Ngành thép vẫn lo!
Các doanh nghiệp thép cũng như Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đang lo ngại nguy cơ “hoành hành” trở lại của thép Trung Quốc nhập khẩu.
Các doanh nghiệp thép trong nước đang thận trọng với kế hoạch sản xuất những tháng cuối năm
Theo thống kê của Tổng cục Hải, 7 tháng đầu năm, trong tổng số hơn 11 triệu tấn thép nhập khẩu vào Việt Nam, với tổng giá trị kim ngạch ước đạt hơn 4,5 tỷ USD, thì riêng lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc là hơn 6,5 triệu tấn, kim ngạch 2,5 tỷ USD, chiếm 60% về lượng và hơn 55% về giá trị toàn thị trường thép nhập khẩu.
Đối với thép thành phẩm và bán thành phẩm, theo số liệu thống kê của VSA, lượng thép nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam trong 6 tháng đầu năm là hơn 5,63 triệu tấn, chiếm 58,3% tổng lượng thép nhập khẩu. Con số này cho thấy xu hướng nhập khẩu thép từ Trung Quốc không giảm sau khi Việt Nam áp thuế tự vệ (tạm thời) đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu theo quyết định của Bộ Công thương, với mức thuế 23,3% đối với phôi thép và 14,2% đối với thép dài, áp dụng từ ngày 22/3 đến ngày 1/8/2016.
Ngày 18/7, Bộ Công thương ban hành quyết định về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức đối với phôi thép và thép dài, có hiệu lực từ ngày 2/8. Theo đó, mức thuế tự vệ đối với phôi thép được giữ nguyên ở mức 23,3%, mức thuế đối với thép dài tăng nhẹ từ 14,2% lên 15,4%, nhưng các mức thuế sẽ giảm dần xuống còn 0% vào ngày 22/3/2020.
Đáng lưu ý, theo số liệu thống kê của VSA, so với sản lượng thép toàn ngành trong 7 tháng năm 2016 đạt 9,9 triệu tấn, thép nhập khẩu từ Trung Quốc bằng 65,6% sản lượng các nhà máy thép trong nước. Số liệu này chưa tính đến một lượng đáng kể sắt thép nhập lậu.
Diễn biến trên khiến các doanh nghiệp thép cũng như VSA lo ngại nguy cơ “hoành hành” trở lại của thép Trung Quốc nhập khẩu.
Video đang HOT
Không chỉ tại thị trường Việt Nam, mà trên thị trường thép thế giới, cơn lốc thép giá rẻ Trung Quốc chưa có dấu hiệu suy giảm. Theo VSA, xuất khẩu thép của Trung Quốc đang cao ở mức kỷ lục do tình trạng dư thừa sản xuất trong nước. Trong khi đó, Chính phủ nước này tiếp tục thực hiện chính sách trợ giá xuất khẩu, khiến thị trường thép thế giới dư thừa nguồn cung, với hàng trăm triệu tấn thép tồn đọng đang phải giảm giá bán.
VSA đánh giá, dù xuất khẩu của thép Việt Nam trong 7 tháng đầu năm tương đối khả quan, song trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt tình trạng dư thừa nguồn cung của thị trường thép thế giới, thì trong các tháng còn lại của năm 2016, khả năng suy giảm xuất khẩu là rất lớn, tác động trực tiếp tới tình hình sản xuất của các doanh nghiệp thép.
Ông Nguyễn Đình Phúc, Tổng giám đốc Công ty Thép Miền Nam cho rằng, hai quý cuối năm sẽ có nhiều khó khăn đối với ngành thép Việt Nam vì cung lớn hơn cầu, đặc biệt ngành thép Trung Quốc đang dư thừa với số lượng lớn. Chính phủ Trung Quốc đã có động thái điều tiết sản xuất, giá bán không thấp hơn giá thành sản xuất, nhưng với chính sách giá rẻ từ thị trường này thì thị trường thép Việt Nam vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.
