Ngập trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây: Ai bồi thường cho chủ xe?
Nước ngập trên đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây khiến nhiều xe chết máy, giao thông ùn tắc. Ai sẽ bồi thường cho chủ xe?
Một số xe bị hư hỏng khi đi qua đoạn đường ngập – Ảnh tư liệu
Mưa lớn kéo dài khiến một vị trí trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, đoạn thuộc địa phận huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận bị ngập nước, làm nhiều xe chết máy, giao thông ùn tắc. Nhiều người đặt ra câu hỏi ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?
Cần xem xét tiêu chí kỹ thuật có đảm bảo không
Theo luật sư Lê Trung Phát (Đoàn luật sư TP.HCM), đơn vị quản lý vận hành đường cao tốc phải đảm bảo đường cao tốc đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định mới được đưa vào quản lý vận hành.
Ở đây, để làm rõ trách nhiệm của đơn vị quản lý, cần xét đến tiêu chí kỹ thuật trong thiết kế thoát nước. Phải đánh giá xem thiết kế thoát nước này dựa trên sự tính toán của lượng mưa tại địa phương hay không, có tính khả thi khi đưa vào vận hành hay không.
Nếu thiết kế không đáp ứng, tức tiêu chí kỹ thuật chưa đảm bảo. Lúc đó trách nhiệm sẽ đặt ra đối với đơn vị quản lý đường cao tốc khi gây thiệt hại cho người tham gia giao thông.
Còn nếu thiết kế đạt tiêu chuẩn, nhưng vì do đang trong quá trình kết nối hệ thống thoát nước hoặc do trời mưa cục bộ với lượng mưa lớn hơn so với thiết kế dự tính, thì lúc đó khó quy kết trách nhiệm bồi thường cho đơn vị quản lý.
Luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn luật sư TP.HCM) cũng cho rằng theo điều 44 Luật Giao thông đường bộ thì công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông cho người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Ngoài ra, công trình đường bộ phải được thẩm định về an toàn giao thông từ khi lập dự án, thiết kế, thi công, trước và trong quá trình khai thác.
Như vậy, về nguyên tắc khi công trình đường bộ đưa vào khai thác phải đảm bảo an toàn và tuân thủ tất cả các tiêu chí trên.
Khi đường đưa vào khai thác bị lỗi gây thiệt hại thì về nguyên tắc bên có lỗi phải chịu trách nhiệm. Nếu cơ quan chức năng làm rõ lỗi này thuộc về khâu thiết kế, thi công hay khai thác không đúng quy định thì bên có lỗi phải có trách nhiệm bồi thường theo quy định tại chương 20 BLDS (Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng).
Trong trường hợp cụ thể này, cần phải xác định nguyên nhân ngập nước tại đoạn đường cao tốc, từ đó mới có thể quy kết trách nhiệm thuộc về bên có lỗi, trừ trường hợp bất khả kháng theo quy định tại điều 156 BLDS.
Video đang HOT
Chủ đầu tư có trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Còn luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật (Đoàn luật sư TP.HCM) cho rằng đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây chưa giao cho đơn vị nào quản lý vận hành. Do đó, theo nghị định số 25/2023 về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc, chủ đầu tư trong trường hợp này là Ban quản lý dự án Thăng Long sẽ có trách nhiệm giải quyết việc bồi thường cho bên bị thiệt hại do ngập nước.
Sau đó, chủ đầu tư cần làm rõ nguyên nhân dẫn đến ngập lụt và trách nhiệm của các bên liên quan.
Đối với các xe bị hư hỏng do ngập nước, nếu xe được mua bảo hiểm thì sẽ được công ty bảo hiểm xem xét giải quyết theo hợp đồng bảo hiểm.
Trường hợp xe không mua bảo hiểm nội dung này (hoặc công ty bảo hiểm không bồi thường), nếu chủ xe có yêu cầu bồi thường thì đơn vị chủ đầu tư dự án đường cao tốc có trách nhiệm giải quyết.
Mưa lớn ở TP.HCM, đường ngập nửa mét, hàng trăm người vật vã trong mưa
Cơn mưa lớn vào buổi tối khiến nhiều khu vực ở TP.HCM ngập sâu, hàng trăm phương tiện bị chết máy.
21 giờ ngày 24-10, mưa lớn tại nhiều khu vực ở TP.HCM khiến nhiều tuyến đường nhanh chóng rơi vào tình trạng ngập úng. Nước dâng cao khiến hàng trăm phương tiện bị chết máy. Thậm chí, nhiều khu vực có mức ngập sâu lên đến nửa mét, khiến người dân vật vã giữa dòng nước.
Tại đoạn đầu đường Tô Ngọc Vân (đoạn gần đường Phạm Văn Đồng), nước dâng cao đến hết bánh xe máy.
Theo ghi nhận, mức nước có thể lên hơn 50cm, đoạn ngập kéo dài khoảng 50 mét. Phát hiện đoạn ngập sâu, nhiều người dân dừng xe chờ đợi.
Trong khi đó, một số người cố gắng chạy qua khiến xe bị chết máy, phải dẫn bộ.
Ở một số tuyến đường xung quanh khu vực này như đường số 14, đường số 10, Dương Văn Cam, Đặng Thị Rành cũng trong tình trạng ngập úng nghiêm trọng.
Tại chợ Thủ Đức, nước dâng cao ở chiều đường Lê Văn Ninh.
Theo ghi nhận, mức nước tại khu vực này lên đến khoảng 30cm. Nước lớn khiến người dân không thể di chuyển dưới đường mà leo lên vỉa hè để tránh chết máy.
Ngập sâu tại khu vực chợ Thủ Đức.
Theo Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam bộ, trong những ngày tới, mực nước tại các trạm vùng hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai tiếp tục lên theo kỳ triều cường đầu tháng Mười âm lịch.
Tại khu vực đường Tô Ngọc Vân, mức nước được ghi nhận lên đến hơn 50cm.
Trọng tâm mưa lớn tập trung ở khu vực TP.HCM và các tỉnh miền Tây, nền nhiệt độ ở miền Đông giảm nhẹ.
Trong chiều tối nay, nhiều nơi tại TP.HCM sẽ có mưa, cộng thêm thời điểm triều cường dâng nên dễ gây ngập, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.
Một số hình ảnh PV ghi nhận được trong cơn mưa lớn, ngập úng nghiêm trọng ở TP.HCM:
Hàng loạt xe máy chết máy do nước ngập.
Người dân vật vã về nhà sau cơn mưa lớn.
Nước dâng cao quá nửa bánh xe.
Đường biến thành sông sau cơn mưa lớn.
Chị NTH (ngụ đường Tam Bình) bất lực dắt chiếc xe chết máy qua đoạn đường ngập và cho biết: "Bây giờ đi đoạn Linh Đông vào cũng ngập, xung quanh chỗ nào về nhà cũng ngập. Đường này chỉ cần mưa một tý là ngập".
Mưa từ đêm đến sáng nhấn chìm đường phố Hà Nội Cơn mưa kéo dài từ đêm qua tới sáng nay, khiến Hà Nội ngập nặng. Giao thông ùn tắc do nhiều xe chết máy. Do ảnh hưởng bởi mưa lớn từ bão số 2 Mulan, nhiều khu vực tại thủ đô Hà Nội đã xảy ra tình trạng ngập úng. Đầu giờ sáng, nhiều người dân chôn chân trên đường vì ngập sâu,...