Ngành thuế phải trả lại tiền mặt nộp thuế thừa mới ‘fair play’
Nhiều ý kiến cho rằng quy định doanh nghiệp nộp thuế thừa nhưng chỉ được bù trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp vào các năm kế tiếp là chưa thật sòng phẳng “fair play” với doanh nghiệp.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính xem xét lại những quy định bất cập tại Nghị định 126/2020 và Nghị định 132/2020.
Cần hoàn trả tiền mặt cho doanh nghiệp
HoREA chỉ ra bất cập về hoàn thuế đối với đối với thuế thu nhập mà doanh nghiệp có giao dịch liên kết đã nộp thừa năm 2017-2018.
Theo Nghị định 132/2020 quy định “Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp đã nộp ngân sách nhà nước của năm 2017, năm 2018 lớn hơn số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp đã xác định lại thì phần chênh lệch được bù trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2020 đến hết năm 2024. Kết thúc thời hạn trên, không xử lý số thuế còn lại chưa bù trừ hết”.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, do không quy định doanh nghiệp được hoàn thuế bằng tiền mặt, mà chỉ được bù trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2020 đến hết năm 2024, nên chưa thật sòng phẳng “fair play” với doanh nghiệp.
Video đang HOT
“Vì số tiền nộp thừa này là tiền của doanh nghiệp và phát sinh các bất cập. Thứ nhất những doanh nghiệp nếu bị lỗ trong năm 2020-2024, thì coi như không được nhận lại tiền hoàn thuế. Thứ hai, đến hết năm 2024 mà vẫn chưa được hoàn thuế hết số tiền thuế được hoàn trả, thì doanh nghiệp cũng sẽ không được nhận số tiền hoàn thuế còn lại”, ông Châu phân tích.
Số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thừa cần hoàn trả lại cho doanh nghiệp bằng tiền mặt.
Để giải quyết bất cập trên, HoREA đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo bổ sung thêm quy định trường hợp doanh nghiệp đến hết năm 2024 chưa nhận được tiền hoàn thuế hoặc còn một phần tiền hoàn thuế, thì sẽ được hoàn trả lại cho doanh nghiệp bằng tiền mặt.
Không xử phạt doanh nghiệp báo cáo đầy đủ
Nghị định 126 quy định chậm nhất đến ngày 31-10 thì doanh nghiệp phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 3 và số tạm nộp thuế 3 quý đầu năm, không được thấp hơn 75% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm.
Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 3 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 3 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước.
Theo HoREA, quy định này rất bất cập đối với các doanh nghiệp bất động sản và các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ, thường có doanh thu phát sinh đột biến trong quý 4 của năm, mà không thể tiên lượng trước trong kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm. Bởi lẽ, chỉ cần phát sinh một vài thương vụ ngoài kế hoạch, thì doanh nghiệp có thể vi phạm quy định trên đây do doanh thu và lợi nhuận tăng đột biến.
Quy định tạm nộp thuế tại Nghị định 126 rất bất cập đối với các doanh nghiệp bất động sản thường có doanh thu phát sinh đột biến trong quý 4 và không thể tiên lượng trước trong kế hoạch doanh thu và lợi nhuận cả năm.
Vì vậy, Hiệp hội kiến nghị Bộ Tài chính và Tổng Cục Thuế cần quan tâm xem xét khi hướng dẫn thi hành Nghị định 126/2020, có phân biệt trường hợp cố ý khai thấp doanh thu và lợi nhuận để chiếm dụng tiền thuế hoặc trường hợp ngay tình, không cố ý khai thấp doanh thu và lợi nhuận, đối với các khoản doanh thu, lợi nhuận đột xuất.
“Theo đó, không xử phạt đối với trường hợp doanh nghiệp đã nộp báo cáo kế hoạch doanh thu và lợi nhuận quý 4, kèm theo danh mục các dự án, hoặc hoạt động kinh doanh, mà có phát sinh doanh thu và lợi nhuận ngoài kế hoạch đã kê khai đăng ký với ngành thuế”, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA góp ý.
Chống thất thu thuế tại TP. Hồ Chí Minh: Áp lực lớn, quyết tâm cao
Tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh trong 10 tháng năm 2020 đạt 2.969 tỷ đồng. Như vậy, nếu căn cứ theo kế hoạch ước tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 4.500 tỷ đồng, thì trong hai tháng cuối năm ước thu thêm 1.531 tỷ đồng.
