Ngành y “ngồi trên lửa”, dân hồn nhiên hỏi “Mers là bệnh gì?”
“Trong khi dịch Mers – Cov đang diễn biến rất phức tạp tại Hàn Quốc, có thể xâm nhập Việt Nam bất cứ lúc nào nhưng đại đa số dân ta vẫn chưa có ý niệm gì về căn bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong trên 40% này.”, Ths – bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM lo lắng.
Số người nhiễm bệnh Mers – Cov tại Hàn Quốc đang gia tăng rất nhanh, đã có 5 trường hợp không qua khỏi, hàng trăm trường học tại Hàn Quốc phải đóng cửa vì dịch bệnh. Mỗi ngày lượng hành khách từ Hàn Quốc nhập cảnh vào Việt Nam lên tới 3.000 người.
Chúng ta hoàn toàn có thể bị Mers – Cov xâm nhập bất cứ lúc nào, thế nhưng đa số dân chúng vẫn chủ quan, không để ý, thậm chí chẳng có khái niệm gì về căn bệnh gây suy hô hấp, tỷ lệ tử vong còn cao hơn cả dịch Sars này.
Diễn tập xử lý khi có ca nghi nhiễm tại sân bay. Ảnh: Thanh Huyền.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết: “Sáng nào họp chúng tôi cũng phải cập nhật thông tin về bệnh Mers cho nhân viên, rồi tuyên truyền mỗi ngày trong các buổi sinh hoạt với bệnh nhân. Tôi thấy nhiều phụ huynh chưa biết gì về bệnh Mers, chứng tỏ hiệu quả truyền thông chưa hiệu quả. Phải làm sao để dân biết, dân quan tâm, cảnh giác thì mới phòng, chống dịch được.”
Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM sẽ là nơi tiếp nhận ca nhiễm Mers – Cov. Ảnh: Thanh Huyền.
Theo bác sĩ Khanh, quan trọng nhất trong giai đoạn ngăn không cho Mers – Cov vào Việt Nam là phải tổ chức rà soát thật chặt chẽ từ phía sân bay. Ngành y tế và báo chí cần tuyên truyền để những người đến từ vùng dịch, trong đó có Hàn Quốc chủ động đeo khẩu trang và có ý thức bảo vệ những người xung quanh khi có biểu hiện ho, sốt và khai báo y tế nghiêm chỉnh.
Phòng cách ly áp lực âm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Ảnh: Thanh Huyền.
Video đang HOT
Bên trong phòng áp lực âm. Ảnh: Thanh Huyền.
Không phải chỉ riêng người dân trong nước chưa có khái niệm về bệnh Mers, một số khách du lịch từ nước ngoài trở về Việt Nam cũng thấy xung quanh mình, rất nhiều người chủ quan với căn bệnh này.
Anh Nguyễn Mạnh Hùng, 43 tuổi, ngụ tại quận 7, vừa du lịch Thái Lan về chia sẻ:”Trong lúc ngồi chờ trong phòng cách ly ở sân bay, xung quanh tôi có rất nhiều người Hàn Quốc. Tôi lo lắng vì chưa thấy nhân viên sân bay có động thái nhắc nhở gì tới việc đeo khẩu trang cũng như làm cách nào phòng, tránh bệnh.”
Chị Nguyễn Thị Mỹ, 34 tuổi, làm nghề kinh doanh trên địa bàn quận 5 tỏ vẻ ngơ ngác khi nghe hỏi về bệnh Mers – Cov. Chị Mỹ nói: “Mers là bệnh gì? Tôi có biết gì đâu. Làm ăn túi bụi làm gì có thời gian mà đọc báo…”
Ngành y chạy đua với dịch bệnh nguy hiểm
Người dân thì bình chân như vại, chưa có ý thức phòng, tránh bệnh, trong khi ngành y tế đang “ nóng” như ngồi trên lửa.
Nơi tiếp nhận bệnh nhân Mers – Cov tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Thanh Huyền.
Bộ Y tế liên tiếp chỉ đạo các bệnh viện, kiểm tra công tác phòng, chống Mers – Cov. Các cuộc đi thực tế tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất nhanh chóng được tiến hành.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết sở duy trì 4 máy đo thân nhiệt tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Lực lượng kiểm dịch y tế tại sân bay Tân Sơn Nhất có trên 30 người ứng trực, giám sát các hành khách về từ vùng dịch như Tây phi (Ebola) và các nước Trung Đông hay các nước đã phát hiện ca mắc bệnh MERS-Cov.
Đối với công tác triển khai phòng chống dịch từ hướng bệnh viện, Sở Y tế TP.HCM giao cho Bệnh viện Bệnh nhiệt đới là nơi tiếp nhận, điều trị khi phát hiện ca nhiễm MERS-Cov. Bệnh viện Nhi Đồng 1, và Nhi Đồng 2 cũng sẽ vào cuộc trong trường hợp ca nhiễm MERS-Cov là trẻ em.
Ngoài 3 bệnh viện nêu trên, tất cả các bệnh viện trên địa bàn TP. đều phải chủ động chuẩn bị sẵn một khu vực điều trị cách ly riêng cho bệnh nhân nghi ngờ mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Ngoài các biện pháp đang triển khai nói trên, Sở Y tế còn tổ chức tập huấn để cập nhật thông tin mới nhất về bệnh MERS-Cov cho cán bộ y tế.
