Ngành sản xuất chip Trung Quốc bứt phá dẫn đầu sau khi bị Mỹ trừng phạt
19 trong tổng số 20 công ty sản xuất chip có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong 4 quý vừa qua là công ty Trung Quốc.
Trong bối cảnh ngành sản xuất chip của Trung Quốc đang phát triển nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, nhu cầu đối với các linh kiện của nước này đã tăng vọt sau khi Mỹ áp đặt loạt lệnh trừng phạt đối với các công ty lớn như Huawei, Hikvision.
Theo trang mạng Bloomberg, 19 trong tổng số 20 công ty sản xuất chip có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong 4 quý vừa qua là công ty Trung Quốc. Con số này tăng vọt so với 8 công ty ở cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà cung cấp phần mềm thiết kế quan trọng, bộ xử lý và thiết bị sản xuất chip có trụ sở tại Trung Quốc đang thu về lợi nhuận gấp nhiều lần so với các công ty hàng đầu toàn cầu như Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan hay ASML Holding NV của Hà Lan.
Video đang HOT
Sự tăng trưởng siêu tốc này một lần nữa cho thấy căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đang làm thay đổi ngành bán dẫn trị giá 550 tỷ USD trên toàn cầu. Năm 2020, Mỹ bắt đầu hạn chế bán công nghệ của nước này cho các công ty sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc.
Bắc Kinh dự kiến đầu tư hàng tỷ USD vào lĩnh vực này trong chương trình đầy tham vọng “Người khổng lồ bé nhỏ”, nhằm hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp công nghệ trong nước cũng như khuyến khích sử dụng nhiều hơn công nghệ được phát triển nội địa. Động thái này được đưa ra để bảo vệ tính toàn vẹn chuỗi cung ứng chất bán dẫn của đất nước khỏi lệnh trừng phạt siết chặt hơn từ phía Mỹ, tình trạng thiếu chip toàn cầu kéo dài và gián đoạn chuỗi cung ứng do dịch COVID-19 gây ra.
Nhà phân tích Felix Lee của Morningstar nhận xét: “Xu hướng cơ bản của Trung Quốc là đang tìm kiếm khả năng tự cung tự cấp trong chuỗi cung ứng. Trong bối cảnh quốc gia áp đặt lệnh phong tỏa, khách hàng Trung Quốc trước đây chủ yếu sử dụng chất bán dẫn nhập khẩu giờ quay sang các sản phẩm thay thế trong nước để đảm bảo hoạt động trơn tru”.
Đơn đặt hàng thiết bị sản xuất chip từ các nhà cung cấp nước ngoài cũng đã tăng 58% trong năm ngoái khi các nhà máy trong nước mở rộng công suất. Theo Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Trung Quốc, tổng doanh thu của các nhà sản xuất chip đặt trụ sở tại Trung Quốc đã tăng 18% lên hơn 1.000 tỷ nhân dân tệ (khoảng 150 tỷ USD) vào năm 2021.
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp cản trở hoạt động sản xuất ở châu Á
Phóng viên TTXVN tại New York dẫn thông tin trên tờ Wall Street Journal số ra ngày 1/9 cho biết hoạt động sản xuất của các nhà máy trên khắp châu Á trong tháng 8 vừa qua đã chững lại, do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp tại đây, kéo theo chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn và ngày càng nhiều quan ngại về nguy cơ quá trình phục hồi kinh tế của khu vực chững lại.
Công nhân chuyển vật liệu tại một nhà máy ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, ngày 27/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trên thực tế, các chỉ số đánh giá hoạt động sản xuất giảm mạnh tại nhiều nền kinh tế lớn của châu Á, phần lớn do các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2, sự tắc nghẽn trong khâu vận chuyển và chi phí đầu vào cao hơn. Trong khi đó, nhu cầu toàn cầu đối với một số mặt hàng của châu Á đang chững lại do người tiêu dùng ở phương Tây "thắt lưng buộc bụng".
Tại Malaysia, hầu hết các nhà sản xuất đã được yêu cầu giảm công suất nếu lượng công nhân được tiêm vaccine ngừa OVID-19 chưa đạt ít nhất 80%.
