăn mang đậm bản sắc văn hóa như: bò nướng đá; rượu cần; cơm lam, thịt heo rừng nướng….
Sẽ là thiếu sót nếu không kể đến món gà nướng của người đồng bào ở đây (có nơi gọi là gà sa lửa). Món ăn đơn giản được chế biến từ gà thả vườn, ướp gia vị rồi nướng chín bằng hơi lửa nhưng hương thơm của món ăn cứ lan tỏa mời gọi khiến du khách khó có thể bỏ qua.
Gà vườn được làm sạch rồi ướp với các loại gia vị trước khi đem nướng chín. Ảnh: Tiêu Phong.
Theo nhiều người, món ăn này có xuất phát từ đồng bào dân tộc Êđê ở Buôn Đôn (Đăk Lăk), từ đây, món ăn này lan khắp Tây Nguyên với nhiều phiên bản và cách chế biến khác nhau. Nhưng điều quan trọng nhất là nó vẫn giữ được trọn vẹn hương vị thơm ngon đặc trưng của mình.
Để làm món này, nguyên liệu quan trọng nhất là thịt gà. Theo kinh nghiệm của đồng bào, gà phải là loại thả vườn, chủ yếu ăn thức ăn rơi vãi, côn trùng… thì thịt gà mới chắc và có vị ngọt. Gà nướng chỉ nên chọn những con gà tơ trên dưới 1kg. Nếu gà lớn thì cho thịt dai, gà nhỏ quá lại có mùi hôi… nên sẽ không ngon.
Gà không đặt trực tiếp trên than, mà luôn giữ khoảng cách, chủ yếu là làm chín bằng hơi nóng. Ảnh: Tiêu Phong.
Gà sau khi làm sạch được bỏ đầu mổ dọc theo ức rồi bẻ dẹt ra. Nước ướp gà được pha từ hành tím, sả, tỏi giả nhuyễn trộn với ngũ vị hương, mật ong, tiêu, nước mắm, muối và các loại lá rừng… Để thịt gà thấm, trước khi ướp, người dân thường dùng mũi dao đâm thành nhiều lỗ nhỏ trên thân gà. Gà ướp khoảng 30 phút đến một tiếng thì cho vào giữa cây tre non chẻ đôi, kẹp chặt lại và nướng chín trên hơi nóng của lửa.
Video đang HOT
Gà nướng thường được ăn kèm với cơm lam và muối é. Chỉ chừng đó thôi cũng đủ để du khách mê mẩn. Ảnh: Tiêu Phong.
Trong quá trình nướng, thịt gà luôn được trở đều để có thể chín vàng, giòn mà không bị cháy. Trong những buổi chiều se lạnh ở núi rừng, được quây quần bên bếp lửa giữa nhà sàn rồi tự tay trở từng con gà đang chín dần thì không còn gì thú vị bằng. Gà nướng chín được xé thành từng phần nhỏ, rồi ăn kèm với muối lá é (một loại lá gia vị có nhiều ở vùng rừng núi Tây Nguyên, được giã nhỏ với muối hột, ớt xanh) cùng những ống cơm lam chín dẻo mềm, thơm ngon.
Hương vị thơm, ngọt của thịt gà hòa trong cái vị đậm đà, cay cay của muối é khiến du khách mê mẩn khi thưởng thức, để rồi khi xa Tây Nguyên, lại muốn được một lần về mảnh đất này để thưởng thức món gà nướng thơm ngon đầy hấp dẫn này.
Theo Ngaynay
Ngất ngây với những đặc sản Tây Nguyên vừa dân dã vừa ngon "lắc lư"
Từ gà đồi nướng thơm ngon đến các món cây nhà lá vườn dân dã, đặc sản Tây Nguyên khiến cho du khách đến đất này bị thu hút không dứt ra được.
Gà nướng bản đôn: Những con gà nướng ở đây là loại gà thả vườn và chúng phải được bắt mổ vào đúng thời kỳ mới lớn thì thịt mới ngọt và chắc. Trước khi nướng, thịt gà được làm sạch và ép dẹp xuống cho dễ ngấm gia vị.
Thịt gà nướng bản đôn thường được ướp với nước sả, muối ớt và mật ong rừng. Gà cũng phải được giữ nguyên con và nướng xa lửa để mùi vị thấm dần đều, ám khói thơm ngây ngất. Món đặc sản Tây Nguyên này ngon nhất khi chấm với muối sả hoặc muối ớt rừng xanh được làm theo đúng chuẩn Tây Nguyên.
