Ngành xây dựng sẽ bùng nổ trong những năm tới
Sự phát triển của nền kinh tế duỳ trì mức tăng trưởng ổn định, dòng vốn đầu tư FDI tiếp tục tăng mạnh trong những năm qua,…đang là yếu tố giúp ngành xây dựng cơ bản tại Việt Nam phát triển mạnh, và được dự báo sẽ còn bùng nổ trong những năm tiếp theo.
Theo số liệu thống kê, cho thấy ngành xây dựng cơ bản đang ghi nhận mức vốn đầu tư tăng trưởng rất mạnh hơn 25% so với cùng kỳ năm ngoái.
Những yếu tố đem lại sự tăng trưởng cho ngành xây dựng hạ tầng ở Việt Nam đó là năm 2019 kinh tế vĩ mô cơ bản tiếp tục ổn định, CPI tiếp tục duy trì ở mức thấp. tổng giá trị FDI tiếp tục tăng mạnh, nhất là thời gian qua cuộc chiến tranh thương mại Mỹ – Trung phần nào cũng có tác động đến dòng vốn FDI dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Sự dịch chuyển các tập đoàn lớn sang Việt Nam, nguồn: VinaCapital (trích báo cáo Savills Việt Nam)
Nhiều lĩnh vực hút dòng vốn đầu tư mạnh như công nghiệp chế biến, chế tạo, kinh doanh bất động sản, điện nước, dịch vụ lưu trú, xây dựng.
Trong 9 tháng đầu năm, tổng giá trị FDI góp vốn mua cổ phần cũng tăng đột biến. Vốn thực hiện FDI ước đạt 11,96 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Vốn mua cổ phần của nhà nhà đầu tư nước ngoài là 9,5 tỷ USD, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2018.
Nguồn: Tổng cục thống kê (15/9/2019)
Video đang HOT
Ngoài ra, Hồng Kong, Hàn Quốc đã vượt qua Nhật Bản, Trung Quốc trở thành những nước có tổng số vốn đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam.
Theo các chuyên gia, Việt Nam đang thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn bao giờ hết nhờ các ưu đãi về thuế, chi phí lương nhân công thấp. Chính phủ Việt nam cũng ưu tiên đầu tư công trong lĩnh vực hạ tầng, các dự án xây dựng cao tốc, đường trên cao, công trình cầu cảnh, nhà máy lọc quá dầu, khu công nghiệp.
Các công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn từ Trung Quốc đang thúc đẩy mạnh mẽ việc dịch chuyển sản sản xuất qua Việt Nam thay vì Trung Quốc. Điều này sẽ giúp đẩy mạnh mảng xây dựng công nghiệp và tạo nhiều thuận lợi cho các nhà thầu trong lĩnh vực này. Lĩnh vực xây dựng hạ tầng cũng đang thu hút sự quan tâm lớn của Chính Phủ và cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Theo thông tin Tổng cục thống kê, trong quý III/2019, có 22,7% doanh nghiệp ngành xây dựng đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn, 40,9% doanh nghiệp nhận định giữ ổn định và 36,4% doanh nghiệp đánh giá khó khăn hơn.
Nguồn: Tổng cục thống kê, 15/9/2019
Trong 9 tháng đầu năm 2019, nhiều doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu lớn đang niêm yết trên sàn chứng khoán như Coteccons (CTD) và Hòa Bình (HBC), Công ty cổ phần FECON (FCN), Công ty cổ phần LICOGI 14 (L14), Công ty CP LICOGI 16 (LCG)… cũng ghi nhận tỷ trọng tăng của mảng xây dựng công nghiệp trong cơ cấu doanh thu. Các công ty này có mức tăng trưởng hoạt động sản xuất kinh doanh tốt và có nhiều tiềm năng phát triển trong giai đoạn 2020 – 2022.
Đặc biệt hơn khi mới đây Bộ Giao thông Vận tải ra quyết định hủy sơ tuyển theo hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế và điều chỉnh hồ sơ mời sơ tuyển phù hợp với hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước, lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 8 dự án PPP thuộc Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Trong bối cảnh Việt Nam gia tăng đầu tư công nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, kết hợp đấu thầu sử dụng các nhà thầu trong nước. Các đơn vị thi công, tư vấn xây dựng hàng đầu Việt nam trên nhiều khả năng sẽ được hưởng lợi trong bối cảnh mới.
Bình An
Theo Nhịp Sống Việt
VC7 đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 64%, hướng đến kinh doanh bất động sản
Năm 2019, VC7 đặt kế hoạch doanh thu 451 tỷ đồng, gấp 3,2 lần so với năm trước, trong đó doanh thu xây lắp chiếm 428 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2019 theo kế hoạch đạt 33 tỷ đồng, tăng 64% so với thực hiện năm trước. Tỷ lệ cổ tức chi trả dự kiến ở mức 12%.
