Ngành y tế cùng ngư dân bám biển
Hôm qua 31.5, tại tượng đài Hải đội Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Bộ Y tế đã phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng liên quan tổ chức lễ phát động chương trình “Ngành y tế cùng ngư dân bám biển”.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao tủ thuốc cho ngư dân Lý Sơn – Ảnh: Hiển Cừ
Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức trong ngành cùng chung tay với ngư dân bám biển. Trong đó, tập trung vào hai nhóm nội dung chính là đóng góp kinh phí trang bị tủ thuốc y tế chuyên dụng cho các tàu đánh bắt cá của ngư dân; tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn sơ cứu ban đầu do tai nạn, thương tích cho ngư dân; tổ chức hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng biển đảo và ngư dân bám biển; tặng tủ thuốc và dụng cụ y tế cấp cứu ban đầu cho các tàu đánh bắt cá của ngư dân.
Ngoài Lý Sơn, các huyện đảo Trường Sa, Bạch Long Vỹ, Cô Tô, Phú Quý… cũng đã được hỗ trợ để cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ y tế. Ban Chỉ đạo quốc gia về y tế biển đảo hiện cũng đang thực hiện dự án kéo dài đến năm 2020, gồm đóng mới một tàu bệnh viện, trang bị thiết bị cấp cứu trên biển cho 2 tàu Cảnh sát biển, hướng dẫn chẩn đoán và cấp cứu các ca bệnh khó từ đất liền ra các huyện đảo.
Video đang HOT
“Điều thiết yếu nhất hiện nay là ngư dân cần trợ giúp y tế ngay trong những ngày lênh đênh trên biển. Do vậy, Bộ Y tế đã xây dựng các tủ thuốc với đầy đủ những dụng cụ theo tiêu chuẩn đã ban hành để ngư dân có thể sơ cấp cứu ban đầu và chữa các bệnh thông thường giúp họ an tâm bám biển. Khi ngư dân bị nạn được chuyển vào bờ thì có những trung tâm cứu nạn, trung tâm kỹ thuật cao lo cứu chữa. Bộ Y tế cũng sẽ có chủ trương chuyển luân phiên bác sĩ từ đất liền ra đảo từ 6 tháng đến 1 năm”, bà Tiến nói.
Dịp này, Bộ Y tế tặng 300 tủ thuốc và dụng cụ y tế cấp cứu ban đầu cho 300 tàu đánh bắt cá xa bờ; khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho 500 người dân; mổ mắt miễn phí cho 50 người cao tuổi, với tổng chi phí gần 1,3 tỉ đồng. Bên cạnh đó còn tổ chức 3 lớp tập huấn hướng dẫn sơ cứu ban đầu do tai nạn, thương tích cho ngư dân; khảo sát khả năng đáp ứng về y tế phục vụ cho ngư dân bám biển; phòng, chống dịch bệnh và điều trị, chăm sóc ngư dân khi có tai nạn, thương tích.
Theo TNO
Bộ Y tế tặng 300 tủ thuốc cho ngư dân Lý Sơn
Bộ Y tế trao tặng tủ thuốc và dụng cụ y tế cấp cứu ban đầu cho 300 tàu đánh bắt cá xa bờ của ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi.
Ngư dân xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi bị thương do tàu Trung Quốc tấn công khi đang đánh bắt trên biển. Ảnh: Trí Tín.
Phát biểu tại lễ phát động chương trình ngành Y tế cùng ngư dân bám biển sáng 31/5, tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ, công tác y tế biển đảo còn gặp rất nhiều khó khăn. 31% trung tâm y tế thuộc các huyện đảo chưa có cơ sở riêng; trên 50% trạm y tế xã đảo không có bác sĩ; 80% tổng số hộ gia đình khu vực biển, đảo cần khám, chữa bệnh. Y tế hiện tại chủ yếu do lực lượng Quân y đảm nhiệm, các tuyến còn lại do lực lượng dân y kết hợp với quân y nhưng lực lượng mỏng.
"Ngư dân còn, biển còn. Ngư dân khỏe sẽ tiếp tục bám biển, tiếp thêm lực lượng, thêm sức mạnh bảo vệ quyền và chủ quyền về biển, đảo của Việt Nam", Bộ trưởng Tiến nhấn mạnh.
Các ngư dân đang ngày đêm bám biển sản xuất phải đối mặt với sóng, gió, nhiều tai nạn tiềm ẩn, sự cố về sức khỏe khó cứu chữa kịp thời do xa đất liền. Với mục tiêu trang bị tủ sơ cấp cứu lưu động cho tất cả các tàu đánh bắt xa bờ của huyện đảo Lý Sơn, Bộ Y tế trao tặng 300 tủ thuốc trị giá 600 triệu đồng. Ngoài thuốc điều trị các bệnh thiết yếu, tủ thuốc còn trang bị thêm dụng cụ sơ cấp cứu, nẹp, bông băng gạc để ngư dân tự cấp cứu.
Đồng thời, cán bộ Viện Y học Biển Việt Nam cũng mở 3 lớp tập huấn cách sơ cấp cứu ban đầu cho ngư dân huyện đảo.
Hơn 60 ngư dân được tập huấn về cách cứu nạn nhân bị bất tỉnh, chảy máu nặng, gãy xương trên biển. Ảnh: Nam Phương.
Bác sĩ Lương Xuân Tuyến, Viện Y học Biển Việt Nam, tham gia tập huấn cho ngư dân đợt này cho biết, nhiều ngư dân chưa có kiến thức về sơ cấp cứu khi có tai nạn thương tích, mà chủ yếu là kinh nghiệm truyền miệng. Vì thế, cách xử trí đôi khi chưa đúng cách, chưa hợp lý khiến bệnh nhẹ thành nặng, nguy cơ để lại dị tật cao, thậm chí tử vong.
"Sai lầm ngư dân hay gặp là vận chuyển nạn nhân khi chưa cầm máu vết thương, chưa cố định xương gãy hoặc người bất tỉnh chưa sơ cứu trước. Những trường hợp này đều đòi hỏi phải xử lý đúng đắn mới cứu được. Hơn 60 ngư dân được tập huấn lần này sẽ truyền đạt lại kiến thức họ học được cho những thuyền viên khác trên tàu", bác sĩ Tuyến chia sẻ.
Theo VnExpress
Nhiều tàu cá Việt Nam bị ngang ngược tấn công Trưa 30.5, tàu cá QNg 90045 TS do ngư dân Võ Bá Nha (29 tuổi, ở xã Bình Châu, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi), làm thuyền trưởng kiêm chủ tàu, từ vùng biển quần đảo Hoàng Sa của VN trở về cập cảng cá Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi trong tình trạng hư hỏng nặng do bị tàu TQ tấn công. Ca bin tàu cá...