Ngành ôtô điện Hàn Quốc đang tìm hướng tái sử dụng pin cũ
Việc tái chế có ý nghĩa nếu pin EV không tái sử dụng nhưng vẫn chứa các kim loại giá trị cao, trong bối cảnh giá nickel và cobalt tăng cao.
Ảnh minh họa. (Nguồn: businesskorea.co.kr)
Trong bối cảnh doanh số ôtô điện (EV) ngày càng tăng cao tại Hàn Quốc, một vấn đề lớn sắp xảy ra trong tương lai gần là phải làm thế nào với những loại pin có thể sạc lại mà vẫn còn thời gian sử dụng cho xe.
Pin lithium-ion, thành phần quan trọng quyết định hiệu năng và quãng đường đi được mỗi lần sạc của ôtô EV, sẽ xuống cấp theo thời gian và quá trình sử dụng và được khuyến nghị thay thế sau 5-10 năm do tốc độ sạc chậm và quãng đường đi được rút ngắn lại.
Một ý tưởng được đưa ra là tái sử dụng pin vẫn còn sử dụng được cho các ứng dụng cần ít điện năng hơn, như hệ thống lưu trữ năng lượng (ESS), vốn lưu trữ năng lượng trong giờ thấp điểm để bổ sung cho nguồn năng lượng tái tạo được sản xuất từ năng lượng Mặt Trời và năng lượng gió .
Việc tái chế có ý nghĩa nếu pin EV không tái sử dụng nhưng vẫn chứa các kim loại giá trị cao, trong bối cảnh giá nickel và cobalt tăng cao cùng với đó là các nguyên liệu pin khác có khả năng thắt chặt nguồn cung.
Nhu cầu loại bỏ pin EV ngày càng nhiều trong tương lai thúc đẩy các nhà sản xuất xe EV và nhà sản xuất pin tìm cách tái sử dụng hoặc tái chế pin, qua đó sẽ hình thành một ngành công nghiệp với mô hình kinh doanh mới.
Bộ Năng lượng quốc gia Hàn Quốc dự báo lượng pin EV qua sử dụng sẽ tăng từ 1.400 (đơn vị) của năm 2020 lên hơn 67.000 (đơn vị) vào năm 2030 và lên tới 2,45 triệu (đơn vị) đến năm 2040, trong bối cảnh doanh số bán xe EV tăng cao.
Tập đoàn Hyundai Motor Group, vốn đặt mục tiêu tung ra 23 mẫu ôtô EV đến năm 2025 thông qua các mẫu xe của hãng sản xuất ôtô Hyundai Motor và Kia, tiến hành hợp tác với các nhà cung cấp pin và các công ty cung cấp điện năng địa phương để nghiên cứu khả năng tái sử dụng của pin EV.
Vào tháng Một đầu năm nay, hãng sản xuất ôtô hàng đầu Hàn Quốc Hyundai Motor Co., tiến hành thử nghiệm hệ thống ESS dựa trên pin EV cho nhà máy điện Mặt Trời công suất 2 megawatt giờ (MWh) tại nhà máy ở Ulsan.
Video đang HOT
Trưởng bộ phận kinh doanh năng lượng mới của Hyundai Motor Oh Jae-hyuk cho biết dự án trên cho phép tập đoàn tích lũy bí quyết trong lĩnh vực kinh doanh mới.
Theo ông, mảng kinh doanh ESS dựa trên pin EV dự kiến sẽ nâng cao tính thân thiện môi trường của xe EV và thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo.
Trong khi đó, hãng Hyundai Motor và LG Energy dự kiến sẽ sớm có một lượng lớn pin không sử dụng từ những chiếc ôtô EV Kona từ đợt triệu hồi xe trong nước, được tiến hành từ ngày 29/3 với khoảng 25.000 chiếc EV có nguy cơ cháy nổ. Đây là một phần của hơn 81.000 chiếc EV Kona và hai mẫu khác nằm trong diện triệu hồi toàn cầu.
Theo quan chức LG Energy, Hyundai Motor và LG Energy hiện đang thảo luận về tất cả lựa chọn có sẵn để tái sử dụng hoặc tiến hành tái chế đối với lô pin EV từ đợt triệu hồi các mẫu xe EV trên.
Trong động thái liên quan khác, nhằm hỗ trợ cho ngành công nghiệp EV, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc có kế hoạch đầu tư 1,3 tỷ won (1,5 triệu USD) đến năm 2024 để chuẩn bị các phương pháp thử nghiệm cho pin EV đã qua sử dụng, nghiên cứu ứng dụng và sử dụng chúng trong các dự án năng lượng tái tạo.
Giới chuyên gia cho rằng ngành công nghiệp EV và Chính phủ Hàn Quốc cần cùng nhau hợp tác để thu thập pin ở các kích cỡ, đinh dạng và hóa học điện cực khác nhau, nhằm thiết lập thông số kỹ thuật tiêu chuẩn để dễ dàng tái chế pin và ngăn chặn cuộc khủng hoảng lãng phí pin đã qua sử dụng./.
Vì sao ôtô điện tăng tốc vượt trội so với xe xăng?
Với khả năng cung cấp mô-men xoắn cực đại ngay khi hoạt động của động cơ điện, xe điện có thể tăng tốc vượt trội so với ôtô truyền thống sử dụng động cơ đốt trong.
Một trong các thông số thường được nhà sản xuất nhấn mạnh trên ôtô điện là khả năng tăng tốc. Hiện tại, danh sách những mẫu xe tăng tốc nhanh nhất thế giới chứng kiến sự áp đảo của loạt siêu xe điện trước các đối thủ sử dụng động cơ đốt trong.