Ngày 8/4/2018 đã diễn ra ĐHCĐ thường niên năm 2019 của Vinaconex 7 (VC7). Điểm lại KQKD năm 2018, VC7 ghi nhận doanh thu 137,4 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 20,1 tỷ đồng, tương ứng hoàn thành 34,3% kế hoạch doanh thu và 53,1% kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Do KQKD không đạt kế hoạch nên VC7 sẽ chỉ chi trả cổ tức năm 2018 với tỷ lệ 9% (bao gồm 5% bằng tiền và 4% bằng cổ phiếu) thay vì kế hoạch 16% như dự tính.
Năm 2019 đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng 64%, hướng đến kinh doanh bất động sản
Năm 2019, VC7 đặt kế hoạch doanh thu 451 tỷ đồng, gấp 3,2 lần so với năm trước, trong đó doanh thu xây lắp chiếm 428 tỷ đồng, phần còn lại đến từ hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại và kinh doanh khác. Lợi nhuận sau thuế năm 2019 theo kế hoạch đạt 33 tỷ đồng, tăng 64% so với thực hiện năm trước. Tỷ lệ cổ tức chi trả dự kiến ở mức 12%.
Để có thể hoàn thành kế hoạch doanh thu năm 2018, VC7 sẽ tập trung nhân lực, vốn để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình như: Trụ sở Agribank Hà nội, công trình 389 Đê La Thành, công trình Phổ Yên Thái Nguyên. Ngoài ra, các công trình dự kiến khai thác trong năm đang được VC7 tiếp cận sẽ góp phần vào doanh thu và lợi nhuận năm 2019.
Hiện công ty đang hoạt động chính trong lĩnh vực xây lắp. Nhưng hoạt động này không thể tạo ra đột biến do biên lợi nhuận thấp. Vì thế, kế hoạch dài hạn VC7 sẽ phát triển thêm lĩnh vực bất động sản để tạo ra biên lợi nhuận cao.
Về công tác đầu tư bất động sản, VC7 đang tìm kiếm thực hiện đầu tư 1-2 dự án mới có quy mô, phù hợp với năng lực và điều kiện tài chính của công ty. Tuy nhiên việc triển khai (nếu có) sẽ chỉ thực hiện trong những năm tiếp theo.
Trước mắt, VC7 đang tìm kiếm một số dự án bất động sản phục vụ công nghiệp tại các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên; một số dự án bất động sản phục vụ nghỉ dưỡng tại Huế, Quảng Bình. Khả năng sẽ có dự án vào cuối năm 2019.
VC7 cũng sẽ tiếp tục tổ chức kinh doanh diện tích các sàn văn phòng dịch vụ tại các tòa nhà công ty đang sở hữu. Dự kiến nếu cho thuê hết diện tích đang sở hữu thì mỗi năm có thể thu về trên 5 tỷ đồng doanh thu.
Với các lĩnh vực hợp tác kinh doanh, thu nhập khác: Đầu năm 2018, VC7 đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty TNHH đầu tư Cam Lâm, số tiền góp vốn là 140 tỷ đồng. Đến cuối năm 2018, hai bên đã chấm dứt hợp tác đầu tư. Theo điều khoản chấm dứt hợp tác đầu tư trong năm 2019, VC7 sẽ thu hồi hết tiền góp vốn. Số tiền này sẽ tập trung đầu tư vào lĩnh vực khác và tạo ra khoản thu nhập khoảng 15 tỷ đồng. Một nguồn tiền nhàn rỗi chưa đến kỳ phải sử dụng sẽ đem gửi tiết kiệm kỳ hạn, dự kiến có nguồn thu khoảng 4,5 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2018, VC7 tiếp tục quyết liệt công tác thu hồi công nợ cũ. Do các công nợ cũ này đã trích lập dự phòng đầy đủ nên nếu thu hồi được phần nào sẽ tăng được lợi nhuận tương ứng phần đó. Theo dự kiến, VC7 sẽ thu hồi được 4,4 tỷ đồng trong năm 2019.
Tại đại hội, VC7 cũng thông qua việc ủy quền cho HĐQT toàn quyền quyết định các giao dịch đầu tư, mua, bán, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh tài sản và các giao dịch kinh tế khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính công ty gần nhất đã được kiểm toán.
Bầu bổ sung 1 thành viên HĐQT
Đại hội thông qua phương án thay đổi số lượng thành viên HĐQT VC7 nhiệm kỳ 2017 - 2021 từ 4 thành viên lên 5 thành viên.
Theo đó, đại hội thông qua đơn từ nhiệm của 2 thành viên HĐQT là ông Đậu Minh Tuấn và ông Lê Hồng Quang. Ba thành viên thay thế, bổ sung trong HĐQT là ông Đinh Tuấn Anh, ông Nguyễn Đức Toàn và bà Nguyễn Thùy Dương.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Khối ngoại vẫn bán ròng, VN-Index gặp khó trước ngưỡng 1.000 điểm FTM sau chuỗi 30 phiên giảm sàn liên tiếp đã được "giải cứu" và tăng kịch trần lên 2.980 đồng/cp. Sau những phút hưng phấn đầu phiên, đà tăng thị trường dần "hạ nhiệt" về cuối phiên sáng khi VN-Index tiệm cận mốc tâm lý 1.000 điểm. Dù vậy, diễn biến thị trường vẫn khá tích cực với nhiều cổ phiếu tăng điểm....