Ngập lụt bao vây thành phố du lịch biển
Đợt mưa từ ngày 28-11 đến 1-12 vừa qua không phải là quá lớn nhưng TP Nha Trang ( tỉnh Khánh Hòa) ngập nặng, kéo dài nhiều ngày.
Ngập nặng nhất là ở xã Vĩnh Thạnh, có nơi sâu đến hơn 1 m. Ông Ngô Chí, trưởng thôn Phú Trung 2 (xã Vĩnh Thạnh), cho biết ông sống ở đây từ năm 1981, chưa bao giờ thấy Nha Trang ngập lụt kỷ lục như vậy. “Nhà tôi xây mới, tôi canh cơn lũ lớn nhất rồi xây nền cao hơn 15 cm nhưng vẫn bị ngập” – ông Chí nói.
Theo ông Chí, trước đây khu vực Vĩnh Thạnh đa số là đồng lúa trũng nên nước cũng rút rất nhanh. Còn bây giờ, nhiều người đổ đất san nền khiến nước không có chỗ thoát. Một số con đường như đường Phú Trung nâng cao cốt đường nhưng không làm cống để thoát ra sông Cái khiến nước ứ đọng, biến khu vực Tây Nha Trang thành rốn lũ.
Khu dân cư (KDC) Đồng Muối 2, phường Phước Long, có khoảng 2.000 hộ dân phải sống trong tình trạng ngập nước kéo dài khi các dự án vây kín. Xung quanh KDC này, các dự án đổ cốt nền cao ngang đến mái nhà dân, nước mưa đổ vào KDC rộng gần 20 ha biến nơi đây thành hồ nước.
TP Nha Trang ngập sâu chỉ sau một trận mưa lớn
Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Khánh Hòa, nguyên nhân chính dẫn đến Nha Trang bị ngập khi mưa lớn là tốc độ đô thị hóa quá nhanh trong khi hệ thống thoát nước kém.
Video đang HOT
Ban Quản lý Các dự án phát tiển tỉnh Khánh Hòa đang phối hợp với Ngân hàng Thế giới thực hiện dự án Cải thiện vệ sinh môi trường các thành phố duyên hải, trong đó có Nha Trang.
Hiện nay, khu vực trung tâm và phía Nam Nha Trang đã được đầu tư hệ thống thoát nước khá hoàn chỉnh. Trong khi đó, các hạng mục ở hạ nguồn thoát ra sông Cái chưa được xây dựng đồng bộ đã phần nào gây ngập khu vực phía Bắc thành phố này.
Riêng khu vực phía Tây TP Nha Trang, Ban Quản lý dự án Phát triển tỉnh Khánh Hòa cho rằng hệ thống thoát nước hiện tại đã xuống cấp; một số khu vực chưa được đầu tư hệ thống thoát nước hoàn chỉnh, không đáp ứng kịp với tốc độ đô thị hóa nên bị ngập nặng khi mưa lớn.
Ông Lê Tiến Vĩnh, Trưởng Phòng Quản lý đô thị TP Nha Trang, cho rằng để giải quyết tình trạng ngập úng ở phía Tây Nha Trang, cần nạo vét đoạn sông Tắc từ cầu Phú Vinh đến cầu Lùng để nước thoát nhanh về cửa sông Quán Trường. Bên cạnh đó, khơi thông và mở rộng đoạn nối sông Tắc và sông Quán Trường. TP đang quy hoạch phía Tây Nha Trang, trong đó dự kiến có một con sông đào nối sông Tắc với sông Cái. “Nếu thực hiện đầy đủ các hạng mục này thì sẽ giải quyết vấn đề ngập lụt” – ông Vĩnh nói.
Mưa lũ tại Đắk Lắk khiến một người chết, một người mất tích
Ngoài một người tử vong và một người mất tích do mưa lũ, toàn tỉnh Đắk Lắk có 430 lượt nhà bị ngập, 685 hộ bị cô lập; 32 hộ phải di dời khẩn cấp, hơn 1.050ha cây trồng bị thiệt hại.
Nhiều diện tích khoai lang nhật của người dân xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana có nguy cơ mất trắng. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk, đến 17 giờ ngày 3/12, nhiều khu vực ở các huyện Krông Ana, Cư Kuin, Krông Bông... vẫn bị ngập sâu và chia cắt. Mưa lũ làm một người tử vong, một người mất tích.