Nhiều giải pháp đang được đơn vị triển khai quyết liệt trên địa bàn để đạt được mục tiêu trên.
Tập trung vào các doanh nghiệp có rủi ro cao
Báo cáo mới nhất của Tổng cục Thuế cho thấy, trong 10 tháng năm 2020, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện 15.277 cuộc thanh tra, kiểm tra, đạt 63,31% kế hoạch năm 2020 và giảm 8% so với cùng kỳ năm 2019. Song song đó Cục thuế thành phố kiểm tra được 41.205 hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế. Số thu ngân sách nhà nước (NSNN) bình quân qua thanh tra đạt gần 1,3 tỷ đồng/cuộc, cao hơn số thu bình quân toàn ngành (813 triệu đồng/cuộc)... Về hoạt động kiểm tra, số thu NSNN bình quân qua mỗi cuộc kiểm tra doanh nghiệp (DN) là 120 triệu đồng/cuộc, cũng cao hơn số thu bình quân toàn ngành (92 triệu đồng/cuộc)...
Tính chung 10 tháng đầu năm, tổng số thuế tăng thu qua công tác thanh tra, kiểm tra của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh là 2.969 tỷ đồng. Như vậy, để hoàn thành 100% kế hoạch tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là 4.500 tỷ đồng, trong hai tháng còn lại của năm, đơn vị ước phải thu thêm 1.531 tỷ đồng.
Chia sẻ về hoạt động chống thất thu NSNN trên địa bàn, ông Lê Duy Minh - Cục trưởng Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cho biết, từ nay đến cuối năm, đơn vị tăng cường kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế và không tổ chức kiểm tra định kỳ tại trụ sở người nộp thuế (NNT) đối với các DN không có dấu hiệu vi phạm, nhằm tạo điều kiện cho DN tập trung giải quyết khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Các giải pháp triển khai cụ thể gồm: giao chỉ tiêu cho từng đoàn thanh tra, kiểm tra; điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo hướng tập trung làm trước các DN có rủi ro cao về thuế, xử lý thu hồi nợ thuế, các DN có đột biến về doanh thu, lợi nhuận ít chịu ảnh hưởng của dịch bệnh...; đồng thời thông báo cho DN biết trước để không làm ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của DN.
"Bên cạnh đó là một loạt hoạt động nghiệp vụ như: rà soát, đối chiếu doanh thu theo tờ khai phát sinh, nắm bắt kết quả kinh doanh của các DN, tập đoàn, tổng công ty, các ngân hàng thương mại để đôn đốc tạm nộp thuế thu nhập DN (TNDN) năm 2020 sát thực tế phát sinh trước; đôn đốc nộp kịp thời các khoản thu từ cổ tức, lợi nhuận còn lại, những khoản thu thuộc ngân sách trung ương như phí, lệ phí, đất đai, các DN được gia hạn theo Nghị định 41/2020/NĐ-CP để dự báo và thu nộp kịp thời vào NSNN theo quy định..." - ông Lê Duy Minh nói.
Bổ sung, lực lượng thanh tra, kiểm tra
Làm việc với Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, ông Cao Anh Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho rằng, để tăng thu hơn 1.500 tỷ đồng qua công tác thanh tra, kiểm tra trong các tháng cuối năm, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cần quyết tâm rất cao, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động chống thất thu; chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong công tác thanh tra, kiểm tra. Đơn vị cũng cần bổ sung đầy đủ lực lượng để có thể tăng cường tiến hành các chuyên đề chuyên sâu đối với các DN thuộc các ngành, lĩnh vực có tiềm ẩn rủi ro về trốn thuế, gian lận thuế cao, giao dịch liên kết, chuyển giá, chuyển nhượng, ngăn chặn các hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp nhằm trốn thuế...
Ngoài ra, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh cần tiếp tục triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra không thuộc các trường hợp điều chỉnh giảm; tăng cường công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế theo Quy trình kiểm tra thuế sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 1215/QĐ-TCT ngày 3/9/2020 để khai thác tăng thu NSNN, góp phần bù đắp số hụt thu do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19...
TCty Xây dựng số 1 nợ Nhà nước hàng trăm tỷ đồng Bộ Tài chính vừa có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng đôn đốc TCty Xây dựng số 1-CTCP (CC1) khẩn trương nộp về Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp (Quỹ HT) và nộp vào ngân sách Nhà nước hơn 225 tỷ mà DN này đang còn nợ đọng. TCty Xây dựng số 1 vẫn nợ Nhà nước hàng...