Ngành ô tô vẫn chậm “lớn” bất chấp hàng loạt chính sách
Đến nay, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam chỉ tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành ô tô. Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp hơn mục tiêu đề ra và thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Nội địa hóa thua xa khu vực
Chính phủ vừa có báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội về thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số Nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII lĩnh vực Công Thương.
Một trong những nội dung được đề cập khá sâu trong báo cáo này là thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu trong quy hoạch phát triển ngành ô tô Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2035
Theo Chính phủ, thời gian qua, ngành công nghiệp ô tô trong nước đã có những cải thiện đáng kể. Nhiều dự án sản xuất, lắp ráp ô tô quy mô lớn với mục tiêu không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn hướng tới thị trường khu vực, như: Tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast tại Hải Phòng; các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô du lịch thương hiệu Mazda, ô tô tải, ô tô bus của Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco)…
Gần đây nhất, Công ty cổ phần ô tô Trường Hải đã xuất khẩu lô xe đầu tiên (xe bus mang thương hiệu riêng của Thaco và xe du lịch thương hiệu Kia Motors) sang các quốc gia Đông Nam Á (Philippines, Thái Lan).
Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, đến nay phát triển ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam còn không ít tồn tại, hạn chế.
Video đang HOT
Điển hình như, ngành công nghiệp ô tô chỉ tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành ô tô; phụ thuộc lớn vào sự phân công sản xuất của các tập đoàn ô tô toàn cầu, chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển, hệ thống truyền động.
Cùng với đó, ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước chưa tạo được sự hợp tác – liên kết và chuyên môn hoá giữa các doanh nghiệp trong sản xuất – lắp ráp ô tô và sản xuất phụ tùng linh kiện; chưa hình thành được hệ thống các nhà cung cấp nguyên vật liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.
Đáng chú ý, giá bán xe ô tô trong nước vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực. Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp hơn mục tiêu đề ra và thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực.
Đối với các sản phẩm đã được nội địa hóa còn mang hàm lượng công nghệ thấp như: Săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa…
Cần hỗ trợ trọng tâm một số doanh nghiệp
Nguyên nhân của hạn chế trong phát triển ngành công nghiệp ô tô được chỉ ra là bởi dung lượng thị trường đối với nhiều ngành cơ khí và ô tô còn nhỏ, chưa đảm bảo tính kinh tế trong việc đầu tư sản xuất.
Cùng với đó, dư địa can thiệp chính sách để phát triển ngành cơ khí, ô tô (đặc biệt là các yêu cầu về nội địa hóa, sử dụng sản phẩm trong nước) bị thu hẹp do các cam kết quốc tế. Trình độ doanh nghiệp cũng như nguồn nhân lực cho ngành cơ khí, ô tô còn thấp.
Báo cáo cũng nêu rõ, Chính phủ cần có chính sách, giải pháp quyết liệt và nhất quán tập trung hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm một số doanh nghiệp Việt Nam trong các ngành công nghiệp hạ nguồn trọng điểm, điển hình như ngành ô tô.
Cụ thể, với công nghiệp ô tô cần tận dụng cơ hội thị trường do các chính sách vừa ban hành, tập trung hỗ trợ để thúc đẩy nhanh các dự án lớn về sản xuất, lắp ráp ô tô của các doanh nghiệp lớn trong thời gian gần đây và tương lai.
Đồng thời, nghiên cứu sửa đổi áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống theo hướng không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với phần giá trị tạo ra trong nước nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh của ô tô trong nước so với ô tô nhập khẩu.
Về dài hạn, báo cáo của Chính phủ cũng đề cập tới việc có các cơ chế chính sách thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia đầu tư các dự án có quy mô lớn tại Việt Nam, đặc biệt tập trung vào các thương hiệu và dòng xe chưa có tại khu vực ASEAN.
Động thái này nhằm tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước tham gia sâu nhất vào chuỗi sản xuất ô tô đa quốc gia và hướng tới thị trường xuất khẩu trong khu vực…
Thời gian vừa qua, Bộ Công Thương đã chủ động tham mưu Chính phủ ban hành các chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của ô tô sản xuất trong nước.
