Ngành thép năm 2019: Bóng đen quá khứ có trở lại?
Bóng mây ảm đạm của ngành thép giai đoạn 2014 – 2015 dường như đang quay trở lại khi giá thép tại nhiều thị trường, đặc biệt là Trung Quốc rơi mạnh.
Nhìn lại tình hình sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp thép hàng đầu Việt Nam, nhà đầu tư càng có thêm lý do để lo ngại về triển vọng không lấy làm lạc quan năm 2019.
Năm 2018 đã chứng kiến “quả đắng” của các cổ đông đầu tư vào cổ phiếu của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen ( HSG) khi chốt phiên cuối năm qua, thị giá cổ phiếu HSG đã giảm tới 74% so với hồi đầu năm. Từ cuối tháng 10/2018, giá HSG đã giảm xuống dưới mệnh giá, hiện giao dịch quanh ngưỡng 6.000 đồng/cổ phiếu.
Thậm chí, trong quý cuối niên độ, HSG bất ngờ lỗ ròng hơn 101 tỷ đồng. Niên độ tài chính 2017 – 2018, Tập đoàn chỉ đạt 410,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm tới 70% so với niên độ trước đó. Điều này diễn ra trong bối cảnh doanh thu của doanh nghiệp vẫn tăng trưởng 31%, nhưng giá vốn hàng bán lại tăng tới 40%.
Cùng với đó, chi phí tài chính của HSG tăng mạnh, nhất là chi phí lãi vay tăng 68%, chiếm 811,6 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi ngày HSG mất hơn 2,2 tỷ đồng tiền lãi vay.
Trước tình hình này, Hoa Sen buộc phải tái cấu trúc hệ thống phân phối, thoái vốn khỏi các dự án đầu tư trái ngành và chuyển nhượng một số bất động sản. Niên độ 2018 – 2019, HSG tiếp tục đánh giá thị trường không có nhiều tích cực khi xây dựng kế hoạch sản xuất – kinh doanh dựa trên cơ sở mức giá nguyên liệu thép cán nóng (HRC) là 470 USD/tấn.
Nếu giá HRC tiếp tục giảm, HSG thậm chí sẽ thua lỗ. Kế hoạch niên độ này được Tập đoàn trình cổ đông là 31.500 tỷ đồng doanh thu, giảm 8% so với niên độ trước và mục tiêu 500 tỷ lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận ngành thép. (Tổng hợp dựa trên các doanh nghiệp: HPG, POM, HSG, TIS, NKG, VGS, VIS, SMC, TLH, DTL, DNY – Nguồn: FPTS tổng hợp(
Tương tự, một doanh nghiệp lớn mạnh về mảng tôn là Thép Nam Kim (NKG) cũng ghi nhận lợi nhuận giảm sốc, khi lợi nhuận ròng quý III/2018 chưa đến 1 tỷ đồng. Hiện cổ phiếu NKG của Thép Nam Kim giao dịch quanh mức 7.000 đồng/cổ phiếu, giảm tới 83% so với đầu năm 2018.
Dự kiến các doanh nghiệp tôn mạ như HSG, NKG sẽ còn rất vất vả trong năm 2019 khi thị trường tôn mạ đang cạnh tranh khốc liệt, các kênh xuất khẩu cũng khó khăn hơn do các biện pháp áp thuế chống bán phá giá.
Cùng chung đà lao dốc là giá cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát, khi hiện chỉ giao dịch quanh khoảng 29.000 – 30.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, dù có giảm trong mức giảm chung của toàn thị trường, HPG cũng đã hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm.
Video đang HOT
Ông Trần Đình Long – Chủ tịch HĐQT Hòa Phát cho biết, khi Khu liên hợp Gang thép Dung Quất đi vào hoạt động, HPG đặt kế hoạch sản lượng 2019 đạt khoảng 3,5 – 4 triệu tấn, tăng khoảng 33% so với thực hiện năm 2018, nhưng đây cũng là “một kế hoạch đầy thách thức”.
Trong vài năm qua, HPG được nhiều nhà đầu tư cá nhân và các quỹ đầu tư ưa thích mặc dù kết quả ngành có nhiều suy giảm. Tới nay, đây vẫn là cổ phiếu nhận được nhiều khuyến nghị tích cực nhất so với các doanh nghiệp cùng ngành. Tuy nhiên, nhà đầu tư có dấu hiệu lo lắng hơn với vấn đề nợ vay ngày càng gia tăng của Công ty, chưa kể việc liệu dự án Dung Quất có triển khai đúng tiến độ như lãnh đạo HPG khẳng định hay không.
