Ngành ô tô ‘thoát nạn’ khỏi dịch Corona?
Trong bản báo cáo gần đây của công ty chứng khoán SSI, ngành ô tô sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong khi lĩnh vực sân bay bị ảnh hưởng nặng nền bởi dịch Corona.
Theo SSI, ngành ô tô Việt Nam có thể không chịu ảnh hưởng bởi virus Corona. Các chuyên gia kì vọng ngành ô tô sẽ tăng trưởng khoảng 10-11% về số lượng xe bán ra trong năm 2020.
Các chuyên gia kì vọng ngành ô tô sẽ tăng trưởng trong năm 2020. Ảnh: Internet
Tuy nhiên, các hãng xe toàn cầu như Tesla, Toyota, Honda… đang chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh này vì có các nhà máy đặt tại Trung Quốc.
Các hãng xe này phải dừng hoạt động kéo dài đến ngày 10-14-2 theo lệnh chính quyền địa phương nhằm kiểm soát dịch bệnh. Do đó sẽ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng cũng như ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh quý 1 – 2020.
Video đang HOT
SSI cho biết, dịch vụ sân bay liên quan đến hàng hóa và hành khách sẽ bị ảnh hưởng. Hành khách từ Trung Quốc chiếm khoảng 40% tổng số lượt khách của Việt Nam trong năm 2019, và con số này sẽ giảm mạnh trong ngắn hạn.
Các hoạt động vận chuyển hàng hóa liên quan đến Trung Quốc cũng sẽ giảm do nhu cầu từ tiêu dùng của Trung Quốc thấp hơn và hoạt động sản xuất bị hạn chế.
“Tất cả các hãng hàng không có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Corona, vì nhu cầu đi du lịch có thể giảm, đặc biệt là hoạt động du lịch liên quan đến Trung Quốc”, SSI nói.
PHƯƠNG MINH
Theo PLO.vn
Giữa dịch Corona, nên mua vàng, chứng khoán hay trái phiếu?
Ray Dalio nói rằng đã nghiên cứu rất nhiều các đại dịch và virus bùng phát, tin rằng chiến lược tốt nhất để đầu tư hiện nay là đa dạng hóa các khoản đầu tư giữa các khu vực địa lý cũng như các loại tài sản và tiền tệ.
Ray Dalio, người sáng lập đồng thời là giám đốc đầu tư của Bridgewater Associates, là người đầu tiên thừa nhận rằng ông không thể dự đoán được mức độ tác động đối với nền kinh tế của dịch bệnh Corona, nhưng hiện tại ông tin rằng chiến lược đầu tư tốt nhất là đa dạng hóa đầu tư tại các vị trí địa lý khác nhau cũng như các loại tài sản và tiền tệ để bảo vệ mình trước những điều không thể đoán định được.
Sự bùng phát của virus Corona, lần đầu tiên được phát hiện vào đầu tháng 12, đã khiến thị trường chứng khoán toàn cầu rơi vào tình trạng giảm mạnh trong thời gian dài do số lượng các trường hợp lây nhiễm được báo cáo tiếp tục tăng cao.
Virus Corona bùng phát khiến thị trường chứng khoán ngập trong sắc đỏ (Nguồn: CNBC)
"Những điều khủng khiếp có thể xảy ra ở bất cứ đâu. Những gì chúng ta không biết lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta biết", Dalio viết trong một ghi chú vào ngày 28/01. "Bridgewater đã nghiên cứu các đại dịch trong quá khứ để đánh giá mức độ tác động của virus Corona và hy vọng sẽ lưu tâm hơn đến chủ đề này".
Hàng loạt các loại dịch bệnh trong thế kỉ 20 và 21 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế, bao gồm cả những đại dịch gần đây như cúm H1N1, và đại dịch SARS đầu những năm 2000. Dalio cho biết ông chưa có số liệu cụ thể về tác động kinh tế hoặc thị trường do virus Corona gây ra, nhưng Bridgewater hiện nắm rõ rằng trong quá khứ từng xảy ra các đại dịch và chúng đã có những tác động lớn.
Trong đợt bùng phát dịch SARS, thị trường chứng khoán Hồng Kông bị ảnh hưởng và đã đảo ngược khi số ca nhiễm bệnh đạt đỉnh. "Tất cả những điều đó là hợp lý và sẽ là dạng phản ứng của thị trường mà chúng ta mong đợi nếu cuộc khủng hoảng virus Corona vẫn tập trung ở Trung Quốc", ông lưu ý. Ông cho rằng thị trường Trung Quốc và Hồng Kông sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn thị trường thế giới và tác động của đại dịch này có thể đảo ngược khi số ca nhiễm mới bắt đầu giảm. Như vậy, đầu tư phát triển công nghiệp hay đầu tư chứng khoán vào Trung Quốc tại thời điểm này sẽ là một bước đi nguy hiểm.
Với biến động thị trường do các loại virus gây ra, thị trường thường hành động theo cách không dám liều lĩnh, và đổ xô bán những tài sản rủi ro cao để đầu tư vào các nguồn an toàn. Chứng khoán giảm, trong khi giá vàng và trái phiếu tăng cao hơn. Như vậy, thị trường đầu tư có thể sẽ hưởng tới những phát triển kinh tế và chính sách không liên quan đến virus này.
Dịch bệnh luôn đi kèm với các khủng hoảng kinh tế toàn cầu (Nguồn: CNBC)
Các nhà đầu từ cần nhớ lại lịch sử rằng, các đại dịch thường gắn liền với khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Bridgewater đã xem xét dịch cúm H1N1, hay còn gọi là cúm lợn hồi năm 2009 và 2010 - trùng với thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu.
Đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử hiện đại là dịch cúm Tây Ban Nha bùng phát năm 1918, trùng với Thế chiến thứ nhất. Chính cuộc chiến đó đã góp phần tạo ra dịch bệnh, gây nhiễm cho 500 triệu người và cướp đi sinh mạng của 50 triệu người. Đây cũng được coi là nguyên nhân gây ra cuộc Đại khủng hoảng sau này.
(Theo CNBC/ Dân Việt)
Thống đốc 'lệnh' các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều từ đại dịch Corona Thống đốc yêu cầu các ngân hàng chủ động nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ thiệt hại của khách hàng đang vay vốn do ảnh hưởng của dịch nCoV, nhất là những ngành, lĩnh vực có thể bị ảnh hưởng nhiều như du lịch, nông nghiệp, xuất khẩu, ... để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ,...