Trước thực tế này, doanh nghiệp thép lại xin bảo hộ.
“Việt Nam chung đường biên giới với Trung Quốc nên làn sóng thép nhập khẩu từ nước này càng mạnh. Sản lượng sản xuất thép và lượng thép dư thừa của Trung Quốc đang ở mức cao là thách thức đối với các doanh nghiệp sản xuất thép nói riêng, ngành thép Việt Nam nói chung. Vì vậy, Nhà nước cần có các chính sách để bảo vệ những mặt hàng trong nước sản xuất được để bảo vệ ngành và việc làm cũng như thu nhập của người lao động. Hiện nay, các nước lớn như Mỹ, châu Âu cũng phải áp dụng hàng rào thuế quan, chính sách phòng vệ thương mại để bảo vệ ngành thép trong nước, Việt Nam cũng nên có các giải pháp tương tự”, ông Phúc nói.
Đại diện Công ty TNHH MTV Thép Hòa Phát thuộc Tập đoàn Hòa Phát chia sẻ, Công ty sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình thị trường để có kế hoạch sản xuất phù hợp trong 2 quý cuối năm. Hiện ngành thép đối mặt với nhiều khó khăn, trong khi giá nguyên liệu sản xuất thép đầu vào đang có dấu hiệu tăng, nhiều khả năng giá thép trong thời gian tới sẽ phải điều chỉnh.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Áp thuế tự vệ tạm thời với phôi thép và thép dài: Doanh nghiệp chia hai chiến tuyến
Các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu thép trong nước tham gia phiên tham vấn công khai vụ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với một số mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu đã bày tỏ 2 luồng ý kiến trái chiều liên quan đến biện pháp áp thuế tự vệ tạm thời.
Thuế tự vệ là cần thiết
Ngày 7/3/2016, Bộ Công thương ban hành quyết định áp thuế tự vệ tạm thời đối với sản phẩm phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam. Theo đó, phôi thép và thép dài nhập khẩu từ nhiều nước và vùng lãnh thổ vào Việt Nam sẽ chịu thuế tự vệ lần lượt là 23,3% và 14,2%.
Là một trong 4doanh nghiệpnguyên đơn trong vụ việc này, Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO), với tư cách là nguyên đơn khẳng định, quyết định áp thuế tự vệ tạm thời là hoàn toàn phù hợp với pháp luật Việt Nam và Hiệp định tự vệ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), giúp cho ngành thép bớt khó.
Ông Phạm Hồng Quân, Phó tổng giám đốc TISCO cho rằng, phôi thép giá rẻ là nguyên nhân gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thép Việt Nam. Phôi thép nhập khẩu liên tục giảm từ 400 USD đầu năm 2015, xuống hơn 200 USD vào tháng 12/2015, thấp hơn gần một nửa so với giá thành phôi thép sản xuất trong nước và thậm chí thấp hơn so với chi phí sản xuất tại chính nước xuất khẩu.
"Với giá thấp như vậy, các doanh nghiệp sản xuất phôi thép trong nước không thể cạnh tranh được, dẫn đến một số nhà máy sản xuất phôi thép Việt Nam sản xuất cầm chừng, thậm chí đóng cửa. Thêm nữa, không được bảo vệ, nếu ngành sản xuất thép không tồn tại, phụ thuộc nhập khẩu, lao động mất việc, ảnh hưởng đến các ngành như xây dựng,bất động sản... Đây chính là lý do mà chính phủ nhiều nước đều hành động mạnh mẽ để bảo vệ ngành thép trong nước", ông Quân nói.
Công ty cổ phần Thép Hòa Phát, doanh nghiệp ủng hộ áp thuế tự vệ cũng bày tỏ quan điểm khá mạnh mẽ về vụ việc này. Ông Mai Văn Hà, Tổng giám đốc Thép Hòa Phát cho rằng, áp dụng tự vệ với thép dài và phôi thép dù hơi muộn nhưng là cần thiết, hợp lý, phù hợp với các cam kết quốc tế và bảo vệ được ngành sản xuất trong nước. "Nếu không sử dụng biện pháp phòng vệ thương mại, sẽ đẩy ngành thép sụp đổ", ông Hà nói.