Cụ thể là, Quyết định số 229/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách thực hiện Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam; Nghị định số 116/2017/NĐ-CP quy định điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
Nghị định số 125/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan; trong đó bổ sung quy định về Chương trình ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện phục vụ sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước; Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ, trong đó xác định công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô là một trong những ngành công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển và được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ ở mức cao nhất từ Nhà nước.
Mới đây nhất là Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 5/2/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Coteccons bổ nhiệm Phó tổng giám đốc của Hoà Bình làm Phó tổng giám đốc
Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons vừa công bố bổ nhiệm ông Trần Trí Gia Nguyên và ông Phạm Quân Lực làm Phó tổng giám đốc vào ngày 9/10.
Ông Trần Trí Gia Nguyễn (trái), cựu Phó tổng giám đốc của Hòa Bình và ông Phạm Quân Lực (phải) vừa được bổ nhiệm làm Phó tổng giám đốc Coteccons
Ông Trần Trí Gia Nguyễn là Việt kiều Úc, tên thường gọi là Michael Trần, đã làm việc nhiều năm cho Hoà Bình, trong đó có 3 năm gần đây làm Phó tổng giám đốc phụ trách các dự án của chủ đầu tư nước ngoài.
Cuối tháng 5/2020, ông Michael Trần chính thức từ nhiệm ở Hoà Bình, một tháng trước khi diễn ra ĐHCĐ thường niên của Coteccons.
Tại Đại hội này, 5 đại diện của nhóm cổ đông lớn Kusto đã được bầu vào HĐQT đủ lá phiếu quá bán để quyết định mọi vấn đề của HĐQT gồm 7 thành viên.
Trong khi đó, ông Phạm Quân Lực, hiện đang là Giám đốc khối Kỹ thuật, tham gia Coteccons từ những ngày đầu tiên và đã từng đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo với hơn 19 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng.
Theo Coteccons, Công ty hiện có trên 1.650 cán bộ nhân, trong số đó khoảng 200 người đang giữ những trọng trách lãnh đạo khác nhau.
Ngoài ra, Công ty cũng đã bổ nhiệm ông David Evans, quốc tịch Anh, thành viên Tiểu ban Chiến lược, làm Cố vấn Ban điều hành. Ông David đã có gần 40 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và gần đây nhất đã từng đảm nhiệm chức vụ CEO của Tập đoàn Xây dựng Al Naboodah, một trong các tập đoàn xây dựng hàng đầu tại Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất.
Theo nguồn tin của tinnhanhchungkhoan.vn, nhiều cán bộ chủ chốt của Coteccons đã nộp đơn xin nghỉ việc sau khi ông Nguyễn Bá Dương, người sáng lập Công ty từ nhiệm Chủ tịch HĐQT và hiện cũng không còn là cổ đông lớn của Công ty.
Ngày 9/10, Chủ tịch HĐQT Coteccons, ông Bolat Duisenov và hai đại diện theo uỷ quyền của thành viên HĐQT là ông Lý Xuân Hải và bà Trịnh Quỳnh Giao đã họp với cán bộ chủ chốt Coteccons để khẳng định chính sách đãi ngộ với người lao động và chiến lược phát triển công ty vẫn là tập trung giữ vững vị trí công ty xây dựng số 1 Việt Nam.
VPS tung ra chương trình cho vay với lãi suất 6,8%/năm, không kèm điều kiện giao dịch dành cho tất cả khách hàng mới Ngoài việc được miễn phí giao dịch, mọi khách hàng mở mới tài khoản tại Công ty chứng khoán VPS sẽ được hưởng chính sách lãi suất cho vay ở mức thấp nhất thị trường hiện nay là 6,8%/năm. Hôm nay (9/10) Công ty chứng khoán VPS đã chính thức công bố chương trình cho vay đầu tư chứng khoán với lãi suất...