Ngành sản xuất nhiên liệu hóa thạch đang ‘rơi xuống đáy’
Sự cạnh tranh của các công nghệ năng lượng sạch cùng với những chính sách của chính phủ các nước nhằm đạt được các mục tiêu về khí hậu đang đẩy ngành sản xuất nhiên liệu hóa thạch “rơi xuống đáy.”
Ảnh minh họa. (Nguồn: thediplomat.com)
Các nhà phân tích năng lượng ngày 4/6 cảnh báo nhu cầu nhiên liệu hóa thạch đang sụt giảm cùng với rủi ro gia tăng đối với các nhà đầu tư có thể khiến giá trị dự trữ dầu và khí đốt giảm 2/3, qua đó tác động tiêu cực tới kinh tế thế giới, trong khi giá trị lợi nhuận dự kiến của lĩnh vực dầu khí cũng có thể giảm 2/3 trong tương lai.
Theo một báo cáo của Carbon Tracker, một tổ chức nghiên cứu tài chính phi lợi nhuận, sự cạnh tranh của các công nghệ năng lượng sạch cùng với những chính sách của chính phủ các nước nhằm đạt được các mục tiêu về khí hậu và an ninh năng lượng đang đẩy ngành sản xuất nhiên liệu hóa thạch “rơi xuống đáy.”
Ông Kingsmill Bond, chiến lược gia về năng lượng mới của Carbon Tracker và là chủ biên của nghiên cứu trên, cho hay tình trạng “rơi xuống đáy” bắt đầu diễn ra sau khi nhu cầu nhiên liệu đã lên tới đỉnh điểm.
Theo ông Bond, một ví dụ điển hình là nhu cầu than toàn cầu đã đạt đỉnh vào năm 2013 và kể từ sau đó đến nay đã không bao giờ tăng trở lại mức trên.
Trước dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nhiều nhà phân tích dự đoán nhu cầu dầu và khí đốt toàn cầu sẽ đạt đỉnh vào giữa thập niên 2020 trong khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu dầu sẽ ổn định vào cuối thập niên 2020.
Tuy vậy, tình trạng kinh tế suy giảm do các nước áp dụng lệnh phong tỏa để chống dịch COVID-19 kể từ tháng 3/2020 có thể đẩy nhanh quá trình trên.
Theo ông Bond, nhu cầu nhiên liệu hóa thạch của thế giới nhìn chung đã đạt đỉnh.
Video đang HOT
Trong khi đó, IEA dự đoán nhu cầu nhiên liệu hóa thạch toàn cầu sẽ giảm 8% trong năm 2020 do dịch COVID-19.
Ông Bond nhận định khó có thể dự báo mức độ hồi phục trong năm 2021 song nếu mức độ hồi phục là 50% và nếu lĩnh vực sản xuất nhiên liệu hóa thạch khôi phục mức tăng trưởng 1% thì sẽ phải đến năm 2025 mới có thể khôi phục mức độ của năm 2019. Song khi đó, các công nghệ năng lượng tái tạo sẽ phát triển đủ mạnh để đáp ứng được mức tăng trưởng về nhu cầu nhiên liệu trên thế giới.
Theo báo cáo hồi tháng 5/2020 của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA), trong năm 2019, các loại điện sản xuất từ năng lượng tái tạo như – điện Mặt Trời và phong điện – chiếm 72% mức tăng trưởng sản lượng của lĩnh vực sản xuất điện toàn cầu.
Trong khi đó, quy mô của nền kinh tế nhiên liệu hóa thạch, với giá trị cơ sở hạ tầng nguồn cung đạt khoảng 10.000 tỷ USD và giá trị cơ sở hạ tầng về nhu cầu đạt 22.000 tỷ USD, đồng nghĩa với việc sụt giảm nhanh có thể gây ra một mối nguy đối với sự ổn định tài chính.
Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhiên liệu hóa thạch có tổng giá trị cổ phiếu niêm yết lên tới 18.000 tỷ USD, chiếm 25% tổng giá trị của các thị trường cổ phiếu trên thế giới.