Heo rẫy nướng: Heo rẫy nướng cũng là một món ăn phổ biến của người dân Tây Nguyên, đặc biệt là vào các dịp lễ hội. Heo rẫy là loại heo được người dân Tây Nguyên nuôi theo tiêu chí chăn thả tự nhiên. Loại heo này khi nướng lên có mùi thơm hấp dẫn rất đặc trưng.
Món heo rẫy nướng đúng chuẩn người Tây Nguyên phải có lớp da mỏng, nhưng giòn, ít mỡ. Thịt bên trong phải mềm và ngọt. Bí quyết cho hương vị đặc biệt của món ăn này còn nằm ở công thức ướp thịt gia truyền của người dân địa phương. Để thịt có màu vàng óng, người nấu phải phết một lớp nước chanh và mạch nha lên bề mặt da heo ngay trước khi nướng.
Gỏi lá: Nếu một lần đến phố núi nằm ở cực bắc Tây Nguyên (Kontum), mời bạn cùng cư dân vùng sơn cước thưởng thức món gỏi lá đặc sản.
Gỏi lá được chọn từ hơn 40 loại lá khác nhau, nhiều loại rất quen thuộc nhưng cũng có những loại phải tìm kiếm từ rừng Tây Nguyên mới có.
Thịt nai Đắk Lắk: Thịt nai là món đặc sản nổi tiếng nhất của Tây Nguyên, đặc biệt là ở Đắk Lắk. Thịt nai tươi khác thịt bò ở chỗ có ít gân, mỡ màu trắng ngà, độ mềm hơn cả thịt bê non. Thịt bò 7 món đã hấp dẫn nhưng 7 món nai còn vượt xa một cách bất ngờ.
Nai được chế biến thành các món như nai nướng, nai xào làn, nai nhúng giấm, nai lúc lắc, sườn nai rán, cháo bao tử và nai khô hợp lại đủ 7 món giống như thịt bò. Nhưng nai nướng, nai nhúng giấm và nai khô là những món tiêu biểu và được ưa chuộng nhất.
Bò một nắng nướng: Ngày nay bò một nắng đã trở thành đặc sản phổ biến ở Tây Nguyên. Thịt bò tươi đem thái thành từng miếng mỏng, rồi ướp sơ qua với các loại gia vị, đem phơi ngoài nắng trong một ngày nên mới có tên gọi là bò một nắng.
Sau đó đóng vào bao cất giữ, khi ăn chỉ cần lấy ra và nướng chín trên bếp than hồng rồ thưởng thức với muối kiến vàng của người dân tộc.
Cơm lam được coi là món ăn của núi rừng thơm ngon. Đầu tiên phải chọn cây nứa vẫn còn non, chặt lấy gióng ở lưng chừng nứa rồi phạt đi đầu mặt, sau đó dùng lá nút lại, chất củi xung quanh đốt cho sôi.
Gạo nếp làm cơm lam là loại nếp trắng, dẻo, thơm, tốt nhất là nếp tan. Ngâm gạo, vo sạch, rắc vào ít muối trộn đều rồi cho vào ống lam, cùng dòng nước suối trong vắt sẽ tạo nên món cơm lam mang hương vị đặc biệt của núi rừng.
Canh cà đắng: Người dân tộc Tây Nguyên - Đắc Lắc, Đắc Nông thường dùng cà đắng chế biến món ăn trong các bữa cơm để phòng và chữa bệnh thống phong, thấp khớp hay đau nhức. Cây cà đắng mọc hoang trên nương rẫy rồi được trồng nhiều trong vườn, hầu như nhà của người Ê Đê nào cũng có trồng cà đắng.
Canh cua lá bép là một món canh ngọt mát, thơm ngon rất hấp dẫn, là đặc sản có một không hai của núi rừng Tây Nguyên. Nếu một lần được thưởng thức món canh cua lá bép của núi rừng hùng vỹ chắc chắn du khách sẽ bị hấp dẫn bởi vị ngọt, mát của món ăn độc đáo này. Ảnh: Internet.
Theo Thảo Nguyên/Kiến thức
Mê mẩn với đặc sản "gà cái bang" miền Tây Nếu đã từng thưởng thức "gà cái bang", chắc chắn thực khách sẽ chẳng thể nào quên được hương vị dân dã, thôn quê thấm đẫm trong từng thớ thịt. Món ăn bình dị và đơn sơ như chính tên gọi của nó, nhưng lại có thể so bì với mọi sơn hào hải vị được bày trên bàn tiệc sang trọng. Gà...