Ngành viễn thông thế giới đang vật lộn để tìm cách thoát suy thoái ra sao?
9 năm trước, khi Telia ra mắt dịch vụ 3G trên đỉnh Everest với một trạm cơ sở ở độ cao 5.200m, công ty này đã khẳng định đây là mạng viễn thông “đỉnh cao nhất thế giới”. Đó cũng là đỉnh cao của ngành viễn thông châu Âu với khát vọng “cắm cờ” khắp hành tinh.
Giờ đây, giấc mơ dẫn đầu của ngành viễn thông nói chung và của châu Âu nói riêng đã lỡ dở. Họ không thể tiếp tục tăng trưởng mạnh với sự phát triển của các ứng dụng OTT, các công ty công nghệ mới, trong khi phải “cõng” trên vai cơ sở hạ tầng đồ sộ đặc thù.
Theo báo cáo viễn thông “Ngành công nghiệp ở ngã tư đường (Industry at a crossroads), tăng trưởng doanh thu toàn cầu của dịch vụ di động những năm 2010 giảm dần từ 4,4% xuống còn 1,8% trong năm 2013. Từ năm 2014 trở lại đây, tăng trưởng ngành này thường xuyên âm hoặc dương không quá 1%.
Chris Gent, cựu Giám đốc điều hành Vodafone, nói rằng ngành viễn thông đã bỏ lỡ cơ hội chinh phục thế giới. Trong khi ông Jose María Álvarez-Pallete, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Telefónica, nói rằng tham vọng của ngành bị ảnh hưởng bởi sự gián đoạn công nghệ của mô hình viễn thông truyền thống. Ông nói với Financial Times: “Nguồn doanh thu của chúng tôi đã cạn kiệt. Công nghệ đang thay đổi mọi thứ”.
Viễn thông là một trong những lĩnh vực hoạt động yếu nhất đối với các nhà đầu tư trong 5 năm qua. Sự thống trị đã chuyển sang một lĩnh vực khác – dẫn đầu bởi Google, Apple và Facebook. Đó là những gã khổng lồ đang sử dụng chính hạ tầng của các hãng viễn thông trên khắp thế giới để thu về phần lợi nhuận kỹ thuật số.
Chris Gent, người từng điều hành Vodafone trong thời kỳ hoàng kim toàn cầu, cho rằng ngành viễn thông khó còn cơ hội chinh phục thế giới. Chính các công ty nền tảng như Facebook và Google mới có sức hấp dẫn toàn cầu đối với người tiêu dùng.
Video đang HOT
“Khách hàng cảm thấy được kết nối với iPhone nhưng không kết nối với một mạng [viễn thông] nào cụ thể”, ông nói. Các OTT như Netflix, Amazon Prime Video và Sky Go đã mọc lên như nấm trên toàn cầu. Nguồn doanh thu cao hơn và hệ thống kiểm soát dữ liệu tốt hơn đã giúp các OTT liên tục tăng trưởng.
Financial Times cho rằng, tương lai của các công ty viễn thông toàn cầu nằm ở cơ sở hạ tầng mạng – các đường ống và dây cáp chạy ngầm – những thứ cần thiết cho việc truyền dữ liệu trên toàn thế giới. Trong kịch bản này, công ty viễn thông là nền móng quan trọng khi những công ty như Google mới là kẻ gặt hái hầu hết giá trị.
Từ năm 2010-2018, các OTT/dịch vụ kỹ thuật số đã tăng trưởng doanh thu gấp 5 lần, trong khi các telcos chỉ tăng 1%. Giá trị vốn thị trường của các công ty kỹ thuật số /OTT tăng 5,4 lần và đã bằng 189% telcos ngày nay.