Theo ghi nhận tại huyện Krông Ana, 57 nhà dân bị ngập từ 0,2-0,5m; hai trường học tại xã Dur Kmăl bị ngập sân trường (một trường tiểu học và một trường mầm non). Huyện đã chỉ đạo cho học sinh nghỉ học từ ngày 2/12 cho đến khi có thông báo mới để đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện Krông Ana có 166,93ha ao nuôi cá bị ngập lụt gây thất thoát cá theo dòng nước lũ; 119 lồng bè cá nuôi trên sông thuộc địa phận thị trấn Buôn Trấp bị ảnh hưởng bởi dòng nước chảy xiết, trong đó có 5 lồng bè bị mất trắng với diện tích 360m2; 114 lồng bè bị thiệt hại 65% với diện tích 8.208m2, khoảng 740 tấn cá bị thiệt hại.
Mưa lũ cũng làm một người mất tích là anh Nguyễn Văn Long, sinh năm 1978, trú tại thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana.
Sáng 2/12, khi đánh bắt cá trên sông Krông Nô (thuộc địa phận của huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông), ông Long bị rơi xuống sông mất tích, hiện vẫn chưa tìm thấy.
Trước đó, ngày 1/12 tại xã Ea Ô, huyện Ea Kar ghi nhận một người tử vong do tai nạn lật thuyền khi kiểm tra ao nuôi cá của gia đình.
Theo thống kê, đến nay, lũy kế toàn tỉnh Đắk Lắk có 430 lượt nhà bị ngập, 685 hộ bị cô lập; 32 hộ phải di dời khẩn cấp.
Mưa lũ cũng làm 1.057ha cây trồng toàn tỉnh Đắk Lắk bị thiệt hại, trong đó huyện Krông Ana 85ha, Krông Bông 897ha, Cư Kuin 50ha, Ea Kar 12ha, Lắk 14ha. Diện tích bị ngập chủ yếu là trồng lúa nước, càphê, khoai lang nhật và hoa màu; 5.000 con gia cầm bị nước cuốn trôi.
Về công trình thủy lợi, toàn tỉnh có 4.121m kênh bị xói, lở, hư hỏng; một công trình đầu mối là Đập Dang Kang thượng bị hư hỏng, một trạm bơm bị hư hỏng.
Một căn nhà của người dân xã Hòa Phong, huyện Krông Bông bị sập hoàn toàn do lở đất. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Về công trình giao thông, Quốc lộ 26 bị sụt lún nghiêm trọng với chiều dài khoảng 50m, sâu 10m (từ km53 380 đến km53 430) đã được khẩn trương khắc phục và thông xe trở lại vào chiều 3/12; có 12.855m đường giao thông các loại (liên huyện, liên xã) bị sạt lở hư hỏng; 5.710m đường bị ngập; 3 cầu và 2 cống bị cuốn trôi.
Ngoài ra, nhiều tuyến đường giao thông nông thôn (chủ yếu đường đất) bị hư hỏng, lầy lội giao thông đi lại khó khăn.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình thiên tai, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Lắk đề nghị Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thị xã, thành phố và chính quyền các cấp tổ chức trực ban theo quy định, phân công lực lượng chức năng trực tại các vị trí đường giao thông bị ngập lụt, sạt lở , hướng dẫn giao thông đảm bảo an toàn.
Các địa phương cắm biển cảnh báo tại các vị trí nguy hiểm đề phòng tai nạn; chỉ đạo lực lượng quân sự xã tổ chức sơ tán các hộ dân vùng có nguy cơ sạt lở, ngập lụt; theo dõi cập nhật tình hình mưa lũ, sẵn sàng chủ động ứng phó theo phương châm "4 tại chỗ".
Các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ và không khí lạnh Các tỉnh, thành phố Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ theo dõi chặt chẽ tin không khí lạnh tăng cường, gió mạnh, sóng lớn trên biển, thông tin tới người dân để có biện pháp ứng phó phù hợp. Nước lũ ngập lối đi dân sinh và nhà dân tại thành phố Nha Trang. (Ảnh: Phan Sáu/TTXVN) Ngày 3/12, Văn phòng thường trực...