Đại diện cho phía nguyên đơn, cùng 6 doanh nghiệp nhập khẩu ủng hộ áp thuế tự vệ, bà Đinh Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Công ty Tư vấn luật IDVN đề xuất, Cục Quản lý cạnh tranh nên nâng mức thuế tự vệ, do mức thuế hiện tại là hơi thấp.
Đề xuất cơ chế hạn ngạch
Kiên định phản đối việc áp thuế tự vệ, ông Hoshino Yoichi, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thép Kyoei Việt Nam (KSVC) cho rằng, nhu cầu về phôi thép của Công ty ông khá lớn, trong khi các doanh nghiệp nội địa chưa đáp ứng được, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu phôi thép của Công ty tăng cao.
Áp thuế tự vệ tạm thời sẽ không công bằng với doanh nghiệp sử dụng phôi thép trong sản xuất như Kyoei Việt Nam, dẫn đến ngườitiêu dùngphải gánh chịu mức thuế tăng thêm này.
"Chúng tôi đề xuất sử dụng hệ thống quota (hạn ngach) nhập khẩu cho các doanh nghiệp, thay vì áp thuế", ông Hoshino Yoichi nói.
Với quan điểm ủng hộ sử dụng các biện pháp bảo hộ cho ngành thép trước lượng thép nhập khẩu giá rẻ ồ ạt, nhưng Công ty cổ phần Kim Tín, chuyên sản xuất vật liệu hàn dùng cho các ngành xây dựng, kết cấu và đóng tàu cho rằng, các sản phẩm bị áp thuế tự vệ với các mã HS quá rộng, gây khó khăn và ảnh hưởng nặng nề cho Công ty trong việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất.
Công ty Kim Tín cũng đề xuất, không áp thuế với thép dài, bởi Công ty thường xuyên phải nhập khẩu để sản xuất que hàn và mong muốn Bộ Công thương xem xét chấp thuận, đồng thời căn cứ nhu cầu sử dụng thép của DN để cấp hạn ngạch nhập khẩu.
Đại diện cho ngành thép, ông Nguyễn Văn Sưa, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho hay, ngành thép hiện có 27 nhà máy sản xuất phôi thép, với năng lực 11 triệu tấn và 38 nhà máy sản xuất thép xây dựng, khoảng 12 triệu tấn. Thép sản xuất trong nước đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, tương ứng thép xây dựng mác cao của thế giới. Trong khi đó, quý I/2016, phôi thép nhập khẩu, nhất là từ Trung Quốc hiện đang bán thấp dưới giá thành sản xuất.
"Áp thuế tự vệ là cần thiết để bảo vệ ngành thép trong nước, nhưng đó chỉ là biện pháp tạm thời, vấn đề cốt lõi là DN phải nâng cao khả năng cạnh tranh và hoạt động hiệu quả", ông Sưa nhấn mạnh.
Phát biểu tại phiên tham vấn, ông Nguyễn Phương Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết, phiên tham vấn công khai này nằm trong quy định của luật pháp hiện hành phòng vệ thương mại, cũng như quy định của WTO. Những ý kiến này hết sức quan trọng để Cục đưa vào trong Báo cáo kết luận cuối cùng của vụ việc.
Theo_NDH
Cổ phiếu thép tăng mạnh, đừng vội mừng! Dù hồi phục khá mạnh trong thời gian gần đây, tuy nhiên triển vọng ngành thép cũng như cổ phiếu thép trong trung hạn vẫn bị đặt dấu hỏi lớn. Trong những năm gần đây, giá quặng sắt liên tục sụt giảm cùng việc nhập khẩu thép ồ ạt vào Việt Nam đã kéo theo giá thép giảm mạnh, ảnh hưởng lớn tới...