Theo tính toán của Carbon Tracker, nếu nhu cầu nhiên liệu giảm 2%/năm, cùng với mục tiêu duy trì mức tăng nhiệt độ Trái Đất dưới 2 độ C theo Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu thì lợi nhuận trong tương lai của ngành dầu khí sẽ giảm gần 2/3 xuống còn 14.000 tỷ USD.
Sự sụt giảm lợi nhuận nói trên ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ.
Các quốc gia có thu nhập từ xuất khẩu dầu khí lớn nhất thế giới là Saudi Arabia, Nga, Iraq và Iran.
Trong khi đó, các quốc gia dễ bị tổn thương nếu tình trạng trên diễn ra bao gồm Venezuela, Ecuador, Libya, Algeria, Nigeria và Angola./.
PV Power sẽ làm điện mặt trời, dự kiến chia cổ tức 3% bằng tiền
PV Power cho biết có chủ trương thành lập công ty để phát triển điện mặt trời trên các nhà máy hiện hữu để tận dụng hạ tầng, đội ngũ và mạng lưới đấu nối. Công ty dự tính sẽ giảm sản lượng 10% nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận kế hoạch không thay đổi. Công ty có kế hoạch cổ tức tiền mặt 3% cho năm 2019 và duy trì chính sách này cho năm 2020.
Có chủ trương làm điện mặt trời
Trong cuộc thảo luận với quỹ đầu tư mới đây, trong xu thế phát triển năng lượng tái tạo, đại diện PV Power ( HoSE: POW ) cho biết có chủ trương thành lập công ty thành viên để phát triển mảng này, đang ở giai đoạn chuẩn bị và chờ phê duyệt.
Theo chủ trương ban đầu, PV Power sẽ phát triển điện mặt trời áp mái ngay trên các nhà máy của doanh nghiệp cũng như các cơ sở, nhà máy thuộc hệ thống Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), dự án đang được tập đoàn hỗ trợ.
"Lợi thế của chúng tôi là có kinh nghiệm quản lý đầu tư, vận hành, quan hệ bán buôn điện với EVN, hạ tầng sẵn có nên việc đấu nối sẽ thuận tiện. Suất đầu tư điện mặt trời hiện nay đã rất cạnh tranh và quá trình đầu tư cũng đơn giải hơn các nguồn điện khác, do đó chúng tôi tự tin sẽ thực hiện nhanh", đại diện PV Power chia sẻ.
Trong năm đầu tiên này, công ty phát điện dự kiến sẽ có được công suất điện mặt trời khoảng 50 MW, tương đối nhỏ so với các đơn vị trên thị trường và cả hệ thống ngành điện. Tuy nhiên, với những lợi thế về hạ tầng và đội ngũ có sẵn, nhiều đơn vị khác đang rất mong muốn hợp tác với công ty.
Đảm bảo lợi nhuận không bị tác động, chia cổ tức tiền mặt 3%
PV Power mới đây đã công bố doanh thu thuần quý I giảm 6% còn 7.975 tỷ đồng, do các công ty thành viên giảm sản lượng. Lợi nhuận sau thuế giảm đến 45% còn 505 tỷ đồng.
Đại điện PV Power cho biết kết quả này vẫn nằm trong dự tính khi đảm bảo được kế hoạch quý I đã đề ra. Nguyên nhân giảm lợi nhuận chủ yếu do 2 nhà máy thủy điện giảm sản lượng nghiêm trọng bởi thời tiết nắng nóng, lỗ chênh lệch tỷ giá cao và lợi nhuận nhà máy Nhơn Trạch 2 vẫn chưa lấy về.
Năm 2020, doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu tăng nhẹ lên gần 35.449 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm 28% xuống còn gần 2.044 tỷ đồng. Riêng lợi nhuận sau thuế công ty mẹ là 1.924 tỷ đồng, giảm 1% so với năm trước. Phương án kinh doanh dựa trên kịch bản giá dầu 60 USD/thùng.