Sau đó, các nhà điều hành đã theo đuổi nhiều con đường để khôi phục lợi nhuận và tăng trưởng. Họ nỗ lực rộng rãi để thiết lập các nguồn doanh thu mới trong cả B2C và B2B hoặc tái cấu trúc. Một vài cái tên đã thực sự thành công như AT&T, Telefonia, T-Mobile…
Tuy nhiên, kinh doanh dịch vụ kết nối cốt lõi khó có thể tăng trưởng nhanh hơn lạm phát, ngay cả ở các thị trường mới nổi. Chỉ có Indonesia và Canada là ngoại lệ.
Vậy, có con đường nào cho tăng trưởng của Telcos?
Trên mặt trận B2C, lựa chọn nổi bật của các telcos là hướng đến việc phát triển các siêu ứng dụng (super app).
Tại sao các nhà khai thác viễn thông có thể giành chiến thắng? Họ có cơ sở khách hàng lớn, các kênh, dữ liệu khách hàng và thương hiệu mạnh. Đây chính là những yếu tố có thể giúp siêu ứng dụng của họ tăng quy mô thông qua việc thu hút khách hàng nhanh chóng.
Một ví dụ thành công của nhà khai thác xây dựng super app là Turkcell – telco đã kiếm tiền thành công nhờ hệ sinh thái ứng dụng “cây nhà lá vườn”. Nền tảng đăng nhập và nhắn tin của họ đóng vai trò là mỏ neo của hệ sinh thái, gắn kết các dịch vụ với nhau. Nhà mạng này kiếm tiền nhờ cung cấp các gói dịch vụ kỹ thuật số chất lượng cao hơn. Turkcell đạt được 5-10% tăng trưởng doanh thu liên tục trong 3 năm qua, 20% doanh thu đến từ các dịch vụ kỹ thuật số.
Còn với B2B, 5G đang là một thời cơ lớn. Trên toàn cầu, 5G dự kiến là con đường tăng trưởng nhanh nhất cho telco ở các thị trường có quy mô B2B lớn, phần nhiều là các thị trường phát triển – nơi giá trị gia tăng được tạo ra từ 5G là đáng kể.
Doanh thu dịch vụ di động toàn cầu sụt giảm gần 51 tỷ USD
Theo dự báo của Công ty nghiên cứu và phân tích chiến lược toàn cầu Omdia, doanh thu từ các dịch vụ di động toàn cầu năm 2020 dự kiến sẽ giảm gần 51 tỷ USD so với dự báo trước đó do ảnh hưởng từ đại dịch.
Các dịch vụ di động đại diện cho cơ sở hạ tầng quan trọng cho phép mọi người kết nối với nhau trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các dịch vụ này sẽ miễn nhiễm với cú sốc kinh tế mà đại dịch gây ra.
Theo dự báo, doanh thu thị trường dịch vụ truyền thông di động trên toàn thế giới sẽ đạt tổng cộng 749,7 tỷ USD trong năm nay, giảm gần 51 tỷ USD so với dự đoán trước đó là 800,3 tỷ USD. Năm 2019, doanh thu toàn thế giới trong lĩnh vực này đạt 781,5 tỷ USD. Như vậy, doanh thu hàng năm sẽ giảm 4,1% trong năm nay, với mức giảm lên tới 31,8 tỷ USD.
Doanh thu dịch vụ di động toàn cầu sụt giảm gần 51 tỷ USD
Mike Roberts, Giám đốc nghiên cứu của Omdia cho biết: "Các công ty điện thoại di động trên toàn thế giới đang gặp phải tình trạng sử dụng đột biến khi nhiều quốc gia khuyến khích hoặc thực thi các quy tắc giãn cách xã hội và làm việc tại nhà để làm chậm sự lây lan của đại dịch. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến này không đủ để khắc phục tác động của đại dịch đối với hành vi của người tiêu dùng. Các quy tắc này đang có tác động mạnh mẽ đến các khu vực khác nhau trên thế giới như tạm dừng đăng ký và nâng cấp mới ở Hoa Kỳ, trong khi doanh thu bị cắt giảm đối với các nhà khai thác ở Châu Âu".