Báo cáo mới đây của Goldman Sachs dự báo, nhu cầu thép sẽ giảm gần 5%. Mặc dù lo ngại về tương lai ngành này, song Goldman Sachs khẳng định: “Chúng tôi không nghĩ rằng thị trường sẽ trở lại như năm 2015 bởi dự báo hầu hết các lĩnh vực đều có lãi”.
Ở trong nước, nhiều chuyên gia phân tích không đánh giá tích cực triển vọng của các doanh nghiệp ngành thép trong năm nay. FPTS cho biết, với việc bảo hộ thương mại đang gia tăng tại nhiều quốc gia/khu vực, giá thép nhiều khả năng sẽ bị phân hóa đối với các khu vực. Thêm vào đó, Trung Quốc đã cơ bản hoàn thành kế hoạch cắt giảm công suất và hiện tại đang nới lỏng các tiêu chuẩn môi trường đối với sản xuất thép. Cộng với việc nguồn cung thép Việt Nam tăng lên khá mạnh, giá thép sẽ chịu áp lực giảm khá lớn trong năm 2019.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, mức giảm của giá thép Trung Quốc trong năm 2019 sẽ không quá lớn do thị trường đã bớt phân mảnh hơn, giúp giá thép không còn giảm sâu như trong quá khứ. Cùng với đó, điểm tích cực trong giai đoạn này chính là các doanh nghiệp nội địa đang dần nâng cao tính cạnh tranh khi mở rộng công suất, tiết kiệm chi phí và chuẩn bị các kế hoạch để đối phó với tình hình chung của thị trường.
Nguyên Minh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Bà Đặng Huỳnh Ức My "miệt mài" gom cổ phiếu SBT
Ước tính số tiền bà My phải chi ra khoảng 240 tỷ đồng cho giao dịch lần này. Nếu giao dịch thành công, bà My sẽ sở hữu 64,5 triệu cổ phiếu SBT tương đương tỷ lệ sở hữu 13,02%.
Ảnh minh họa.
Bà Đặng Huỳnh Ức My muốn gia tăng sở hữu tại Thành Thành Công - Biên Hòa
Mới đây, bà Đặng Huỳnh Ức My, Thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa đã đăng ký mua thêm 12 triệu cổ phiếu SBT nhằm tăng tỷ lệ sở hữu.
Trên thị trường, cổ phiếu SBT đang giao dịch quanh mức 20.000 đồng/cổ phiếu. Tạm tính tại mức giá này, bà My có thể phải chi 240 tỷ đồng để mua đủ số lượng cổ phiếu mong muốn.
Giao dịch dự kiến diễn ra từ 24/12 - 22/01/2019 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, bà My sẽ sở hữu 64,5 triệu cổ phiếu SBT tương đương tỷ lệ sở hữu 13,02%.
Trước đó, từ ngày 16/11 đến 14/12 vừa qua, CTCP Đầu tư Thành Thành Công - cổ đông lớn nhất của SBT thực hiện mua vào thành công 35 triệu cổ phiếu trong tổng số 45 triệu cổ phiếu đăng ký. Sau giao dịch, Đầu tư Thành Thành Công sở hữu hơn 158,5 triệu cổ phiếu SBT, tương ứng 32% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Đáng chú ý, bà My hiện đang là Chủ tịch HĐQT của Đầu tư Thành Thành Công.
Như vậy, Đầu tư Thành Thành Công là cổ đông tổ chức lớn nhất trong khi bà My là cổ đông cá nhân lớn nhất tại SBT, tổng tỷ lệ nắm giữ sắp tới sẽ là hơn 45%.
Chủ tịch Hoa Sen muốn mua thỏa thuận 4 triệu cổ phiếu HSG
Mới đây, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoa Sen (mã HSG) đã đăng ký mua vào 4 triệu cổ phiếu theo phương thức thỏa thuận nhằm nâng tỷ lệ sở hữu từ 10,7% lên 11,74%. Thời gian giao dịch từ ngày 21/12/2018-20/1/2019.
Đáng chú ý, cũng trong khoảng thời gian này, Công ty TNHH Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen, cũng do ông Vũ làm Chủ tịch lại đăng ký bán thỏa thuận 4 triệu cổ phiếu HSG.
Hiện tại, Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen đang sở hữu 97,6 triệu cổ phiếu HSG, tương ứng tỷ lệ sở hữu 25,36%. Nếu giao dịch thành công, tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn Đầu tư Hoa Sen sẽ giảm xuống còn 24,32%, tương đương 93,6 triệu cổ phiếu HSG.
Trên thị trường chứng khoán, sau khi liên tiếp giảm điểm trong hơn 1 tháng qua, thị giá cổ phiếu HSG hiện chỉ còn giao dịch quanh mức 7.000 đồng/cổ phiếu, giảm gần 50% so với thời điểm đầu tháng 10. Nếu tính từ đầu năm, thời điểm cổ phiếu HSG vẫn giao dịch quanh mức 24.000 đồng/cổ phiếu, vốn hóa thị trường của Hoa Sen đã "bốc hơi" tới 70% giá trị xuống còn gần 2.700 tỷ đồng.