Vậy tại sao xe điện lại có thể bức tốc tốt hơn ôtô truyền thống?
Mẫu hypercar chạy điện Aspark Owl có thể tăng tốc 0-100 km/h trong 1,7 giây. Ảnh: Aspark.
Cách phân bổ mô-men xoắn của động cơ
Hai thông số chính của động cơ là công suất và mô-men xoắn, trong đó đại lượng thứ 2 là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tăng tốc của xe. Từ đó, khác biệt cốt lõi về nguyên lý vận hành của động cơ đốt trong và động cơ điện đã khiến 2 dòng xe có sự chênh lệch về gia tốc.
Cụ thể, đồ thị mô-men xoắn của động cơ đốt trong có dạng như một quả đồi, tức sức kéo sẽ tăng dần theo vòng tua động cơ, sau khi đạt đỉnh sẽ giảm dần.
Đối với động cơ điện, mô-men xoắn cực đại có thể đạt được ngay từ khi khởi động và duy trì cho đến khi động cơ đạt số vòng quay nhất định rồi mới giảm dần.
Biểu đồ minh họa phân bổ mô-men xoắn của động cơ đốt trong (xanh dương) và động cơ điện (xanh lá). Ảnh: Carthrottle.
Như vậy, ôtô truyền thống sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để có được mức mô-men xoắn lớn nhất cho quá trình tăng tốc. Trong khi đó, ngay từ khi người lái đạt ga thì toàn bộ sức kéo của động cơ điện được tận dụng để xe lao đi về trước. Nhờ đó, gia tốc khi đề-pa của xe điện sẽ đạt được tốt hơn so với ôtô chạy xăng, dầu.
Tesla Model S và Porsche Taycan Turbo S có khả năng tăng tốc 0-100 km/h trong 2,4 giây, tương đương "ông hoàng tốc độ" Bugatti Chiron. Dẫn đầu về gia tốc hiện nay là Pininfarina Battista, Rimac C_Two và Aspark Owl, bộ 3 siêu xe điện cần chưa đến 2 giây để cán mốc 100 km/h từ trạng thái đứng yên.
Trong khi đó, mẫu xe điện VinFast VF 35 chuẩn bị bán ra vào đầu năm sau chưa công bố chi tiết khả năng tăng tốc. Dù vậy, với thông việc được trang bị 2 động cơ điện đặt trên 2 trục bánh xe, tổng công suất 402 mã lực và mô-men xoắn 640 Nm thì khả năng tăng tốc của VF e35 nhiều khả năng sẽ trên dưới 5 giây, tương đương vài mẫu SUV chạy điện khác có cùng mức thông số.
Khác biệt về cấu tạo truyền động
Cùng với việc mô-men xoắn cực đại đạt được chậm hơn so với xe điện, ôtô dùng động cơ đốt trong còn chịu thiệt thòi về cấu tạo của hệ truyền động.
Từ trục khuỷu, sức mạnh của động cơ được truyền qua hộp số với nhiều cấp số, đến trục các-đăng, vi sai và sau cùng mới đến trục dẫn động. Mỗi bước truyền động này đều gây ra hao phí năng năng lượng do ma sát của các bánh răng, bộ phận cơ khí... Từ đó, ít nhiều hiệu năng của động cơ đốt trong không được vận dụng tối ưu cho quá trình tăng tốc.
Ngược lại, với cấu tạo hệ dẫn động đơn giản hơn nên xe điện hạn chế được tình trạng thất thoát năng lượng lúc tăng tốc. Ngoài việc không có trục các-đăng, vi sai thì xe điện không sang số trong quá trình đề-pa nên các bánh xe nhận được gần như trọn vẹn mô-men xoắn tức thời rất cao, tạo nên những pha bức tốc "nhanh như điện" theo đúng nghĩa đen.
Mẫu SUV chạy điện VinFast VF e35 có 2 động cơ bố trí ở 2 trục dẫn động, giúp tối ưu khả năng tăng tốc. Ảnh: VinFast.
Tuy vậy, hầu hết xe điện hiện nay sử dụng hộp số một cấp khiến quá trình vận hành liên tục ở tốc độ cao chưa tối ưu hiệu quả sử dụng năng lượng pin. Vì vậy, một số nhà sản xuất đã chọn giải pháp trang bị hộp số 2 cấp cho xe điện.
Trong đó, cấp số đầu có tỷ số truyền lớn mang đến khả năng bức tốc tốt nhất cũng như tận dụng mô-men xoắn ở vận tốc thấp. Cấp số thứ 2 có tỷ số truyền thấp hơn sẽ giúp xe điện tiết kiệm pin ở vận tốc cao, tăng quãng đường di chuyển.
Tại Việt Nam, Porsche Taycan đang làm mẫu xe điện thể thao nhanh nhất và mạnh nhất. Trong khi đó ở phân khúc xe điện phổ thông, những chiếc VinFast VF e34 đã nhận đặt hàng và sẽ tới tay khách hàng vào tháng 11. VF e34 không thiên về khả năng tăng tốc mà hướng tới quãng đường di chuyển hợp lý cho người sử dụng trong đô thị, tuy nhiên với việc là xe điện, khả năng tăng tốc của VF e34 có thể cũng rất ấn tượng.
Những 'bức tường' ôtô điện cần vượt qua tại Việt Nam Ngoài pin và các vấn đề về sạc thì việc bảo dưỡng hay nguồn cung điện và các cơ sở hạ tầng mềm cũng là những thách thức dành cho ôtô điện. Đây là những vấn đề mà đại diện của Bộ Công thương, Cục Đăng kiểm cũng như các chuyên gia từ Đại học Bách Khoa và hãng Toyota đưa ra trong...