Đặc biệt, Sở còn kiện toàn lại lực lượng cơ động phòng chống dịch, tất cả phải trong tư thế sẵn sàng (mỗi quận/huyện có từ 1 – 2 lực lượng cơ động).
Bên cạnh đó, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM được Bộ Y tế giao nhiệm vụ là nơi tiếp nhận, điều trị bệnh nhân MERS-Cov; ngoài ra còn có nhiệm vụ chỉ đạo về chuyên môn, chi viện thuốc men, hỗ trợ các đơn vị y tế tuyến dưới khi cần.
Chỉ trong hai ngày cuối tuần vừa qua Việt Nam đã ghi nhận 3 ca nghi nhiễm Mers – Cov. Rất may cả 3 trường hợp trên đã cho kết quả âm tính, xác định không mắc Mers. Nguy cơ Mesr – Cov xâm nhập Việt Nam rất cao. Người mắc MERS-Cov bệnh cảnh như bệnh viêm đường hô hấp cấp, sốt, ho, tức ngực. Ngoài ra bệnh nhân còn có dấu hiệu đường tiêu hóa như: tiêu chảy, suy tạng, và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Thời gian ủ bệnh là 14 ngày. Hiện chưa có vắc – xin và thuốc điều trị đặc hiệu với bệnh MERS-Cov. Bệnh nhân chủ yếu được điều trị triệu chứng, chăm sóc nâng đỡ thể trạng. Bệnh MERS-Cov có thể diễn tiến nặng ở người già, hay những người suy giảm miễn dịch. Đeo khẩu trang khi tới chỗ đông người, rửa tay bằng xà bông để phòng tránh bệnh. Những người về từ vùng dịch cần tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày, khai báo y tế đầy đủ, nếu có biểu hiện ho, sốt cần liên hệ cơ sở y tế gần nhất để được cách ly, điều trị kịp thời.
Thanh Huyền
Theo_VietNamNet
Nắng nóng, nhiều trẻ bị viêm màng não
Ngày 20/5, ThS - Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, hiện nay khoa mình đang điều trị cho rất nhiều bệnh nhi viêm màng não, viêm não.
"Thường trẻ bị viêm não, viêm màng não đã nằm viện thì tình trạng khá nặng. Chúng tôi đang có tới 40 ca viêm não và viêm màng não. Viêm não khoảng 12 ca. Trong đó, 8 trường hợp nghiêm trọng phải thở máy" - bác sĩ Khanh nói.
Bệnh nhi quá tải, phụ huynh bế con ra gốc cây nằm cho thoáng. Ảnh: Thanh Huyền.
Như vậy, bệnh viêm não, viêm màng não tại khoa Nhiễm - thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 nhiều hơn cùng kỳ năm trước khoảng 25%. Mới bắt đầu vào hè, thời tiết nắng nóng oi bức sẽ còn kéo dài, dự tính số lượng trẻ mắc bệnh có thể gia tăng thêm.
Bác sĩ Khanh lưu ý phụ huynh, trong điều kiện thời tiết oi bức không nên cho trẻ hoạt động quá sức, phải uống đủ nước. Có thể phòng tránh một phần bằng cách cho bé chích ngừa viêm não Nhật Bản.
Khi bị viêm não, viêm màng não bắt buộc phải nhập viện để điều trị chống co giật, hôn mê, dùng kháng sinh theo phác đồ. Thời gian nằm viện của một ca viêm màng não ít nhất 10 ngày.
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Ths - Bác sĩ Trần Thị Thu Loan, Trưởng khoa Hô hấp cho biết, tuy số lượng trẻ nhập viện không tăng nhưng tình trạng bệnh lại rất nặng.
"Cùng thời điểm này, năm trước ca bệnh hô hấp nặng nhập viện chiếm khoảng 10% thì nay lên đến trên 20%. Hiện khoa tôi đang cấp cứu cho 20 bé nguy kịch, chủ yếu là viêm phổi.", bác sĩ Loan chia sẻ.
Những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh hô hấp và trở nặng rất nhanh là trẻ em suy dinh dưỡng, sinh non, hoặc có bệnh lý đi kèm.
Nguyên nhân gây bệnh hô hấp đa phần do vi trùng chứ không phải siêu vi như mọi khi.
Giữa trưa nắng phụ huynh vẫn chen chúc đưa con đi khám tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Ảnh: Thanh Huyền.
Ngoài bệnh hô hấp, viêm màng não, viêm não, các bác sĩ còn cảnh báo nguy cơ trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm vì đồ ăn khó bảo quản, nhanh ôi thiu hơn trong những ngày nắng nóng.
Tại Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Nhi Đồng 1 chật cứng bệnh nhi, hiện tượng nằm ghép vài bé/giường khó tránh khỏi.
Thậm chí, không chịu nổi nóng bức, ngột ngạt, phụ huynh bế con ra gốc cây, trải chiếu nằm dưới nền xi măng cho thoáng.
Hiện trung bình mỗi ngày, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 khám cho từ 6500 - 7000 bệnh nhi.
Thanh Huyền
Theo_VietNamNet
Tâm sự của người cha có 2 con nghi bị mẹ tiêm thuốc độc hạ sát? Theo thông tin bạn đọc cung cấp qua đường dây nóng của báo Đời sống và Pháp luật, chỉ vì mâu thuẫn xung quanh việc chồng đòi ly hôn, người mẹ trẻ đãtiêm thuốc độc vào người hai con khiến hai cháu nhỏ bị nhiễm độc nặng, phải nhập viện cấp cứu, trong đó một bé đã tử vong ngày 3/12. PV đã...