Sự thu hút người dùng đối với các dịch vụ 5G sẽ diễn ra chậm hơn so với dự báo trước đây, do tình hình kinh tế cũng như khả năng trì hoãn triển khai mạng 5G và sự sẵn có của các thiết bị 5G.
Ở châu Mỹ, doanh thu dịch vụ di động được dự báo giảm 3,7% xuống còn 237 tỷ USD trong năm 2020. Phần lớn khoản doanh thu giảm này sẽ đến từ Hoa Kỳ khi cả số thuê bao tăng thêm và nâng cấp lên các gói dữ liệu cao hơn đều bị chậm lại hoặc dừng hoàn toàn.
Châu Âu sẽ chịu tác động lớn nhất của cuộc khủng hoảng, với doanh thu dịch vụ di động giảm 9,1% xuống còn 131 tỷ USD, giảm 9,3% so với dự báo trước đó của Omdia. Sự suy giảm này sẽ được thúc đẩy bởi việc giảm đáng kể doanh thu trả trước trên thiết bị di động và giảm đáng kể doanh thu chuyển vùng trong nước.
Ví dụ đối với nhà mạng Vodafone của Anh cho biết, lưu lượng truy cập Internet di động đã tăng 30% và lưu lượng thoại di động tăng 42% do cuộc khủng hoảng từ đại dịch. Đồng thời, các nhà cung cấp dịch vụ di động đang chứng kiến việc kinh doanh mới bị đình trệ khi các cửa hàng bán lẻ đóng cửa và người tiêu dùng ngừng mua điện thoại mới khi mất việc làm. Một ví dụ khác về xu hướng phổ biến này là nhà mạng AT&T của Hoa Kỳ, nhà mạng này đang đóng cửa 40% các cửa hàng bán lẻ tại Hoa Kỳ.
Khu vực Trung Đông và Châu Phi sẽ chứng kiến sự sụt giảm 3,9% doanh thu dịch vụ di động, xuống còn 84 tỷ USD, thể hiện mức giảm 8,4% so với dự báo trước đó của Omdia. Các yếu tố chính cho sự suy giảm bao gồm tác động của giá dầu thấp đối với các nền kinh tế vùng Vịnh và sự mong manh của các nền kinh tế và hệ thống chăm sóc sức khỏe ở các vùng của Châu Phi.
Mặc dù tác động của dịch bệnh trên thị trường di động là rất đáng kể ở mọi khu vực, nhưng nó lại khá mờ nhạt so với tác động của cuộc khủng hoảng đối với các lĩnh vực như du lịch, khách sạn và bán lẻ, các lĩnh vực này đã phải ngừng hoạt động một phần hoặc ngừng hoàn toàn. Theo báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới mới nhất được phát hành vào đầu tháng này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế kỳ vọng nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm 3% trong năm 2020.
"Sự suy giảm nghiêm trọng của nền kinh tế thế giới sẽ tác động rõ ràng đến mọi phân khúc của nền kinh tế, bao gồm cả điện thoại di động, nhưng nó sẽ tồn tại bao lâu ở mỗi quốc gia và khu vực hầu như không thể dự đoán được. Một điểm sáng đó là Trung Quốc, quốc gia đầu tiên bị đại dịch tấn công, đã có những dấu hiệu cho thấy thị trường di động và nền kinh tế đang bắt đầu hồi phục trở lại", ông Mike Roberts nói.
Huawei cần 300 năm để vượt Android, iOS Thừa nhận không thể cạnh tranh, Huawei nói rằng hệ điều hành của mình cần đến 300 năm nếu muốn vượt qua 2 nền tảng của Google và Apple. Từ khi bị Bộ Thương mại Mỹ liệt vào danh sách đen tháng 5/2019, Huawei đã cố gắng phát triển, sử dụng các linh kiện không phải của Mỹ. Ngay sau đó, Google đã...