Đánh giá về tính khả thi, đại diện công ty cho biết với chính sách cách ly xã hội thời gian qua khiến nhu cầu sụt giảm. Việc huy động điện từ các nhà máy của PV Power giảm khoảng 10%.
"Dịch Covid-19 mang tính lịch sử và các giải pháp ứng phó cũng mang tính chưa từng có. Công ty sẽ cắt giảm mạnh nhiều chi phí với quyết tâm dù sản lượng giảm thì lợi nhuận công ty mẹ, chưa tính đến lợi nhuận các công ty thành viên, sẽ không thay đổi", đại diện PV Power phát biểu.
Với mục tiêu giữ vững lợi nhuận công ty mẹ khoảng 1.924 tỷ đồng, PV Power dự kiến sẽ trình phương án chia cổ tức năm 2020 theo mức kỳ vọng của năm 2019. Được biết đơn vị này có kế hoạch trình phương án chia cổ tức bằng tiền 3% cho năm 2019 tại cuộc họp cổ đông sắp tới, thay cho phương án chia 6% bằng cổ phiếu như trước đây. Phương án chia cổ tức tiền mặt này được đánh giá là phù hợp với nguyện vọng của nhà đầu tư và cũng tránh pha loãng các chỉ số ROE, ROA trong tương lai.
Đối với công tác đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, PV Power có nhu cầu khoảng 3,4 triệu tấn than trong năm nay và đã ký được các hợp đồng dài hạn; trong đó Vinacomin (TKV) sẽ cung cấp khoảng 3 triệu tấn than. Nếu hoạt động tối đa công suất, doanh nghiệp dự kiến cần nhập khẩu khoảng 400-450 tấn than, đây là phương án tốt bởi giá than nhập khẩu đã giảm mạnh thời gian qua.
Nguồn khí cho nhà máy Nhơn Trạch 1 đang suy giảm, tuy nhiên PV Gas dự kiến sẽ bổ sung sản lượng từ mỏ Sao Vàng Đại Nguyệt cho Nhơn Trạch 1. Công ty cũng nghiên cứu sử dụng nguồn nguyên liệu thay thế là LNG (khí thiên nhiên hóa lòng) cho nhà máy này để giảm bớt sự phụ thuộc vào 1 đơn vị cung cấp.
Dự án Nhơn Trạch 3,4 vẫn đang được xúc tiến và mời thầu, dự kiến trình phương án đầu tư trong kỳ đại hội sắp tới. Công ty vẫn đang nghiên cứu thị trường và tính đến các phương án dự phòng nguồn khí, bao gồm cả chủ động nguồn nguyên liệu LNG.
Với 2 công ty thủy điện, đại diện PV Power cho biết chưa có chủ trương thoái vốn do các nhà máy này đang có nợ bảo lãnh Chính phủ, bắt buộc cổ đông sáng lập phải nắm giữ trên 65% vốn. Các nhà máy thủy điện có lợi nhuận lớn trong những năm mưa nhiều cũng là phương án điều tiết lợi nhuận cho công ty. PV Power chỉ thoái vốn khi đã hoàn thành các nghĩa vụ nợ bảo lãnh Chính phủ (theo kế hoạch là từ năm 2025), tuy nhiên nếu có đối tác chấp nhận thanh toán nghĩa vụ nợ trước hạn thì vẫn có khả năng thoái vốn khỏi các nhà máy này.
IEA: Năng lượng tái tạo là trọng tâm trong kế hoạch khôi phục kinh tế Khi nhiều nước cam kết tăng sử dụng nguồn năng lượng tái tạo để đáp ứng các mục tiêu khí hậu hà khắc, IEA kêu gọi chính phủ các nước tăng gấp đôi những nỗ lực đó khi lên kế hoạch khôi phục kinh tế. Tuabin gió tại Biển Baltic, miền Bắc nước Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN) Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA)...