Ngành Thuế Nghệ An hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ triển khai hóa đơn điện tử
Đến hết ngày 30/6/2022, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có gần 13.000 tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đang hoạt động, có sử dụng hóa đơn đăng ký và chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử, hoàn thành 100% kế hoạch đề ra.
Ngày 13/6/2019, Quốc hội khoá XIV đã thông qua Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2020. Để triển khai Luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ, với điểm mới quan trọng nhất là quy định về việc chuyển đổi để áp dụng hóa đơn điện tử kể từ ngày 01/7/2022.
Triển khai áp dụng hoá đơn điện tử cho doanh nghiệp. Ảnh: Văn Trường
Với thời gian triển khai gấp rút theo lộ trình do Tổng cục Thuế đề ra: đến hết ngày 10/5/2022 phải hoàn thành tối thiểu 50%, đến hết ngày 31/5/2022 phải hoàn thành 90% và đến hết ngày 30/6/2022 phải hoàn thành 100% số lượng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đang sử dụng hóa đơn chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử, ngành Thuế Nghệ An đã xác định công tác triển khai hóa đơn điện tử là trọng tâm của toàn ngành trong năm 2022 và có ý nghĩa chính trị cấp thiết, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở địa phương.
Video đang HOT
Cục Thuế đã đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An thành lập Ban chỉ đạo kế hoạch triển khai hóa đơn điện tử, đồng thời tham mưu ban hành Kế hoạch chi tiết, cụ thể về việc triển khai hóa đơn điện tử trên địa bàn tỉnh. Ngành Thuế cũng đã tranh thủ sự quan tâm, phối hợp của các cơ quan thông tấn báo chí trong công tác tuyên truyền, vận động người nộp thuế đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
Hoá đơn điện tử.
Ngành Thuế Nghệ An đã tiến hành phân nhóm đối tượng người nộp thuế, xây dựng lộ trình triển khai theo từng nhóm đối tượng, ban hành một số văn bản liên quan đến chính sách hóa đơn điện tử nhằm tuyên truyền, tập huấn, phổ biến chính sách cũng như các lợi ích, ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chuyển đổi phương thức quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử và giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, cho xã hội.
Cơ quan Thuế cũng đã thành lập Trung tâm điều hành triển khai hóa đơn điện tử và phối hợp với các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử trên địa bàn tỉnh nhằm tiếp cận và hỗ trợ người nộp thuế kịp thời trong quá trình chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử.
Đến hết ngày 30/6/2022, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã có gần 13.000 tổ chức, doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh đang hoạt động, có sử dụng hóa đơn đăng ký và chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC (tương đương đạt mức tỷ lệ 100% kế hoạch được giao).
Ngày 27/6/2022, Cục Thuế tỉnh Nghệ An (thuộc 24 Cục Thuế tỉnh, thành phố) đã được Tổng cục Thuế khen thưởng thành tích đột xuất, xuất sắc trong việc triển khai hóa đơn điện tử giai đoạn 2.
Có được kết quả như trên là nhờ vào sự quan tâm chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Tổng cục Thuế, Ủy ban nhân dân tỉnh cùng tinh thần quyết tâm cao độ của toàn ngành Thuế Nghệ An, sự phối hợp ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí và sự ủng hộ, đồng hành của cộng đồng người nộp thuế trong suốt thời gian qua.
Bằng nhiều biện pháp thống nhất, đồng bộ, ngành Thuế Nghệ An đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ triển khai hóa đơn điện tử trên địa bàn tỉnh, đảm bảo đúng tiến độ, lộ trình đề ra, góp phần đẩy mạnh tiến trình chuyển đổi số, hiện đại hóa, đơn giản hóa thủ tục hành chính của ngành Thuế nói riêng và ngành Tài chính nói chung, hướng tới hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách.
Bộ Tài chính hướng dẫn triển khai hóa đơn điện tử
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 78/2021/TT-BTC về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
Thông tư quy định một số nội dung về hóa đơn điện tử gồm ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử; mẫu hiển thị các loại hóa đơn điện tử; ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử, ký hiệu hóa đơn điện tử; chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế; áp dụng hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp khác.
Đồng thời, thông tư cũng quy định hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế; tiêu chí lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ về hóa đơn điện tử để ký hợp đồng cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế và dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn và các dịch vụ khác có liên quan.
Theo Thông tư nội dung về hóa đơn giấy gồm tên loại hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn do Cục Thuế đặt in; việc sử dụng biên lai thu thuế, phí, lệ phí của cơ quan thuế đối với cá nhân; và hướng dẫn xử lý chuyển tiếp.
Để triển khai hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố cần tập trung rà soát, phân loại người nộp thuế gồm doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn là đối tượng sử dụng các loại hoá đơn điện tử theo quy định. Cục Thuế các tỉnh, thành phố thông báo đến từng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh về kế hoạch triển khai áp dụng hoá đơn điện tử. Các đơn vị cũng sẵn sàng chuẩn bị điều kiện về cơ sở hạ tầng, giải pháp công nghệ thông tin để thực hiện lập, chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế, gửi hóa đơn điện tử cho người mua và các nội dung khác về quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử.
Cục Thuế các tỉnh, thành phố tổ chức tập huấn cho người nộp thuế và cán bộ thuế các quy định về hóa đơn điện tử tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC và tổ chức thực hiện hóa đơn điện tử có kết quả.
Thông tư số 78/2021/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2022, tuy nhiên thông tư nêu rõ khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử theo hướng dẫn tại thông tư này và của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP trước ngày 1/7/2022.
Hóa đơn điện tử cũng được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh kể từ ngày 1/7/2022. Riêng trường hợp không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử để sử dụng hóa đơn điện tử và để truyền dữ liệu điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì sử dụng hóa đơn giấy của cơ quan thuế trong thời gian tối đa 12 tháng, đồng thời cơ quan thuế có giải pháp chuyển đổi dần sang áp dụng hóa đơn điện tử.
Lối thoát nào cho Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình? Nợ thuế lên đến hàng trăm tỉ đồng và con số này vẫn tiếp tục tăng, bị cưỡng chế hóa đơn bởi Cục Thuế - thật không thể hình dung nổi có ngày Khu liên hợp thể thao quốc gia lại lâm vào tình cảnh này. Vì nợ xấu nên bị tính thuế "phụ trội" 8%/tháng Các cơ quan chức năng hiện vẫn...