Hưng Phát thoái sạch vốn tại Chứng khoán FPT sau khi bán thỏa thuận 8,5 triệu cổ phiếu
Ngày 19/12 vừa qua, Công ty TNHH Đầu tư phát triển thương mại Hưng Phát đã bán thỏa thuận toàn bộ hơn 8,5 triệu cổ phiếu FTS của CTCP Chứng khoán FPT và không còn là cổ đông lớn.
Cùng thời điểm, trên thị trường chứng khoán xuất hiện giao dịch thỏa thuận 8,5 triệu cổ phiếu FTS với giá bình quân 14.900 đồng/cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch hơn 126,7 tỷ đồng.
Đáng chú ý, mức giá thỏa thuận này thấp hơn tới 7% so với giá tham chiếu (16.000 đồng/cổ phiếu) ngày thực hiện giao dịch 19/12. Như vậy, mức giá thỏa thuận tương đương với mức giá sàn đồng thời thấp hơn gần 10% so với giá đóng cửa (16.500 đồng/cổ phiếu) phiên ngày 19/12.
Hiện chưa có thông tin về cá nhân hay tổ chức nào nhận thỏa thuận cổ phiếu từ Hưng Phát. Sau giao dịch, cơ cấu cổ đông của FPTS còn lại 02 cổ đông lớn là CTCP FPT và SBI Financial Services Co., Ltd đều sở hữu 20% vốn.
DLG lao dốc, Tổng giám đốc "tranh thủ" mua thêm 10 triệu cổ phiếu
Ông Nguyễn Trung Kiên, Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (mã DLG) đã đăng ký mua 10 triệu cổ phiếu DLG trong khoảng thời gian từ ngày 26/12 đến 10/01/2019.
Hiện tại, ông Nguyễn Trung Kiên đang sở hữu hơn 2,11 triệu cổ phiếu DLG tương ứng 0,71% tổng số cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành. Nếu mua đủ số cổ phiếu đăng ký, ông Kiên sẽ tăng sở hữu lên 12,1 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 4,05% vốn.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu DLG đang liên tục dò đáy qua đó giảm hơn một nửa so với đầu năm xuống còn 1.630 đồng/cổ phiếu chốt phiên giao dịch 20/12 vừa qua.
Tuy nhiên sau thông tin lãnh đạo đăng ký mua, cổ phiếu DLG đã tăng gần kịch biên độ lên 1.730 đồng/cổ phiếu với thanh khoản tăng đột biến lên hơn 3,4 triệu đơn vị ngay trong phiên sáng 21/12. Tạm tính tại mức giá này, ông Kiên có thể phải chi ra khoảng 17 tỷ đồng nếu mua đủ số cổ phiếu mong muốn.
PENM III không bán được cổ phiếu nào trong 20 triệu cổ phiếu HPG đăng ký bán
Quỹ ngoại tới từ Đức, PENM III Germany GMBH & Co.Kg mới đây đã thông báo, hết thời gian đăng ký vẫn không bán được bất kỳ cổ phiếu HPG nào trong tổng số 20 triệu cổ phiếu đăng ký bán trước đó.
Như vậy, sau giao dịch, PENM III vẫn là cổ đông sở hữu hơn 49 triệu cổ phần HPG, tương ứng 2,31% vốn điều lệ của Hòa Phát.
Trước đó, dù chưa sử dụng hết thời gian đăng ký, PENM III chỉ bán được 10,9 triệu cổ phiếu trên tổng số 20 triệu cổ phiếu HPG đăng ký bán do giá thị trường không đạt kỳ vọng, qua đó giảm sở hữu xuống 2,31% như hiện nay.
PENM III có liên quan đến ông Hans Christian Jacobsen là Thành viên HĐQT HPG, đồng thời là Giám đốc điều hành của quỹ. Do vậy, dù sở hữu dưới 5% vốn, PENM III phải công bố thông tin theo quy định.
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Doanh nghiệp 24h: Tổng giám đốc Novaland chi hơn 2.400 tỷ đồng mua cổ phiếu Hiện CEO của NVL đang sở hữu 88.862 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 0,01%. Nếu việc mua cổ phần thành công, ông Huy sẽ nâng tỷ lệ nắm giữ lên gần 36,2 triệu cổ phần, chiếm tỷ lệ 4%. Ảnh minh họa. Theo đó, Nam Tân Uyên muốn giảm lợi nhuận còn lại chuyển sang năm sau từ 223,7 tỷ đồng xuống còn...