Tại Trung Quốc, Chỉ số Quản lý mua hàng sản xuất Caixin đã giảm lần đầu tiên trong tháng 8 kể từ khi nền kinh tế nước này bắt đầu quá trình phục hồi vào tháng 4/2020. Chỉ số này đã giảm xuống còn 49,2 so với mức 50,3 trong tháng 7 (dưới 50.0 điểm bị coi là suy giảm). Tháng trước, Trung Quốc đã đóng cửa một phần cảng đông đúc thứ ba thế giới.
Dữ liệu mới nhất của hãng IHS Markit cho thấy hoạt động của các nhà máy tại 7 quốc gia Đông Nam Á trong tháng 8 cũng giảm so với tháng trước đó. Theo đó, chỉ số quản lý thu mua (PMI) của 7 nước Đông Nam Á đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp, xuống còn 44,5.
Trong khi hoạt động sản xuất của Hàn Quốc tiếp tục mở rộng trong tháng 8, thì chỉ số phụ về sản lượng lần đầu tiên giảm xuống dưới 50 trong vòng một năm qua do tình trạng thiếu nguyên liệu và thời gian giao hàng của nhà cung cấp kéo dài.
Giới chuyên gia cho rằng việc đối phó với dịch bệnh COVID-19 có thể báo hiệu nhiều vấn đề phía trước đối với những khách hàng của châu Á, vốn có nhu cầu cao về đồ chơi và chất bán dẫn. Việc nhiều nhà máy đang tìm cách duy trì hoạt động đầy đủ cũng đồng nghĩa với việc người mua càng khó tìm được nguồn sản phẩm mình cần và điều này có thể tăng thêm áp lực lạm phát trên toàn thế giới. Ông Alex Holmes, chuyên gia kinh tế về các thị trường mới nổi tại Capital Economics ở Singapore, cho biết sự gián đoạn do COVID-19 góp phần làm tăng gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, từ tình trạng thiếu chất bán dẫn đến chi phí vận chuyển tăng cao. Theo ông, thực tế nhiều quốc gia ở Đông Nam Á là nhà cung cấp hàng hóa trung gian như các linh kiện dùng để sản xuất điện tử tiêu dùng và ô tô, do đó, những "nút thắt" trong chuỗi cung ứng toàn cầu khó có thể sớm cải thiện được.
Đầu tháng 8, Malaysia - một nhân tố trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu, cho biết sẽ nới lỏng các hạn chế đi lại đối với những người được tiêm chủng đầy đủ ở một số khu vực của nước này. Nhà chức trách ở Indonesia cũng thông báo sẽ nới lỏng một số hạn chế vì các ca lây nhiễm tiếp tục giảm. Tuy nhiên, so với các nền kinh tế giàu có hơn ở phương Tây, nhiều quốc gia châu Á khác, ngoại trừ Trung Quốc, vẫn thiếu nguồn lực để có thể đạt độ bao phủ vaccine cao do tình trạng thiếu vaccine. Một số nhà kinh tế lo ngại nếu nhiều quốc gia châu Á nới lỏng các hạn chế song vẫn chưa thúc đẩy được tiêm chủng có thể khiến các ca nhiễm gia tăng, kéo theo tình trạng thiếu lao động do người dân bị cách ly ở nhà hoặc từ chối làm việc.
Những dữ liệu mới nhất cũng cho thấy nhu cầu toàn cầu đối với một số hàng hóa đang bắt đầu giảm khi người tiêu dùng ở phương Tây chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ du lịch và ăn uống tại nhà hàng hoặc hạn chế chi tiêu vì lo lắng về biến thể Delta. Theo giới chuyên gia, dù nhu cầu liên tục giảm có thể giúp các nhà máy châu Á đáp ứng dễ dàng hơn, giảm bớt một số vấn đề trong chuỗi cung ứng, nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến sự phục hồi của khu vực, vốn được hỗ trợ bởi nhu cầu xuất khẩu cao hơn dự kiến.
WTO ra phán quyết về tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc đối với tấm pin năng lượng Ngày 2/9, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ra phán quyết có lợi cho Mỹ trong tranh chấp với Trung Quốc về mức thuế áp đối với tấm pin năng lượng Mặt Trời. Các tấm pin năng lượng mặt trời tại California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Tháng 1/2018, Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump đã phê chuẩn mức thuế cao đối...